6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm soát rủi ro CVTD
Để đảm bảo ngân hàng phát triển bền vững và vận hành theo các chuẩn mực an toàn, lành mạnh bất cứ ngân hàng nào cũng phải đặt ra một hệ thống quản trị rủi ro. Quản lý rủi ro là công tác cần thiết và quan trọng đối với mọi hoạt động của ngân hàng mà đặc biệt là trong hoạt động tín dụng nói chung và CVTD nói riêng
- Nghiêm túc thưc hiện xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân ban đầu nhằm mục đích thẩm định, phân tích và định lượng rủi ro, quyết định cấp tín dụng, hạn mức tín dụng phù hợp cho từng đối tượng khách hàng cụ thể.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quá trình cấp tín dụng cụ thể và nhất quán từ khâu trước khi cho vay, trong cho vay và sau cho vay: vốn vay theo quy trình cụ thể và nhất quán.
+ Trước khi cho vay: Cán bộ tín dụng cần phải thu thập thông tin khách hàng đầy đủ và chính xác từ việc thu nhập hồ sơ pháp lý của khách hàng cho
đến việc lấy CIC trước khi tiến hành cho vay. Bên cạnh đó cần phải thẩm định rõ ràng năng lực tài chính của khách hàng có đủ đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng hay không, nếu khoản vay được đảm bảo bằng tài sản là bất động sản, động sản,… thì cần xem xét giá trị tài sản đó có đảm bảo cho khoản vay hay không, tài sản có tính thanh khoản cao hay không, có dễ
dàng chuyển nhương, phát mãi tải sản đảm bảo khi khách hàng mất khả năng thanh toán hay không
+ Trong quá trình cho vay: Cán bộ tín dụng cần thẩm định đúng và chính xác mục đích sử dụng vốn của khách hàng có đúng với mục đích mà khách hàng đã cam kết với ngân hàng về nhu cầu tiêu dùng chính đáng của khách hàng hay không. Bên cạnh đó ngân hàng cần thẩm định tất cả các giấy tờ liên quan đến khoản vay mà khách hàng cung cấp có xác thực hay không, yêu cầu khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ các khâu trước khi giải ngân
cho khách hàng.
+ Sau khi cho vay: Định kỳ cần kiểm tra tình hình sử dụng vốn của khách hàng cũng như tình hình tài chính của khách hàng nhằm đảm bảo khách hàng vẫn còn đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng. Đồng thời, định kỳ các cán bộ tín dụng cũng cần phải tiến hành đánh giá, định giá lại tài sản đảm bảo có còn đủ
giá trịđểđảm bảo cho khoản vay hay không.
Việc làm này giúp cho nhân viên tín dụng và ngân hàng luôn cập nhật thông tin khách hàng về tình hình tài chính, thu nhập, mục đích sử dụng tiền vay,…để từ đó phòng ngừa rủi ro nếu có đó là khả năng trả nợ của khách hàng, tài sản bảo đảm có vấn đề,… để kịp thời có biện pháp ngăn chặn tình trạng mất khả năng trả nợ của khách hàng.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ giữa cấp quản lý và nhân viên tín dụng định kỳ và đột xuất việc tuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ và thể lệ tín dụng hiện hành để kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm, tiêu cực để kịp thời xử lý nhằm hạn chế tổn thất về người và tài sản cũng như
thương hiệu VPBank.
- Đối với các khoản vay có tài sản đảm bảo nên yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho tài sản bảo đảm đi vay đối với các khoản vay có giá trị lớn, việc làm này sẽ giúp cho ngân hàng quản lý được khoản vay an toàn, hạn chế được rủi ro có thể xảy ra.
- Đối với những khoản vay tiêu dùng không có đảm bảo bằng tài sản đề
nghị khách hàng mua bảo hiểm bảo an tín dụng tương đương với số tiền vay, và kỳ hạn vay.
Ngoài ra, cần nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ và chất lượng của hoạt động kiểm toán. Thực hiện kiểm tra trực tiếp kết hợp với giám sát từ xa để chủ động ngăn ngừa và phòng chống các tiêu cực phát sinh, xử lý nghiêm túc các cán bộ vi phạm.