Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng, chi nhánh bình định (Trang 41 - 44)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1.Các nhân tố khách quan

Nhóm này bao gồm những yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng và chính bản thân khách hàng cũng ảnh hưởng đến hoạt

động này:

a. Môi trường kinh tế, văn hóa - xã hội

Có thể nói sự biến động của cho vay tiêu dùng gắn bó chặt chẽ với sự

biến động của môi trường kinh tế. Nếu một quốc gia có nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân ổn định, nhu cầu tiêu dùng của dân chúng sẽ tăng lên, và do đó, ngân hàng có cơ hội mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của mình. Nếu một quốc gia có nền kinh tế đình trệ, suy thoái, không ổn định, người dân sẽ hạn chế đi vay, thậm chí không đi vay vì họ chỉ muốn duy trì cuộc sống ở mức bình thường và việc đi vay trong trường hợp này sẽ làm gia tăng gánh nặng trả nợ ngân hàng.

Môi trường văn hoá – xã hội bao gồm trình độ dân trí, phong tục tập quán, tâm lý, thói quen chi tiêu của người dân, nhu cầu của người dân… Nếu

ở một xã hội mà thói quen chi tiêu của người dân chỉ dừng lại ở mức độ là những mặt hàng thiết yếu thì tại đó, các NHTM không thể phát triển hình thức

cho vay tiêu dùng được. Hoặc tại một xã hội mà người dân có thói quen tiết kiệm, tỷ lệ tiết kiệm trên tổng thu nhập cao thì các NHTM cũng không có cơ

hội mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng. Trình độ dân trí cao là một cơ hội

để mở rộng các dịch vụ ngân hàng, trong đó có cho vay tiêu dùng. Trình độ

dân trí cao thì người dân sẽ không có tâm lý e ngại khi đi vay ngân hàng, họ

có nhu cầu được hưởng thụ một cuộc sống đầy đủ tiện nghi, hiện đại và điều này sẽ thúc đẩy cho vay tiêu dùng phát triển.

b. Môi trường pháp lý

Mọi hoạt động của NHTM đều phải tuân thủ các qui định của nhà nước, của pháp luật. Cho vay tiêu dùng cũng là hoạt động nằm trong khuôn khổ pháp lý đó. Môi trường pháp lý bao gồm những văn bản pháp lý chặt chẽ,

đồng bộ sẽ tạo cơ hội phát triển cho hoạt động cho vay tiêu dùng. Nhưng nếu một xã hội tồn tại một hệ thống các văn bản pháp lý chằng chịt, không rõ ràng, đầy đủ thì sẽ cản trở không chỉ cho hoạt động cho vay tiêu dùng mà còn cản trở cho tất cả các hoạt động khác của NHTM. Vì vậy, một môi trường pháp lý thông thoáng, hợp lý, rõ ràng sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển.

c. Định hướng phát triển và chính sách kinh tế của Nhà nước

Nếu định hướng phát triển và chính sách kinh tế của Nhà nước kích thích sự phát triển kinh tế trong nước, GDP tăng, thu nhập người dân sẽ được cải thiện, nhu cầu của người dân về hàng tiêu dùng sẽ tăng, các NHTM sẽ có cơ hội mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của mình. Những chính sách này góp phần vào việc thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp xã hội, làm tăng lượng khách hàng với hình thức tín dụng tiêu dùng của ngân hàng. Những chính sách hợp lý và định hướng kinh tế đúng đắn của Nhà nước còn có thể kích thích nhu cầu tiêu dùng trong dân cư, tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng.

d. Các yếu tố thuộc về bản thân khách hàng

Cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay tiềm ẩn rủi ro cao, những rủi ro này thường xuất phát từ phía khách hàng. Các nhân tố thuộc về bản thân khách hàng bao gồm: khả năng tài chính, đạo đức khách hàng, tài sản đảm bảo của khách hàng…

Khả năng tài chính của khách hàng: Khả năng tài chính của khách hàng là nguồn trả nợ cho các khoản vay của ngân hàng. Thu nhập của người vay là nguồn trả nợ chủ yếu của các khoản vay tiêu dùng. Khả năng tài chính của ngân hàng là một sự đảm bảo cho ngân hàng khi cấp tín dụng tiêu dùng, nó đảm bảo cho ngân hàng sự an toàn, tránh rủi ro. Việc thu nợ phụ thuộc rất lớn vào nhân tố này, và nhân tố này cũng là động lực để các ngân hàng phát triển hình thức cho vay tiêu dùng. Các NHTM chỉ mạnh dạn phát triển cho vay tiêu dùng khi khả năng tài chính của khách hàng đảm bảo trả nợ.

Đạo đức khách hàng: Đạo đức khách hàng bao gồm các yếu tố liên quan đến uy tín của khách hàng, năng lực pháp lý của khách hàng…Các yếu tố này có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi ngân hàng tiến hành xem xét các khoản vay nói chung và các khoản vay tiêu dùng nói riêng. Đạo đức khách hàng còn thể hiện ở việc cung cấp cho ngân hàng những thông tin cá nhân đầy

đủ và chính xác, sự thiện chí muốn trả nợ cho ngân hàng và sự trung thực trong việc thực hiện hợp đồng tín dụng đã ký kết với ngân hàng.

Tài sản đảm bảo của khách hàng: Tài sản bảo đảm của KH được xem như là một nguồn thu nợ thứ hai, hay nói chính xác hơn đây chính là nguồn thu mang tính dự phòng rủi ro và giúp tăng mức độ an toàn trong hoạt động CVTD của NH. Tuy nhiên, việc NH đưa ra quyết định cấp tín dụng cho KH không quá bị chi phối bởi yếu tố này mà phục thuộc khá nhiều vào kết quả của khâu phân tích, thẩm định tín dụng. Trong CVTD thì chủ yếu dựa vào bước phân tích khả năng tài chính của KH, thiện chí trả nợ

của KH để đưa ra quyết định đồng ý cho vay hay không.

e. Đối thủ cạnh tranh

Sự gia tăng của các ngân hàng gần đây làm cho môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Nếu môi trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng để giành giật khách hàng thì cho vay tiêu dùng của các ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn. Hiện nay, xu hướng bán lẻ trong các ngân hàng đã và đang diễn ra mạnh mẽ nên dịch vụ cho vay tiêu dùng đang được các ngân hàng phát triển mạnh, nới lỏng và tiếp thị khá mạnh như hạn mức vay cao, thời gian cho vay dài, lãi xuất ưu

đãi,…Đây cũng là một trong những nhân tốảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng mà ngân hàng cũng cần phải quan tâm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng, chi nhánh bình định (Trang 41 - 44)