6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3. Quy trình cho vay tiêu dùng của NHTM
a. Nguyên tắc cho vay
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Tiền vay phải được cam kết sử dụng đúng mục đích mà bên đi vay đã trình với Ngân hàng và được ngân hàng cho vay chấp thuận. Ngân hàng có quyền từ chối hoặc huỷ bỏ mọi yêu cầu vay vốn không sử dụng đúng mục
đích đã cam kết. Việc sử dụng vốn vay sai mục đích thể hiện sự thất tín của bên đi vay và mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng có quyền yêu cầu buộc bên đi vay phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết và thường xuyên giám sát hành động của bên vay về phương diện này.
- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đầy đủ, đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tín dụng là giao dịch cung - cầu về vốn, tín dụng chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Sau khi kết thúc thời hạn vay, bên vay phải hoàn trả quyền này cho ngân hàng (trả nợ gốc) với một khoản phí (lợi tức và phí) nhất định cho việc sử dụng vốn vay. Tuân thủ nguyên tắc này là cơ sở
cho sự phát triển kinh tế, xã hội được ổn định, các mối quan hệ của ngân hàng
được phát triển theo xu thế an toàn và năng động. Nguyên tắc này ràng buộc ngân hàng không thể cho vay đối với các khách hàng làm ăn yếu kém, không trảđược nợ, gây khó khăn cho các khách hàng khác.
- Nguyên tắc có đảm bảo: Trong nền kinh tế thị trường việc dự báo chính xác các sự kiện sẽ xảy ra là rất khó. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, nhất là trong các hoạt động tín dụng các Ngân hàng luôn đòi hỏi
điều kiện đảm bảo cho khoản vay. Có hai hình thức đảm bảo: + Đảm bảo bằng tài sản
+ Đảm bảo không bằng tài sản mà bằng uy tín, năng lực tài chính, tính khả thi của phương án kinh doanh, kế hoạch đầu tư…
b. Điều kiện cho vay
- Theo quy chế cho vay do NHNN Việt Nam ban hành, các tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
+ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của Pháp luật.
+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
+ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụđời sống khả thi và phù hợp với qui định của Pháp luật.
+ Thực hiện các qui định về đảm bảo tiền vay theo qui định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Các tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn sau:
+ Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.
+ Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm.
+ Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.
c. Giới hạn cho vay
Trong hoạt động tín dụng, các tổ chức tín dụng bị giới hạn cho vay theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo an toàn và khả năng thanh khoản. Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của tổ
chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong trường hợp đặc biệt, tổ chức tín dụng chỉ được cho vay vượt quá mức giới hạn cho vay nói trên khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép
đối với từng trường hợp cụ thể.
d. Quy trình cho vay tiêu dùng [7, tr.197]
Hầu hết mỗi ngân hàng đều tự thiết kế cho mình một quy trình cho vay tiêu dùng cụ thể, phù hợp với điều kiện và hoạt động của từng ngân hàng. Quy trình cho vay tiêu dùng được thiết kế để làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan, thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chính. Tuy nhiên, nhìn chung, quy trình cho vay tiêu dùng tại các NHTM bao gồm những bước sau:
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Đây là khâu căn bản đầu tiên của quy trình cho vay, bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc với khách hàng. Đây cũng là khâu quan trọng nhất vì những thông tin cần thiết về khách hàng sẽ được thu thập ngay từ giai đoạn này. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:
- Năng lực pháp lý.
- Năng lực hành vi dân sự của khách hàng. - Khả năng sử dụng vốn vay.
- Khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi). - Tài sản đảm bảo cho khoản vay.
Bước 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay.
dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản: đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt hoặc từ
chối cho vay với một khách hàng tốt. Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt
đông kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
Trong bước này, ngân hàng cần chú trọng hai vấn đề: thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác để làm cơ sở ra quyết định cho vay; trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc những người có năng lực phân tích và phán quyết.
Bước 4: Giải ngân
Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo nội dung đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.
Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Bước 5: Giám sát tín dụng
Đây là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu đảm bảo cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của
khách hàng,... đểđảm bảo khả năng thu nợ.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
Đây là bước cuối cùng của quy trình cho vay tiêu dùng. Thanh lý hợp
đồng có thể xảy ra do khách hàng vi phạm hợp đồng hoặc do khoản vay đã
đến hạn. Bước này bao gồm những công việc quan trọng sau:
- Thu nợ: Ngân hàng tiến hành thu nợ theo đúng những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Nếu đến thời hạn trả nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ thì ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn để sau này có biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi nợ.
- Tái xét hợp đồng tín dụng: thực chất là tiến hành phân tích tín dụng sau khi khoản vay đã được giải ngân nhằm đánh giá chất lượng tín dụng, phát hiện rủi ro để có hướng xử lý kịp thời.
- Thanh lý hợp đồng tín dụng: Nếu hết thời hạn của hợp đồng tín dụng và khách hàng đã hoàn tất nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi thì ngân hàng và khách hàng làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản nếu có và lưu hồ sơ vay vốn của khách hàng vào kho lưu trữ.
Có thể mô tả quy trình cho vay tiêu dùng thông qua sơ đồ sau: [5, tr.199]
Khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin Nhân viên tín dụng: tiếp xúc, hướng dẫn, phỏng vấn khách hàng Lập hồ sơ: - Gấy đề nghị vay vốn. - Hồ sơ pháp lý. - Phương án sử dụng vốn vay.
Thu thập thông tin qua phỏng vấn, viếng thăm, trao đổi Tổ chức phân tích và thẩm định về pháp lý, bảo đảm nợ vay. Kết quả ghi nhận: - Biên bản, báo cáo. - Tờ trình. - Giấy tờ về bảo đảm nợ vay. Cập nhật thông tin thị trường, chính sách, khung pháp lý. Quyết định tín dụng: - Hội đồng phán quyết. - Cá nhân phán quyết. Hợp đồng tín dụng: - Đàm phán. - Ký kết HĐ tín dụng. - Ký kết HĐ phụ khác. Giấy báo lý do. Từ chối Chấp thuận Tổ chức giám sát: - Nhân viên kế toán. - Nhân viên tín dụng. - Thanh tra, kiểm soát viên.
Giải ngân:
- Chuyển tiền vào tài khoản khách hàng. - Trả cho nhà cung cấp. Giám sát tín dụng Vi phạm hợp đồng Thu nợ cả gốc và lãi Đầy đủ và đúng hạn Thanh lý HĐTD mặc nhiên Không đủ, không đúng hạn Không đủ, không đúng hạn Biện pháp: cảnh báo, tăng cường kiểm soát, ngừng giải ngân, tái xét tín dụng. Xử lý: toà án, cơ quan thẩm quyền Thanh lý HĐTD bắt buộc Hình 1.3: Quy trình CVTD của NHTM