Phân tích tình hình thanhtoán nợ ngắn hạn và đánh giá khả năng thanh

Một phần của tài liệu kế toán thanh toán và phân tích tình hình thanh toán tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và sản xuất tân phú vinh – chi nhánh cần thơ (Trang 95)

4.2.3.1 Thông qua tỷ số thanh toán hiện hành

Bảng 4.9 Tổng tài sản ngắn hạn (TSNH), nợ ngắn hạn (NNH) của công ty

ĐVT: đồng

Thời gian

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu

năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Tháng 05 năm 2014 TSNH 809.146.826 897.503.865 821.602.940 887.863.527 923.487.292 862.389.360 NNH 672.448.490 745.419.438 693.242.969 870.036.280 957.011.636 876.784.462 HSTT HH 1,203 1,204 1,185 1,020 0,964 0,983

Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH TM & SX Tân Phú Vinh- CN Cần Thơ

Giai đoạn 2011-2012, hệ số thanh toán hiện hành (HSTTHH) cũng chính là hệ số thanh toán tổng quát đã đề cập ở trên do tài trong giai đoạn này không phát sinh tài sản sản và nợ dài hạn.

Giai đoạn 2012-2013, HSTTHH giảm nhẹ do năm 2013, tồn tại thêm một khoản nhỏ (cụ thể là: 18.672.627 đồng) tài sản dài hạn.

Mặt dù khả năng đảm bảo nợ khác nhau ở mỗi năm nhƣng mức dao động quanh 1 không lớn (cao nhất là 20%, thấp nhất là 18%) nên xét trên lý thuyết khả năng thanh toán của công ty không bị ảnh hƣởng nhiều và bình ổn qua các năm.

So với cùng kỳ năm trƣớc, 6 tháng đầu năm 2014 HSTTHH giảm xuống dƣới 1 vì nợ ngắn hạn của công ty trong giai đoạn này lớn hơn tài sản ngắn hạn. Chỉ có 96,4% nợ ngắn hạn có đảm bảo bằng tài sản ngắn hạn.

So với trung bình chung 6 tháng đầu năm 2014 thì tháng 05/2014 có hệ số thanh toán hiện hành lớn hơn do tổng số nợ ngắn hạn của công ty gần với

85

tổng số tài sản ngắn hạn. Xét trên lý thuyết thì con số 0,983 tƣơng đƣơng 98,3% nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bởi tài sản ngắn hạn vì thế với con số này coi nhƣ có thể chấp nhận đƣợc.

4.2.3.2 Thông qua tỷ số thanh toán nhanh

Bảng 4.10 Tổng tài sản ngắn hạn (TSNH), hàng tồn kho (HTK) và nợ ngắn hạn (NNH) của công ty.

ĐVT: đồng

Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH TM & SX Tân Phú Vinh- CN Cần Thơ

Theo lý thuyết, hệ số thanh toán nhanh (HSTTN) đƣợc coi là bình thƣờng nếu dao động từ 0,5 cho đến 1.

Trong suốt giai đoạn 2011-2013, hệ số thanh toán nhanh ở mức chấp nhận đƣợc: nếu không kể hàng tồn kho thì năm 2011 có khoản 58,5% tài sản ngắn hạn dùng để đảm bảo cho khoản nợ ngắn hạn; con số này là 59,6% vào năm 2012 và 54,8% và năm 2013.

So với cùng kỳ năm trƣớc, 6 tháng đầu năm 2014 hệ số thanh toán nhanh của công ty có giảm đôi chút tuy nhiên không đáng kể. Nhìn chung thì hệ số này còn rất thấp, chính vì đƣợc xem nhƣ 1 đại lý bán hàng cho Tổng công ty nên tài sản ngắn hạn của công ty phụ thuộc nhiều vào hàng tồn kho.

Nhìn trên trung bình chung trong 6 tháng đầu năm 2014 thì hệ số thanh toán nhanh của tháng 05/2014 không có biến động nhiều: tài sản ngắn hạn trong tháng vẫn phụ thuộc nhiều vào hàng tồn kho khi mà lƣợng hàng tồn kho chiếm đến 75,6% tổng lƣợng tài sản ngắn hạn.

4.2.2.3 Thông qua tỷ số thanh toán tiền mặt

Do công ty không có các khoản tƣơng đƣơng tiền nên tỷ số thanh toán tiền mặt đƣợc tính dựa vào tiền (tiền mặt và tiền gửi ngân hàng) của công ty.

Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu

năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Tháng 05 năm 2014 TSNH 809.146.826 897.503.865 821.602.940 887.863.527 923.487.292 862.389.360 HTK 415.897.490 453.433.690 441.616.049 638.095.642 697.958.061 642.989.085 NNH 672.448.490 745.419.438 693.242.969 870.036.280 957.011.636 876.784.462 HSTTN 0,585 0,596 0,548 0,287 0,236 0,250

86

Bảng 4.11 Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (TGNH) và tổng nợ ngắn hạn (NNH) của công ty.

ĐVT: đồng

Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu

năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Tháng 05 năm 2014 Tiền mặt 27.047.200 84.384.639 41.123.939 21.906.981 6.922.711 34.330.159 TGNH 2.191.090 35.904.609 9.765.106 5.008.630 42.723.517 11.603.266 NNH 672.448.490 745.419.438 693.242.969 870.036.280 957.011.636 876.784.462 HSTTTM 0,043 0,161 0,073 0,031 0,052 0,052 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH TM & SX Tân Phú Vinh- CN Cần Thơ

Do tiền (và các khoản tƣơng đƣơng tiền) là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất nên tỷ số thanh toán tiền mặt thể hiện một cách chính xác khả năng thanh toán nợ của một công ty nhanh hay không.

Nhƣ tính toán trên, ta thấy hệ số thanh toán tiền mặt của công ty là rất thấp. Tổng quát, có sự biến động giữa các năm nhƣng dù tăng hay giảm thì khả năng thanh toán các khoản nợ bằng tiền mặt (và các khoản tƣơng đƣơng tiền) của công ty đều đáng nghi ngại. Năm 2011 chỉ 4,3% lƣợng tiền tại công ty có thể dùng ngay vào việc thanh toán nợ. Nguyên nhân có thể do đây là giai đoạn công ty mới thành lập nên lƣợng tiền công ty hiện nắm giữa không nhiều, Tổng công ty cũng không rót vốn bằng tiền mặt xuống cho công ty mà chỉ là hàng hóa. Đến năm 2012, hệ số thanh toán tiền mặt tăng lên một khoản nhỏ: 16,1% tiền của công ty có thể dùng ngay vào việc thanh toán nợ. Nguyên nhân chủ yếu do lƣợng tiền công ty đang nắm giữ tăng lên gấp 4 lần trong khi tốc độ tăng của nợ ngắn hạn chỉ tăng 1,10 lần so với năm trƣớc. Năm 2013, hệ số này giảm: chỉ còn 7,3% lƣợng tiền trong công ty có thể thanh toán ngay cho các khoản nợ. Nguyên nhân do lƣợng tiền công ty năm giữ giảm 57,7% trong khi tổng nợ ngắn hạn chỉ giảm 6,5%.

So với cùng kỳ năm trƣớc, 6 tháng đầu năm 2014 hệ số thanh toán tiền mặt của công ty tăng nhẹ từ 0,031 lên 0,052. Tuy nhiên, tổng thể hệ số thanh toán tiền mặt vẫn rất thấp, khả năng thanh toán nợ bằng tiền mặt của công ty luôn đáng nghi ngại: 6 tháng đầu năm 2013 chỉ 3,1% lƣợng tiền trong công ty có thể dùng để trả nợ, 6 tháng đầu năm 2014 lƣợng tiền này tăng lên mức 5,2%.

Hệ số thanh toán tiền mặt trong tháng 05/2014 bằng với hệ số này trong 6 tháng đầu năm 2014. Chỉ 5,2% lƣợng tiền trong công ty có thể dùng ngay vào việc thanh toán nợ. Tuy nhiên không phải vì hệ số này quá thấp mà đánh giá khả năng thanh toán của công ty không đƣợc đảm bảo bởi vì việc lƣu giữ

87

quá nhiều tiền (và các khoản tƣơng đƣơng tiền) để đảm bảo cho việc thanh toán là một việc làm không hẳn mang lại hiệu quả.

4.2.2.4 Thông qua hệ số nợ trên tổng tài sản

Thông thƣờng các chủ nợ muốn tỷ số nợ trên tổng tài sản vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ càng đƣợc đảm bảo trong trƣờng hợp công ty bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu công ty lại muốn tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Tỷ số này cao thể hiện sự bất lợi đối với chủ nợ nhƣng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu đồng vốn đƣợc sử dụng có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, nếu tỷ số nợ trên tổng tài sản quá cao công ty dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Bảng 4.12 Tổng tài sản (TS) và tổng nợ của công ty.

ĐVT: đồng

Thời gian

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu

năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Tháng 05 năm 2014 TS 809.146.826 897.503.865 840.275.567 911.669.184 937.026.889 874.386.292 Tổng nợ 672.448.490 745.419.438 693.242.969 870.036.280 957.011.636 876.784.462 Hệ số nợ 0,831 0,831 0,844 0,980 1,036 1,17

Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH TM & SX Tân Phú Vinh- CN Cần Thơ

Bằng lập luận và tính toán nhƣ trên, hệ số nợ trên tổng tài sản của công ty là vừa phải. Nếu là chủ nợ, sẽ yên tâm về khả năng đảm bảo thanh toán bằng toàn bộ tài sản của công ty. Trong giai đoạn 2011-2013, có thể nói gần nhƣ 1 đồng nợ đều đƣợc đảm bảo bởi tài sản do hệ số nợ trên tổng tài sản dao động với biên độ rất nhỏ quanh 0,8.

So với cùng kỳ năm trƣớc, 6 tháng đầu năm 2014 hệ số nợ trên tổng tài sản tăng từ 0,980 lên 1,036. Tuy xét trên phƣơng diện số học, sự thay đổi này không nhiều nhƣng về mặt lý thuyết thì có rất nhiều sự khác biệt: ở con số 0,980 nợ của công ty còn đƣợc đảm bảo bởi tài sản của công ty nhƣng nếu là con số 1,036 thì tài sản của công ty không còn đủ sức để thanh toán các khoản nợ: 19.984.747 đồng nợ không đƣợc đảm bảo bằng tài sản công ty.

Trong tháng 05/2014, hệ số nợ trên tổng tài sản cao hơn trung bình chung của 6 tháng đầu năm 2014. Hệ số nợ trên tổng tài sản của tháng chỉ rõ chỉ có khoảng 99,7% số nợ đƣợc đảm bảo bởi tài sản của công ty.

88

4.2.2.5 Thông qua chỉ số vòng quay các khoản phải thu

Bảng 4.13 Doanh thu thuần (DTT) và số dƣ các khoản phải thu (SD) của công ty.

ĐVT: đồng

Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu

năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Tháng 05 năm 2014 DTT 1.615.782.206 1.939.828.025 1.638.468.021 653.927.996 783.737.241 108.074.370 SD 212.135.500 171.696.500 172.537.498 173.662.500 164.545.500 169.660.350 VQCKPT 7,62 11,30 9,50 3,77 4,76 0,64

Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH TM & SX Tân Phú Vinh- CN Cần Thơ

Ta thấy vòng quay các khoản phải thu (VQCKPT) của doanh nghiệp lớn chứng tỏ rằng trong suốt giai đoạn 2011-2013 tốc độ thu hồi các khoản phải thu của công ty rất nhanh, vốn của công ty không bị chiếm dụng nhiều và công ty không cần đầu tƣ vào việc thu hồi các khoản phải thu.

Vòng quay các khoản phải thu năm 2012 cao hơn so với năm 2011 là do doanh thu thuần (từ bán hàng và cung cấp dịch vụ) của công ty tăng thêm 20,06% kết hợp với việc các khoản phải thu giảm đi 19,06%.

Tuy nhiên, ngƣợc lại đến năm 2013 vòng quay các khoản phải thu lại giảm do doanh thu thuần giảm đi 15,54% nhƣng các khoản phải thu lại tăng nhẹ so với năm trƣớc đó.

Vòng quay các khoản phải thu trong 6 tháng đầu năm nhỏ hơn nhiều nếu so với các năm 2011, 2012 và 2013 do doanh thu trong 2 quý không thể bằng đƣợc với doanh thu cả năm. Song, ở mức 3,77 (6 tháng đầu năm 2013) và 4,76 (6 tháng đầu năm 2014) thì vòng quay các khoản phải thu vẫn cao, khả năng thu hồi các khoản phải thu là rất nhanh chóng.

Vòng quay các khoản phải thu trong tháng 05/2014 của công ty rất thấp nguyên nhân là do công ty không thu hồi đƣợc các khoản phải thu từ tháng trƣớc, cụ thể là: số còn phải thu của tháng trƣớc chuyển sang là 165.727.500 đồng, trong tháng phát sinh thêm thêm 116.121.806 đồng nhƣng công ty chỉ thu đƣợc 112.188.956 đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

89

Bảng 4.14 Hàng tồn kho, các khoản phải trả và giá vốn hàng bán của công ty giai đoạn 2011-2013

ĐVT: đồng

Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá vốn hàng bán 643.832.820 722.067.034 643.326.812 Hàng tồn kho 415.897.490 453.433.690 411.616.049 Các khoản phải trả 672.448.490 741.416.882 693.242.969 Bình quân các khoản phải trả - 706.932.686 717.329.925,5 Doanh thu mua hàng thƣờng niên - 759.603.234 601.509.171

Vòng quay các khoản phải trả - 1,07 0,84

Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH TM & SX Tân Phú Vinh- CN Cần Thơ

Vòng quay các khoản phải trả năm 2013 nhỏ hơn năm 2012, điều này cho thấy trong năm 2013 công ty chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn năm trƣớc. Tuy nhiên, do chiếm dụng vốn nhƣ vậy có thể làm giảm chi phí sử dụng vốn của công ty bởi vì vòng quay các khoản phải trả không quá nhỏ nên việc chiếm dụng này không ảnh hƣởng nhiều đến khả năng thanh toán của công ty.

Nhƣng nhìn trên tổng thể, việc đi chiếm dụng vốn nhƣ vậy cũng đem lại nhiều rủi ro cho công ty nếu nhƣ ở năm tiếp theo hệ số vòng quay các khoản phải trả tiếp tục giảm.

Bảng 4.15 Hàng tồn kho, các khoản phải trả và giá vốn hàng bán của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 và tháng 05/2014.

ĐVT: đồng

Thời gian 6 tháng đầu

năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Tháng 05/2014 Hàng tồn kho Đầu kỳ 453.433.690 441.616.049 483.096.065 Cuối kỳ 638.095.642 697.958.061 642.989.085 Các khoản phải trả Đầu kỳ 745.419.438 693.242.969 896.387.618 Cuối kỳ 870.036.280 957.011.636 876.784.462

Giá vốn hàng bán 255.447.810 373.708.289 58.372.541

Bình quân các khoản phải trả 807.727.859 825.127.302,5 886.586.040 Doanh số mua hàng thƣờng niên 440.109.762 630.050.301 218.265.561

Vòng quay các khoản phải trả 0,545 0,764 0,246

90

So với cùng kỳ năm trƣớc, 6 tháng đầu năm nay công ty có tình hình chiếm dụng vốn và thanh toán nhanh hơn khi mà hệ số vòng quay các khoản phải trả tăng từ 0,545 lên mức 0,764. Điều này dự báo cho việc chiếm dụng nhiều hơn và thanh toán mạnh hơn trong năm 2014 khả quan hơn năm 2013 so với năm 2012.

Hệ số vòng quay các khoản phải trả trong tháng 05/2014 thấp hơn trung bình chung của 6 tháng đầu năm 2014 chỉ đạt 0,246 do các khoản phải trả quá nhiều, điều này làm tiềm ẩn rủi ro thanh khoản cho công ty.

4.3 LẬP DỰ PHÒNG KHOẢN NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÕI

Là một chi nhánh nhỏ, các khoản nợ phải thu với tổng giá trị chƣa cao, thời hạn thu hồi nợ ngắn,… là những nguyên nhân chủ yếu khiến công ty chƣa lập dự phòng khoản nợ phải thu khó đòi.Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh gay gắt công ty sẽ ngày càng thƣờng xuyên đối mặt với nhiều nguy cơ khác nhau mà một trong những nguy cơ dễ gặp phải đó là vấn đề không thu hồi đƣợc các khoản phải thu (bao gồm các khoản cho vay, các khoản phải thu khách hàng). Nếu nhƣ công ty không dự kiến đƣợc tổn thất từ việc không thu hồi đƣợc các khoản phải thu này cũng nhƣ là không chuẩn bị nguồn để bù đắp thiệt hại thì sẽ rất khó khăn trong việc bảo toàn một lƣợng tài sản của công ty. Chính vì vậy, việc lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi nên đƣợc xem xét và thực hiện nhƣ một cách mà công ty mua bảo hiểm cho chính các khoản phải thu của công ty nhằm bù đắp hoặc giảm bớt thiệt hại khi có rủi ro xảy ra.

91

CHƢƠNG 5

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THANH TOÁN VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI & SẢN XUẤT TÂN PHÚ VINH-

CHI NHÁNH CẦN THƠ

5.1 NHẬN XÉT CHUNG

5.1.1 Nhận xét về công tác kế toán thanh toán

5.1.1.1 Về việc thực hiện chế độ kế toán

* Về chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán là những giấy tờ, vật mang tin chứng minh nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành làm căn cứ ghi sổ cho nên việc lập chứng từ kế toán là công việc đầu tiên của hầu nhƣ phần lớn các chu trình kế toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên thực tế, chứng từ kế toán hầu nhƣ là những giấy tờ đã đƣợc in sẵn (hoặc sẽ đƣợc in) theo mẫu quy định đƣợc sử dụng để ghi những nội dung vốn có của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã hoàn thành gây biến động các loại tài sản, nguồn vốn hoặc các loại đối tƣợng kế toán khác của công ty. Vì thế, việc phản ánh trung thực nội dung nghiệp vụ vào chứng từ kế toán là rất quan trọng, nếu có những sai lầm không đƣợc phát hiện ở đây sẽ kéo theo nhiều sai lầm nghiêm trọng hơn trên sổ sách sau này và rất khó tìm hiểu đƣợc nguyên nhân.

Lập chứng từ kế toán là việc phản ánh nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành vào chứng từ kế toán theo thời gian, địa điểm phát sinh nên việc lập chứng từ kế toán cần tiến hành nhanh chóng, tránh làm tồn đọng khiến các chứng từ kế toán đƣợc lập không chính xác.

Lập chứng từ kế toán là bƣớc đầu tiên trong toàn bộ công tác kế toán tại công ty, nó ảnh hƣởng đến chất lƣợng của công tác hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chính vì thế quá trình này yêu cầu phải rõ ràng, hợp lý, kịp thời và hợp pháp.

- Ưu điểm công tác sử dụng và lập chứng từ kế toán (thanh toán) tại công ty:

+ Sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện chứng từ kế toán thanh toán để thích ứng với tình hình kế toán thực tế tại công ty.

92

+ Nội dung các nghiệp vụ kinh tế đƣợc phản ánh trung thực và chính xác lên các chứng từ: trong kỳ không có trƣờng hợp sai xót số liệu (liên quan kế toán thanh toán) xảy ra.

+ Xử lý nhanh chóng, hạn chế tối đa việc nghiệp vụ phát sinh không đƣợc lập chứng từ chuyển sang ngày hôm sau.

- Nhược điểm công tác sử dụng và lập chứng từ kế toán (thanh toán) tại công ty:

+ Việc lập chứng từ ghi sổ tiến hành vào cuối tháng khiến khối lƣợng công việc không đƣợc điều phối hợp lý.

+ Chỉ sử dụng chứng từ ghi sổ để ghi sổ sách: khó kiểm tra, đối chiếu khi có sai sót.

* Về sổ sách kế toán

Sổ sách kế toán là loại sổ sách dùng để ghi chép phản ánh các nhiệm vụ kinh tế phát sinh trong từng kỳ kế toán. Từ các sổ kế toán, kế toán sẽ lên báo cáo tài chính nhờ đó mà các nhà quản lý có cơ sở để đánh giá nhận xét tình

Một phần của tài liệu kế toán thanh toán và phân tích tình hình thanh toán tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và sản xuất tân phú vinh – chi nhánh cần thơ (Trang 95)