Cơ sở pháp lý về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư qua các

Một phần của tài liệu đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án đường lê văn lương kéo dài đoạn qua quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 29 - 33)

giai đoạn.

1.4.1.1 Giai đoạn trước năm 1987

Ngày 14/4/1959, Thủ tướng chính phủ ban hành Nghị định 151 – TTg quy định tạm thời về trưng dụng ruộng đất. Quy định như sau:

-Về việc bồi thường thiệt hại do lấy đất gây nên phải bồi thường hai khoản: Về đất thì bồi thường từ 1 đến 4 năm sản lượng thường niên ruộng đất bị trưng thu.

- Đối với hoa màu thì được bồi thường đúng mức.

- Đối với nhà cửa, vật kiến trúc và các công trình phục vụ sinh hoạt được giúp đỡ xây dựng cái khác.

- Ngoài ra, mồ mả thì căn cứ vào tình hình cụ thể về phong tục tập quán của địa phương mà giúp cho họ một số tiền làm phí tổn di chuyển.

Có thể nói, những nguyên tắc cơ bản của việc bồi thường thiệt hại trong Nghị định này là đúng đắn, đáp ứng nhu cầu trưng dụng đất đai trong những năm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 1960. Cách bồi thường như vậy được thực hiện cho đến khi Hiến pháp 1980 ra đời.(Nguyễn Đình Bồng, Tôn Gia Huyên, Phạm Minh Hạnh, 2010).

1.4.1.2 Giai đoạn từ năm 1987 đến năm 1993

Luật đất đai năm 1987 ban hành quy định về bồi thường cũng cơ bản dựa trên những quy định tại Hiến pháp năm 1980.

Hiến pháp năm 1980 quy định đất đai thuộc sỡ hữu toàn dân, chính vì vậy việc thực hiện đền bù về đất không được thực hiện mà chỉ thực hiện đền bù những tài sản có trên đất hoặc những thiệt hại do việc thu hồi đất gây nên.

Luật đất đai năm 1988, không nêu cụ thể việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, mà chỉ nêu nghĩa vụ của người sử dụng đất (Điều 48). Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 1988 không hướng dẫn nội dung về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chỉ tập trung vào việc bồi thường đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang mục đích khác.

Ngày 31/5/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 186/HĐBT về việc đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi bị chuyển mục đích sử dụng vào mục đích khác thì phải bồi thường. Căn cứ để tính bồi thường thiệt hại về đất nông nghiệp và đất có rừng theo quyết định này là diện tích, chất lượng và vị trí đất. Mỗi hạng đất tại mỗi vị trí đều quy định giá tối đa, tối thiểu. UBND các tỉnh, thành phố quy định cụ thể mức bồi thường thiệt hại của địa phương mình sát với giá đất thực tế ở địa phương nhưng không thấp hơn hoặc cao hơn khung giá định mức. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào mục đích khác thì phải bồi thường về đất nông nghiệp, đất có rừng cho Nhà nước. Khoản tiền này được nộp vào ngân sách Nhà nước và sử dụng cho việc khai hoang, phục hóa, trồng rừng, cải tạo đất nông nghiệp, ổn định cuộc sống, định canh, định cư cho vùng bị lấy đất.

1.4.1.3 Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003

Hiến pháp năm 1992 đã đặt nền móng cho việc xây dựng chính sách bồi thường GPMB qua những điều 17, 18, 23.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 Trên cơ sở Hiến pháp 1992, Luật đất đai 1993 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 với quy định “ đất có giá” và người sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ. Đây là sự đổi mới có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác bồi thường GPMB. (Luật đất đai năm 1993).

Những quy định về bồi thường GPMB của Luật đất đai năm 1993 đã thu được những thành tựu quan trọng trong giai đoạn đầu thực hiện, nhưng càng về sau, do sự chuyển biến mau lẹ của tình hình kinh tế – xã hội nó đã dần mất đi vai trò làm động lực thúc đẩy phát triển. Để tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ GPMB đẩy nhanh tiến độ thi công công trình đồng thời đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai đã được thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001. (Luật đất đai năm 2001).

Để cụ thể hóa các quy định của Luật đất đai năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001, nhiều văn bản quy định về chính sách bồi thường GPMB đã được ban hành, bao gồm:

- Nghị đinh 90/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ quy định về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Xét về tính chất và nội dung, Nghị định 90/CP đã đáp ứng được một số yêu cầu nhất định so với các văn bản trước. Nghị định này là văn bản pháp lý mang tính toàn diện cao và cụ thể hóa việc thực hiện chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, việc đền bù bằng đất cùng mục đích sử dụng, cùng hạng đất…Tuy nhiên trên thực tế, trong quá trình thực hiện lại cho thấy một số điểm bất cập như việc người bị ảnh hưởng thu hồi gặp rất nhiều khó khăn.

- Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 ban hành khung giá các loại đất. - Nghị định 22/1998/NĐ - CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Nghị định này quy định chi tiết, hoàn chỉnh, toàn diện, tiến bộ và hợp lý hơn Nghị định 90/CP. Chi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 tiết hơn vì phạm vi áp dụng quy định thêm một số chính sách hỗ trợ mới về TĐC, giá đất để tính đền bù thiệt hại được xác định trên cơ sở giá đất của địa phương ban hành theo quy định của Chính phủ nhân với hệ số K.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai Nghị định 22/1998/NĐ – CP còn có những hạn chế nhất định. Nó chưa đáp ứng được các yêu cầu của thực tế, chưa phù hợp với thực tiễn và gây ra phát sinh nhiều khiếu kiện cho Nhà nước… Đặc biệt chưa giải quyết được những tồn tại do yếu tố lịch sử để lại khi thực hiện chính sách đền bù thiệt hại cho chủ sử dụng đất có tài sản, nhà cửa nằm trên đất không đủ điều kiện được bồi thường…

1.4.1.4 Giai đoạn có Luật đất đai năm 2003 đến nay.

Tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật đất đai năm 2003, Luật này có hiêụ lực từ ngày 01/7/2004. (Luật đất đai năm 2003).

Luật đất đai năm 2003 có rất nhiều nội dung mới trong đó có vấn đề bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư: khắc phục cơ bản những bất cập trong chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế thông qua cơ chế giá đất bồi thường, chính sách tái định cư và hạn chế phạm vi dự án phải thu hồi.

Sau khi Luật đất đai 2003 được ban hành, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư cụ thể hoá các điều luật về giá đất, bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất; thì chính sách đền bù, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đi vào bước hoàn thiện, có tác dụng trong việc đảm bảo cân đối và ổn định cho phát triển, khuyến khích được nhà đầu tư và tương đối giữ được nguyên tắc công bằng, người bị thu hồi đất được đặt vào vị trí trung tâm để giải quyết mọi xung đột, các lợi ích phi vật thể bắt đầu được quan tâm, các hiệu quả xã hội - môi trường do việc thu hồi đất mang lại được chú ý khi đánh giá các dự án xây dựng có thu hồi đất và đền bù, hỗ trợ, tái định cư... Tuy nhiên, đối chiếu với mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững thì hệ thống

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 chính sách hiện hành về thu hồi, đền bù, tổ chức tái định cư đối với đất nông nghiệp và nông dân vẫn còn một số vấn đề tồn tại.

1.4.2 Cơ sở pháp lý hiện hành về chính sách bồi thường, h tr và tái định cư khi Nhà nước thu hi đất.

Một phần của tài liệu đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án đường lê văn lương kéo dài đoạn qua quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)