6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.3. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPBank Bình Định
Với mục tiêu chung của toàn hàng là trở thành thành một trong 3 ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam và là một trong 5 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, VPBank Bình Định trong những năm gần đây đã bắt đầu chú trọng và đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng nhằm tối đa hóa lợi nhuận mang về
cho ngân hàng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng của người dân toàn tỉnh Bình Định.
Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank Bình
Định thông qua các chỉ tiêu sau:
a. Thực trạng về tăng quy mô CVTD tại VPBank Bình Định
Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về mặt lượng, đó là sự tăng trưởng lượng khách hàng vay tiêu dùng qua các năm; là sự tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng và tốc độ mở rộng thị phần cho vay tiêu dùng qua các năm.
Ø Số lượng khách hàng vay tiêu dùng
Bảng 2.4: Số lượng khách hàng vay tiêu dùng tại VPBank Bình Định 2012 - 2014 ĐVT: khách hàng Chỉ tiêu Năm 2013/2012 2014/2013 2012 2013 2014 (+/-) % (+/-) % Số lượng khách hàng vay tiêu dùng 105 182 285 77 73,33 103 56,59
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh hàng năm của VPBbank Bình Định)
Nhìn vào bảng số liệu 2.4, ta có thể thấy số lượng khách hàng vay tiêu dùng tại VPBank Bình Định liên tục tăng trong 03 năm qua. Số lượng khách hàng vay tiêu dùng của năm 2013 tăng 77 khách hàng so với năm 2012, tương
ứng với tốc độ tăng 73,33%. Đến năm 2014 thì số lượng khách hàng vay tiêu dùng lại tiếp tục tăng lên với tốc độ tăng 56,59%, tương ưng tăng 103 khách hàng vay tiêu dùng so với năm 2013. Điều này chứng tỏ trong những năm gần
đây VPBank Bình Định đã tập trung phát triển lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Và trong tương lai những năm đến thì lượng khách hàng sẽ tiếp tục gia tăng không ngừng ở lĩnh vực cho vay tiêu dùng.
Tuy nhiên, lượng khách hàng này vẫn chưa cao so với các NHTM khác trên địa bàn nhất là các ngân hàng cổ phần thương mại với lợi thế dịch vụ thanh toán lương qua tài khoản điều này tạo điều kiện cho dịch vụ cho vay tiêu dùng phát triển dễ dàng, thuận lợi.
VPBank Bình Định vẫn còn khó khăn trong việc tiếp cận với khách hàng vay tiêu dùng với nhiều nguyên nhân như không thanh toán lương qua ngân hàng; các sản phẩm vẫn chưa thật sự đa dạng, tiện ích; người tiêu dùng
còn e ngại vay tiêu dùng,…
Ø Dư nợ cho vay tiêu dùng
Bảng2.5: Dư nợ CVTD trong tổng dư nợ cho vay tại VPBank Bình Định năm 2012 - 2014 ĐVT: triệu đồng Năm 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 (+/-) % (+/-) % Tổng dư nợ cho vay 210.202 283.772 402.690 73.570 35 118.918 42 Dư nợ CVTD 3.216 19.864 56.215 16.648 517 36.351 183 Tỷ trọng 1,48% 7.00% 13,93% - - - -
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh hàng năm của VPBbank Bình Định)
Qua bảng số liệu, ta có thể thấy rõ ràng hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng của VPBank Bình Định đã tăng lên mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Đáng chú ý,năm 2013 đã chứng kiến một bước nhảy vọt trong hoạt động cho vay nói chung cũng như cho vay tiêu dùng nói riêng. Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của VPBank Bình Định năm 2013
đạt 19.864 triệu đồng, tăng 517% so với con số của năm 2012 là 3.216 triệu
đồng. Trong năm 2013,mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng các chỉ
tiêu của VPBank Bình Định vẫn tiếp tục tăng lên một cách đáng kể. Tổng dư
nợ cho vay tăng 35%, đạt 283.772 triệu, dư nợ cho vay tiêu dùng tăng đến hơn gần 5 lần, đạt 19.864 triệu đồng. Trong năm 2014, VPBank Bình Định tổng dư nợ cho vay tiếp tục tăng cao so với năm 2013, dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2013 cũng tăng tường ứng và chiếm tỷ trọng 13,93% trên tổng dư
nợ cho vay của toàn chi nhánh. Có thể thấy sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực cho vay nói chung cũng như cho vay tiêu dùng nói riêng của VPBank. Tỷ
này cho thấy cho vay tiêu dùng đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của VPBank
Ø Thị phần cho vay tiêu dùng
Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, thu nhập người dân tăng theo cũng như chất lượng cuộc sống ngày càng tăng kéo theo nhu cầu tiêu dùng tăng lên. Nắm bắt được nhu cầu này, các NHTM trên địa bàn đã thực hiện cung cấp các khoản cho vay tiêu dùng dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau. Trong đó phải kể đến Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), là một trong những ngân hàng thương mại đi đầu trong lĩnh vực này, tiếp đến là Ngân hàng Quân đội, hai ngân hàng này có dư nợ cho vay tiêu dùng tăng trưởng mạnh qua các năm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.6: Dư nợ CVTD của một số NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Định 2012- 2014 ĐVT: triệu đồng Stt Tên ngân hàng Năm Tăng trưởng 2012 2013 2014 2013/2012 (%) 2014/2013 (%) 1 Sacombank 65.250 92.625 115.562 41,95 24,76 2 Quân đội 57.250 72.265 97.252 26,22 34,57 3 Đông Á 9.250 17.251 29.253 86,49 67,57 4 Quốc tế 8.250 15.265 19.862 85,03 30,11 5 VP Bank 3.216 19.864 56,215 517,66 182
(Nguồn: Báo cáo NHNN tỉnh Bình Định)
Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy được thị phần cho vay tiêu dùng của VPBank Bình Định chỉ cao hơn so với Ngân hàng Đông Á và Ngân hàng Quốc tế. Tuy nhiên vẫn thấp hơn rất nhiều so với các Ngân hàng như Sacombank, Ngân hàng Quân đội. Trong một số NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Định thì
Sacombank là một ngân hàng TMCP đầu tiên tại Bình Định , lại chú trọng phát triển lĩnh vực CVTD nên dư nợ cho vay và dư nợ CVTD nói riêng luôn chiến tỷ trọng rất lớn và tăng trưởng đều qua các năm. Điều này chứng tỏ được rằng Sacombank rất chú trọng phát triển các sản phẩm và các chính sách dịch vụ tốt nhiều tiện ích đểđẩy mạnh quy mô trong lĩnh vực cho vay này.
Cũng giống như lợi thế của Sacombank, ngân hàng Quân đội với những chính sách cho vay ưu đãi và đa dạng hóa danh mục các sản phẩm CVTD nên dự tăng trưởng trong lĩnh vực này rất ổn định.
Qua các năm thì ta thấy dư nợ CVTD của VPBank Bình Định vẫn chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn so với một số ngân hàng TMCP khác trên
địa bàn. Tuy nhiên, nhìn vào bảng số liệu trên thì ta hoàn toàn có thể thấy
được những năm gần đây VPBank đã thực sự chú trong vào việc đẩy mạnh lĩnh vực cho vay này. Điều này thể hiện ở tốc độ tăng trường CVTD của VPBank Bình Định tăng rất mạnh. Rõ ràng ta có thể tin tưởng rằng với các chính sách cho vay và sản phẩm CVTD đang áp dụng thì trong thời gian tới hoàn toàn có thể tin tưởng rằng trong tương lai VPBank Bìn Định hoàn toàn có thể cải thiện được vị trí của mình so với các NHTM khác trên địa bàn.
b. Thực trạng về đa dạng hóa sản phẩm CVTD
Đối tượng khách hàng trong hoạt động CVTD chủ yếu là khách hàng cá nhân, những khách hàng này vay vốn của NH để tiêu dùng và mua sắm các tài sản có giá trị phục vụ cho đời sống ngày càng một đi lên của người dân, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống nâng cao chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư, đồng thời cũng kích thích nhu cầu mua sắm của xã hội. Do
đó các ngân hàng muốn phát triển hoạt động CVTD thì cần phải đa dạng hóa các sản phẩm trong lĩnh vực kinh doanh này. Sự đa dạng hóa đó được thể hiện
ở danh mục các sản phẩm cho vay và thời gian vay có hợp lý hay không. Cũng như các NHTM, VPBank Bình Định đã thực hiện CVTD để đáp ứng
nhu cầu vốn cho khách hàng ở hầu hết các lĩnh vực. Ø Cơ cấu CVTD theo sản phẩm
Bảng 2.7. Cơ cấu CVTD theo sản phẩm CVTD tại VPBank Bình Định 2012 – 2014 ĐVT: triệu đồng STT Mục đích Vay 2012 2013 2014 Dư nợ Tỷ lệ (%) Dư nợ Tỷ lệ (%) Dư nợ Tỷ lệ (%) 1 Mua, sửa chữa nhà 1.642 51,06 12.273 61,79 24.402 43,25 2 Mua xe ô tô 921 28,66 4.817 24,25 16.475 29,20 3 Du học 0 0 109 0,54 372 0,66 4 Cho vay tín chấp CBNV 51 1,61 309 1,56 930 1,65 5 Cho vay tiêu dùng
có TSĐB 343 11,37 1.327 6,68 6.517 11,55 6 Cho vay khác 259 7,3 1.029 6,45 7.727 13.69 Tổng 3.216 100 19.864 100 56.215 100
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh hàng năm của VPBbank Bình Định)
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy cơ cấu cho vay tiêu dùng theo mục
đích vay vốn của VPBank Bình Định đã thay đổi liên tục qua các năm. Điều
đầu tiên có thể nhận thấy là mục đích chủ yếu của người dân khi đến vay tiêu dùng tại VPBank Bình Định là để mua ô tô và mua, sửa chữa nhà. Năm 2012, hai khoản vay này chiếm tỷ trọng gần 80% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Năm 2013, tỷ lệ này lên tới 86% và năm 2014 là 72%. Trong đó, cho vay mua, sửa chữa nhà luôn chiếm trên 50% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng, đặc biệt, năm 2013, khoản vay này chiếm đến 61,79% dư nợ cho vay tiêu dùng.
Song, tỷ trọng của khoản vay này lại giảm, từ 61,79% năm 2013 xuống chỉ
còn 43,25% năm 2014. Tuy nhiên, nếu nhìn vào con số tuyệt đối (12.273 triệu
đồng năm 2013 và 24.402 triệu đồng năm 2014), có thể nói, việc giảm tỷ lệ
này chẳng qua là sự điều chỉnh của ngân hàng để cân đối lại các khoản cho vay theo mục đích vay vốn.
Cho vay mua ô tô đã thực sự phát triển trong năm các năm qua.tuy năm 2013 tỷ trọng cho vay mua xe ô tô có giảm so với năm 2012 từ 28,66% xuống 24,25%. Tuy nhiên cũng như cho vay mua sửa chữa nhà việc giảm tỷ lệ này chẳng qua là sự điều chỉnh của ngân hàng để cân đối lại các khoản cho vay theo mục đích vốn chứ thực tế nhìn vào con số tuyệt đối thì vẫn tăng. Sau khi giảm tỷ trọng năm 2013 thì đến năm 2014 tỷ trọng ,cho vay mua ô tô trả góp của VPBank Bình Định đã tăng lên ,chiếm 29,20% trên tổng cho vay tiêu dùng của VPBank Bình Định.
Ngoài hai khoản vay trên, một khoản vay khác cũng chiếm tỷ trọng khá lớn của VPBank Bình Định là cho vay phục vụ mục đích sinh hoạt, tiêu dùng hàng ngày. Giống như cho vay mua ô tô, cho vay sinh hoạt của ngân hàng cũng có sự sút giảm về tỷ trọng nhưng vẫn tăng lên ở con số tuyệt đối vào năm 2013. Tuy nhiên, khoản cho vay này đã tăng đến hơn 2 lần về con số
tuyệt đối trong năm 2014, đạt khoảng 6.517 tỷ, chiếm đến 11,55% tổng dư nợ
cho vay tiêu dùng của VPBank Bình Định.
Việc tăng trưởng mạnh mẽ trong cho vay mua ô tô, mua nhà và cho vay sinh hoạt của VPBank Bình Định trong thời gian qua cũng là một điều dễ hiểu khi đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện cùng với tăng trưởng kinh tế
cao và ổn định mà nhu cầu về nhà ở, phương tiện đi lại ngày một tăng. Chính những người này đã thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại nói chung và VPBank Bình Định nói riêng phát triển.
cho vay tiêu dùng thì các khoản cho vay du học hay cho vay cán bộ công nhân viên của VPBank Bình Định, mặc dù có tăng về con số tuyệt đối, nhưng tỷ trọng của chúng ngày càng nhỏ.
Thay vào đó là sự tăng lên trong tỷ trọng của các khoản cho vay tiêu dùng khác. Trong năm 2013, các khoản cho vay này đạt 1.029 triệu đồng, tăng khoảng 4 lần so với năm 2012. Trong năm 2014 thì tỷ trọng của các khoản cho vay tiêu dùng khác cũng tăng lên 7.727 triệu đồng, tỷ trọng của chúng cũng tăng lên từ 6,45% năm 2012 lên 13,69% năm 2014.
Qua đó, cho thấy, thời gian tới, các khoản cho vay trọng điểm của VPBank Bình Định sẽ là cho vay mua hoặc sửa chữa nhà, cho vay mua ô tô và cho vay tiêu dùng sinh hoạt.
Ø Cơ cấu CVTD theo thời hạn
Bảng 2.8: Cơ cấu CVTD theo thời hạn vay tại VPBank Bình Định 2012 – 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % Ngắn hạn 450 14 2.383 12 3.928 7 Trung, dài hạn 2.766 86 17.481 88 52.197 93 Dư nợ CVTD 3.216 100 19.864 100 56.215 100
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh hàng năm của VPBbank Bình Định)
Nhìn vào bảng số liệu 2.8 ta có thể thấy được rằng dư nợ CVTD theo thời hạn vay tại VPBank Bình Định thì tỷ trọng của các khoản vay có thời hạn ngán hạn luôn chiếm tỷ lệ rất thấp trong khi các khoản CVTD trung và dài hạn luôn chiếm một tỷ trọng rất cao, CVTD trung, dài hạn luôn chiếm tỷ
trọng trên 85% trên tổng dư nơ CVTD. Dư nợ CVTD trung dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn là do hình thức cho vay trong lĩnh vực CVTD thì chủ yếu
là các khoản vay trả góp có thời hạn vay từ 24-60 tháng. Điều này cho thấy VPBank Bình Định đang chú trọng phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng mang tính lâu dài, điều này sẽ giúp cho dư nợ CVTD của VPBank Bình Định
ổn định, ít biến động.
c. Thực trạng về nâng cao chất lượng dịch vụ CVTD
Trong những năm vừa qua công tác chăm sóc khách hàng vay và khách hàng giao dịch tại VPBank Bình Định được chú trọng, ngân hàng thường xuyên có các chương trình nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ như tặng quà cho các khách hàng đang giao dịch tại VPBank và các chương trình khác nhân dịp các ngày lễ, tết,…
Chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng cũng được phản ánh qua mức độ
hài lòng của khách hàng như thời gian xử lý hồ sơ, thái độ của nhân viên, hình
ảnh,…
Tiến hành khảo sát 100 khách hàng về sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ CVTD tại VPBank Bình Định ta có kết quả khảo sát
được thể hiện qua bảng 2.9.
Kết quả khảo sát về sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ CVTD tại VPBank Bình Định cho thấy mức độ rất hài lòng của khách hàng chỉ chiếm 21,4 %, mức độ hài lòng chiếm 35,5 % và mức độ bình thường chiếm đến 36,4 %, ngoài ra ở mức độ kém hài lòng là 6,7 %. %. Kết quả này cho thấy chất lượng dịch vụ này tuy đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. . Khách hàng chỉ mới
đánh giá tốt gần như tuyệt đối thái độ phục vụ của nhân viên và khâu giải ngân nhanh chóng của ngân hàng (chiếm đến 70-85 % mức độ rất hài lòng) mà chưa thật sự hài lòng ở sản phẩm dịch vụ, thời gian giải quyết hồ sơ vay, thủ tục vay vốn, điều kiện vay vốn, và biểu lãi suất cho vay tiêu dùng.
Bảng 2.9: Bảng kết quả khảo sát chất lượng dịch vụ cho vay tại VPBank Bình Định thời gian qua
STT Chỉ tiêu đánh giá Đánh giá của khách hàng Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Kém hài lòng Không hài lòng 1 Sản phẩm CVTD 6 16 68 10 0 2 Thời gian xử lý một hồ sơ 9 56 32 3 0 3 Thái độ phục vụ của cán bộ tín dụng 71 29 0 0 0 4 Thủ tục, hồ sơ vay vôn 5 57 34 4 0 5 Điều kiện vay vốn 8 24 43 25 0 6 Lãi suất CVTD 4 37 45 14 0 7 Thủ tục giải ngân CVTD 85 15 0 0 0 8 Hình thức và nội dung tờ rơi quảng cáo 20 36 41 3 0 9 Chính sách chăm sóc khách hàng 4 42 46 8 0 10 Hình ảnh của VPBank Bình Định 2 43 55 0 0 Tổng cộng 214 355 364 67 0 Tỷ lệ 21,4 35,5 36,4 6,7 0 (Nguồn: Phòng PVKH – VPBank Bình Định)
Bên cạnh đó, một yếu tố cũng không kém phần quan trọng đó là hình
ảnh của ngân hàng và các dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng chưa thật sự nổi bật và đi vào lòng khách hàng.
d. Thực trạng về kiểm soát rủi ro CVTD