Kết quả kinh doanh của VPBank Bình Định từn ăm 2012 –

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng, chi nhánh bình định (Trang 52 - 58)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.4. Kết quả kinh doanh của VPBank Bình Định từn ăm 2012 –

2014

a. Phân tích kết quả kinh doanh của VPBank – CN Bình Định

Ø Kết quả kinh doanh chủ yếu của VPBank – CN Bình Định

Tuy mới thành lập và đi vào hoạt động hơn 06 năm nhưng VPBank Bình Định đã đạt được một số kết quả nhất định.

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh chủ yếu của VPBank Bình Định 2012-2014

ĐTV: Triệu đồng Năm Chi tiêu 2012 2013 2014 Tổng nguồn vốn quy VNĐ 266.609 306.600 39.991 372.478 65.878 Vốn huy động 256.386 269.457 13.071 348.792 79.335 Dư nợ cho vay 210.202 283.772 73.570 402.690 118.918 LN trước thuế 3.808 6.014 2.206 9.151 3.137

Từ bảng 2.1 cho thấy, các chỉ tiêu đều tăng qua các năm, trong đó năm 2014 là năm VPBank Bình Định đạt kết quả tốt nhất. Trong năm 2014 vốn huy động tăng hơn 79 tỷđồng, tương đương tăng 30%. VPBank Nguyễn Thái Học khai trương hoạt động đã góp phần tăng nguồn vốn huy động của cả chi nhánh Bình Định. Bên cạnh đó, toàn thể nhân viên đã nỗ lực rất lớn để hoàn thành kế hoạch đã để ra. Cuối năm 2013 vốn huy động tăng với con số rất ít, chỉ 13.071 triệu đồng, tăng 5,1% so với năm 2012. Huy động vốn của VPBank diễn ra trong bối cảnh cạnh trang gay gắt của 25 tổ chức tín dụng trên địa bàn, huy động vốn đã sụt giảm một thời gian và chững lại vào thời

điểm cuối năm 2013.

Đối với công tác tín dụng, chi nhánh đẩy mạnh tăng dư nợ, và kết quả là dư nợ tăng đều qua các năm. Năm 2013, dư nợ tăng 73.570 triệu đồng, tương

đương tăng 35% so với năm 2012 và trong năm 2014 dư nợ tiếp tục tăng mạnh 118.918 triệu đồng, tương ứng 41,90 % so với năm 2013. Các khách hàng vay của chi nhánh chủ yếu là khách hàng cá nhân và các công ty có quy mô vừa và nhỏ.

Năm 2014 tuy tình hình kinh tế khó khăn nhưng nhờ vào việc duy chuyển địa điểm của chi nhánh năm 2013 sang vị trí tốt hơn nên gia tăng uy tín của ngân hàng, gia tăng đáng kể nguồn vốn huy động và vay của ngân hàng.

Về lợi nhuận, năm 2012 VPBank Bình Định chỉ đạt được 3,8 tỷ đồng.

Đây là con số khá khiêm tốn đối với một chi nhánh ngân hàng. Tuy nhiên, chi nhánh chỉ mới thành lập năm 2009 nên chi phí cho việc khai trương hoạt động phải phân bổ trong 03 năm, do đó chi phí trong năm 2012 còn khá lớn, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Chỉ tiêu lợi nhuận cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2013, đạt 6.014 triệu đồng. Đạt được kết quả này là do sự tăng trưởng đồng bộ của hai chỉ tiêu huy động vốn và dư nợ, lãi thu được từ hoạt

động cho vay cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của chi nhánh.

Đến năm 2014, lợi nhuận của chi nhánh tiếp tục gia tăng, đạt 9.151 triệu

đồng, tăng 3.137 triệu đồng, tương ứng tăng 52,16% so với năm trước và năm. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của VPBank Bình Định đang trên đà phát triển rất tốt và VPBank đang có một chiến lược kinh doanh tốt cho sự phát triển lâu dài của VPBank

Ø Tình hình huy động vốn

Trong những năm qua, VPBank luôn không ngừng nỗ lực khơi tăng nguồn vốn huy động.

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của VPBank Bình Định 2012-2014

ĐVT:Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tổng nguồn vốn huy động 256.386 269.457 348.792 - Theo đối tượng: 256.386 269.457 348.792 + Tiền gửi dân cư 223.439 238.912 312.783 + Tiền gửi các tổ chức 32.947 30.545 36.009 - Theo kỳ hạn gửi: 256.386 269.457 348.792 + Ngắn hạn 255.045 268.315 339.665 + Trung và dài hạn 1.341 1.142 9.127 -Theo hình thức tiền gửi: 256.386 269.457 348.792 +Không kỳ hạn 3.164 9.308 14.612 +Có kỳ hạn 243.144 256.515 321.357 + Giấy tờ có giá khác 10.078 3.634 12.823

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh hàng năm của VPBbank Bình Định)

Theo bảng 2.2, năm 2012 tiền gửi của khách hàng cá nhân là 223.439 triệu đồng, chiếm 87,14% tổng nguồn vốn tiền gửi. Năm 2013 quy mô loại tiền gửi này tăng lên đạt mức 238.912 triệu đồng. Có được kết quả trên là nhờ

VPBank Bình Định đã triển khai khá tốt các sản phẩm huy động vốn của hội sở, tích cực tiếp thị đến từng khách hàng, các chính sách về chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng giao dịch tiền gửi nhất là đối tượng khách hàng cá nhân.

Tiền gửi của tổ chức kinh tế biến động không ổn định. Năm 2012, quy mô của tiền gửi này đạt 32.947 triệu đồng. Sang đến năm 2013, quy mô đạt 30.545 triệu đồng, giảm 8% so với năm trước. Năm 2014, tiền gửi của tổ chức kinh tế có khả quan hơn so với năm 2013 và đạt được mức 36.009 triệu đồng, tăng 17,88% so với năm 2013. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tại chi nhánh chỉ có vài công ty có quy mô vừa và nhỏ. Điều này chứng tỏ chi nhánh vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và lôi kéo đối tượng khách hàng này.

Theo kỳ hạn gửi thì tại VPBank Bình Định tiền gửi ngắn hạn (bao gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gừi có kỳ hạn từ 1 đến 12 tháng) chiếm tỷ trọng khá lớn (trên 95%) so với tiền gửi trung và dài hạn và liên tục tăng qua các năm, làm cho tiền gửi trung và dài hạn giảm liên tục, đến năm 2013 quy mô chỉđạt 1.142 triệu đồng, một con số quá nhỏ so với tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Nguyên nhân là do Vpbank cũng như các NHTM khác tăng mạnh lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm, đặc biệt là kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng, và đặc biệt là trong hai năm 2013 và 2014. Việc huy động tiền gửi ngắn hạn với tỷ trọng cao có thể giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc kiểm soát rủi ro trong ngắn hạn. Tuy nhiên có thể làm gia tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong ngắn hạn bởi nguồn vốn ngắn hạn kém ổn định hơn so với nguồn vốn trung và dài hạn.

Ø Kết quả hoạt động cho vay

Bảng 2.3: Tình hình cho vay tại VPBank Bình Định 2012 - 2014

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 DSCV 262.752 315.302 478.363 DSTN 131.376 186.156 264.854 DNCV 210.202 283.772 402.690 NXBQ 6.175 8.198 10.216 TLNX(%) 0.019 0.026 0.027 Chỉ tiêu 2013/2012 2014/2013 (+/-) (%) (+/-) (%) DSCV 52.550 23,38 163.061 51,71 DSTN 54.780 41.70 78.698 42.27 DNCV 73.570 35 118.918 41,90 NXBQ 2.023 32.76 2.018 24.62

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh hàng năm của VPBbank Bình Định)

Qua bảng 2.3 ta thấy, DSCV liên tục tăng qua các năm. Năm 2012 DSCV 262.752 triệu đồng, đến năm 2013 tăng thêm 52.550 triệu đồng. Năm 2014 thì DSCV có tốc độ tăng trưởng tương đối cao với tốc độ tăng hơn 50% cho với DSCV năm 2013. Tính đến cuối năm 2013 DSCV tăng thêm 163.061 triệu đồng và đạt mức 478.363 triệu đồng.

Bên cạnh DSCV thì DSTN cũng tăng nhanh. Năm 2012 DSTN của VPBank Bình Định đạt mức 131.376 triệu đồng. Năm 2013 và năm 2014 DSTN tăng nhanh hơn nữa. Cuối năm 2014 DSTN tăng thêm 78.698 triệu

đồng tương đương tăng 42.27%, một mức tăng trưởng cao nhất trong các năm qua.

Vì DSCV và DSTN đều tăng nên DNCV cũng tăng theo. DNCV tăng cao nhất vào năm 2014. DNCV tăng đều qua các năm, cụ thể DNCV của năm 2013 đạt mức 283.772 triệu đồng, tăng 73.570 triệu đồng so với DNCV năm 2012, tương đương với tốc độ tăng trưởng 35%. Đến năm 2014, nhờ các chương trình cho vay ưu đãi mà VPBank áp dụng cho khách hàng vay vốn nên DNCV tăng vượt bậc so với năm 2013 với mức tăng 118.918 triệu đồng, tương đương với tốc độ tăng trưởng 41,90 so với năm trước.

Nhìn chung trong giai đoạn này VPBank Bình Định cũng đã có những chủ trương chính sách tăng trưởng phù hợp với nguồn vốn huy động. Đồng thời phát triển tín dụng theo hướng tập trung vốn cho các nhu cầu vay vốn để

sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ cho vay, tích cực xử lí nợ xấu, các tỉ

lệ cho vay luôn nằm trong mức an toàn và được phép.

Ø Các dịch vụ khác

Các dịch vụ thẻ và tài khoản chưa thực sự phát triển. Một phần là vì ngân hàng Vpbank Bình Định hiện tại chỉ có 03 máy ATM trên địa bàn toàn tỉnh. Tính đến 31/12/2014 số lượng thẻ phát hành là 3.049 thẻ.

b. Đặc điểm khách hàng của VPBank - CN Bình Định

Khách hàng hiện tại của VPBank – CN Bình Định gồm có khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức.

- Khách hàng cá nhân: Khách hàng gửi tiền cá nhân tập trung chủ yếu ở

khu vực Quy Nhơn và một số huyện gần Quy Nhơn như Tuy Phước. Khách hàng ở xa thường là khách hàng giao dịch số tiền lớn. Khách hàng vay cá nhân thì ngoài thành phố Quy Nhơn còn rải rác ở các huyện khác.

Số lượng khách hàng cá nhân hiện tại là 4.573 khách hàng, trong đó khách hàng vay là 571 khách hàng tính đến cuối năm 2014. Trong đó số

lượng khách hàng nữ chiếm trên 57% tổng số lượng khách hàng cá nhân của VPBank Bình Định. Độ tuổi bình quân của khách hàng tiền gửi là 37,6 tuổi.

Độ tuổi bình quân của khách hàng vay cao hơn so với khách hàng tiền gửi là 41,6 tuổi.

Số lượng khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán là 1.819 khách hàng, chỉ chiếm 30% tổng số lượng khách hàng cá nhân. Vì vậy dịch vụ

chuyển tiền, dịch vụ thẻ và các dịch vụđi kèm chưa thực sự mang lại hiệu quả

hoạt động.

- Khách hàng doanh nghiệp: số lượng khách hàng doanh nghiệp hiện tại là 285 khách hàng. Trong đó chỉ khoảng 15% khách hàng doanh nghiệp có giao dịch tiền gửi. Các giao dịch chủ yếu của khách hàng doanh nghiệp là tiền vay, bảo lãnh và thanh toán quốc tế. 100% doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán và thực hiện giao dịch chuyển tiền. Tất cả các khách hàng doanh nghiệp hiện đang giao dịch tại VPBank đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có doanh nghiệp lớn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng, chi nhánh bình định (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)