Việc ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất như thực hành nông nghiệp sạch (GAP), biện pháp phòng trừdịch hại tổng hợp (IPM), sử dụng công nghệ Laser vào công tác chuẩn bị đất, sử dụng công nghệ tồn trữ sau thu hoạch bằng Silo,… tất cả các tiến bộ mới này đều đã được các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển trên thế giới áp dụng với mục đích nâng cao chất lượng nông sản. Trong trường hợp này là đối với chất lượng hạt gạo của Việt Nam phục vụmục đích xuất khẩu.
Những tiến bộkhoa học mới này đã và đang được áp dụng ởmột số vùng chuyên canh lúa lớn của ĐBSCL. Với những biện pháp này có thểgiảm thiểu tác động xấu của hoạt động sản xuất lúa đến môi trường nước vàm đất. Đảm bảo nguồn nước sạch được duy trì cho sản xuất và sinh hoạt cũng như tái cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, hạn chế đến mức tối đa nguy cơ bạc màu đất. Một khi làm được các điều này người dân sẽ tốn ít chi phí cho việc chăm sóc lúa hơn và
đặc biệt hơn nữa là khoản chi phí cho việc hủy hoại môi trường sẽ giảm đi nếu được xét đến trong tương lai.
Việc ứng dụng các thành tựu khoa học này càng rộng rãi vào sản xuất sẽ từng bước thúc đẩy nền nông nghiệp của Việt Nam theo hướng hiện đại và sản phẩm nông sản của nước ta sẽ vững vàng trên thị trường thế giới hơn. Khi đó lượng cầu vềsản phẩm lúa gạo sẽ trởnên ổn định và có cơ sở đểnâng cao giá trị xuất khẩu mang vềlợi ích nhiều hơn cho quốc gia và cho người nông dân.