Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của vụ lúa Hè Thu

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ tại huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 59 - 62)

Theo như kết quảphân tích vềhiệu quảkinh tếcủa vụlúa Hè Thu bên trên thì mức lợi nhuận bình quân trên mỗi công đất nông nghiệp mà các nông hộnhận được là không cao. Tuy nhiên mức lợi nhuận này cũng có thể chấp nhận được trong bối cảnh ởkhu vực nông thôn. Các kết quảsau sẽcho biết được các nhân tố cụthể ảnh hưởng có ý nghĩa đến lợi nhuận của vụlúa Hè Thu

 Kiểm định trên tất cảcác tham sốhồi quy

Trong phần kiểm định này nhằm để biết được tất cả các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến lợi nhuận của vụlúa Hè Thu hay không. Với giảthuyết là tất cảcác tham sốhồi quy dều bằng không. Có nghĩa là tất cả các biến độc lập được đưa vào mô hình đều không có ảnh hưởng đến lợi nhuận của vụ lúa Hè Thu. Để biết được có bát bỏ giả thuyết này hay không sẽ dựa vào kết quả của bảng phân tích ANOVA sau.

BẢNG 17: Bảng kết quảphân tích ANOVA HT

Độtựdo Sig. F

Hồi quy 8 0.000

Số dư 72

Tổng 80

Nguồn: kết quảxửlý hồi quy tương quan bằng Excel (2003)

Dựa vào giá trịP = 0,000 của cột Sig.F ởBẢNG 17 và mức ý nghĩa 5% thì giả thuyết tất cả các nhân tố đều không ảnh hưởng đến lợi nhuận của vụ lúa Hè Thu bịbát bỏ. Hay nói cách khác là tất cảcác biến số trong mô hình hồi quy đều có ảnh hưởng đến lợi nhuận.

BẢNG 18:Kết quảphân tích hồi quy tương quanHT

Hệsố

hồi quy Giá trịP Duới 95% Trên 95%

Hệsốchặn

-3817,45 0,00000 -4192,99 -3441,90

Tuổi của chủhộ (năm) -1,16 0,00037 -3,72 1,39

Kinh nghiệm trồng lúa(năm)

0,37 0,00847 -3,42 4,15

Trình độhọc vấn(năm)

7,33 0,03808 -0,92 15,59

Diện tích canh tác (công) 1,69 0,17872 -0,79 4,18 Tổng chi phí vụ HT (1000đ)

-0,93 0,00000 -0,99 -0,88

Giá bán vụHT(1000 đ) 698,54 0,00000 647,38 749,70

Năng suất HT (Kg/công) 5,12 0,00000 4,89 5,35

Tham gia các tổ/nhóm

39,02 0,60603 -111,02 189,07

Nguồn: kết quảxửlý hồi quy tương quan bằng Excel (2003)

Dựa theo giá trị P ở BẢNG 18 cho thấy được có hai biến ảnh hưởng không có ý nghĩa đến lợi nhuận của vụ lúa Hè Thu đó là biến diện tích đất canh tác và việc tham gia các tổ/ nhóm sản xuất tại địa phương vì giá trịP của cảhai biến này lớn hơn mức ý nghĩa 5%. Các biến còn lại đều ảnh hưởng có ý nghĩa đến lợi nhuận của vụlúa Hè Thu.

 Phương trình hồi quy diễn tảmức độ ảnh hưởng của các biến được viết ra như sau:

Lợi nhuận vụlúa Hè Thu = – 3.817 – 1,16 Tuổi + 0,37 Kinh nghiệm + 7,33 Trình độhọc vấn – 0,93 Tổng chi phí + 698,54 Giá bán + 5,12Năng suất

 Ý nghĩa của từng nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của vụ lúa Hè Thu được giải thích như sau:

Trong trường hợp các yếu tố khác không thay đổi, thì khi tuổi của chủhộ tăng lên 1 tuổi thì lợi nhuận bình quân của vụlúa Hè Thu giảm 1.160 đồng/ công. Trong trường hợp các yếu tố khác không thay đổi, thì khi kinh nghiệm trồng lúa của chủ hộ tăng lên 1 năm thì lợi nhuận bình quân của vụ lúa Hè Thu tăng 370 đồng/ công.

Trong trường hợp các yếu tố khác không thay đổi, thì khi trình độhọc vấn của chủ hộ (số năm đến trường) tăng lên 1 năm thì lợi nhuận bình quân của vụ lúa Hè Thu tăng 7.330 đồng/ công.

Trong trường hợp các yếu tố khác không thay đổi, thì khi tổng chi phí bình quân trên 1 công đất lúa Hè Thu tăng lên 1.000 đồng thì lợi nhuận bình quân của vụlúa Hè Thu giảm 930 đồng đồng/ công.

Trong trường hợp các yếu tố khác không thay đổi, thì khi giá bán lúa Hè Thu tăng 1.000 đồng/kg thì lợi nhuận bình quân của vụ lúa Hè Thu tăng 698.540 đồng/ công.

Trong trường hợp các yếu tố khác không thay đổi, thì khi năng suất lúa bình quân tăng 1 kg/ công thì lợi nhuận bình quân của vụ lúa Hè Thu sẽ tăng 5.120 đồng/ công.

 Ước lượng từng khoảng gia tăng của các nhân tố đến lợi nhuận

Nếu các yếu tố khác không thay đổi thì khi tuổi của chủ hộ tăng lên 1 tuổi thì lợi nhuận của vụlúa Hè Thu sẽ giảm trong khoảng từ1.390đồng/công xuống -3.720 đồng/công

Nếu các yếu tố khác không thay đổi thì khi kinh nghiệm trồng lúa của chủ hộ tăng lên 1 năm thì lợi nhuận bình quân của vụ lúa Hè Thu tăng trong khoảng từ-3.420đồng/công đến 4.500đồng/ công.

Nếu các yếu tố khác không thay đổi thì khi trình độ học vấn của chủ hộ (số năm đến trường) tăng lên 1 năm thì lợi nhuận bình quân của vụlúa Hè Thu sẽ tăng trong khoảng từ-920đồng/ công lên 15.590đồng/công

Nếu các yếu tố khác không thay đổi thì khi tổng chi phí bình quân trên 1 công đất lúa Hè Thu tăng lên 1.000 đồng thì lợi nhuận bình quân của vụ lúa Hè Thu giảm trong khoảng từ-880đồng/ công xuống -990đồng/công

Nếu các yếu tố khác không thay đổi thì khi giá bán lúa Hè Thu tăng 1.000 đồng/kg thì lợi nhuận bình quân của vụ lúa Hè Thu tăng trong khoảng từ647.380 đồng/ công lên 749.700 đồng/ công.

Nếu các yếu tố khác không thay đổi thì khi năng suất lúa bình quân tăng 1 kg/ công thì lợi nhuận bình quân của vụ lúa Hè Thu sẽ tăng trong khoảng từ 4.890đồng/ công lên 5.350đồng/ công.

 Kiểm định mức độchặt chẽgiữa các biến sốtrong mô hình hồi quy Bảng kết quả thống kê của hệ số tương quan bội R sau đây sẽ cho biết được mức độchặt chẽtrong mối quan hệgiữa các nhân tốtuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm trồng lúa của chủhộ, năng suất, giá bán, và tổng chi phí bình quân của vụlúa Hè Thu với lợi nhuận bình quân thu được từvụlúa này.

BẢNG 19 : Bảng thống kê của hệsố tương quan bội HT

R 0,9698 RBình phương 0,9597 RBình phương hiệu chỉnh 0,9575 Sai sốchuẩn 117,5316 Tổng sốquan sát mẫu 81

Nguồn: kết quảxửlý hồi quy tương quan bằng Excel (2003)

Giá trịR= 0,9698 trong BẢNG 19cho biết tất cả6 biến vừa đềcập bên trên có mối liên hệrất chặt chẽ đến lợi nhuận bình quân của vụlúa Hè Thu.

Giá trịR Bình phương = 0,9597 = 95,97% có nghĩa là các biến tuổi, trình độhọc vấn, kinh nghiệm trồng lúa của chủhộ, năng suất, giá bán, và tổng chi phí bình quân của vụ lúa Hè Thu làm thay đổi lợi nhuận 95,97%. Các biến còn lại không đưa vào mô hình nghiên cứu này làm thay đổi lợi nhuận 4,03%.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ tại huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)