Sản xuất đơn lập không có sự liên kết

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ tại huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 73)

Qua kết quả khảo sát, phần lớn người dân sản xuất lúa độc lập với nhau, thiếu sự liên kết ởcấp độ nông hộ vì tỷ lệ tham gia vào các tổ nhóm sản xuất là rất thấp. điều này sẽ gây trở ngại cho người dân ngay trong quá trình sản xuất cũng như khi bán sản phẩm ra thị trường.

Trong quá trình canh tác, người dân không có sự liên hệ với nhau sẽ dễ dàng đối mặt với những rủi ro về dịch bệnh và sâu hại hơn nếu không phòng trị cùng lúc. Bên cạnh đó việc sử dụng những loại phân bón và thuốc BVTV khác nhau theo một sốnghiên cứu khoa học cho rằng chất lượng hạt gạo sẽkhác nhau. Điều này ảnh hưởngđến giá bán của sản phẩm. Khoản chi phí cho tăng thêm cho việc tác dụng của các loại thuốc BVTV bị giảm xuống do không được sử dụng đồng loạt là rất đáng quan tâm.

Mặt khác, trên thị trường nếu từng nông hộgiao dịch đơn lểthì sẽrất dễbị các thương lái ép giá. Khiến cho lợi nhuận giảm. Hơn nữa họ sẽ bỏ qua cơ hội được hưởng chiết khấu trong trường hợp mua các vật tư đầu vào với số lượng lớn. Việc này chỉcó thểthực hiện được khi người dân liên kết lại với nhau.

5.1.6. Hạn chếvềtín dụng

Một vấn đềrất quan trọng khác liên quan đến hiệu quảsản xuất của người dân mà trong nghiên cứu này không đề cập đến đó là chi phí cho nguồn vốn tái đầu tư vào vụmùa sản xuất sau của người dân. Trong nghiên cứu này, khoản chi phí vốn này được ẩn trong khoản mục chi phí khác trong các phân hích vềcác chỉ tiêu kinh tếtrong hai vụ lúa Hè Thu và Thu Đông.

Trong bối cảnh hiện tại, khi giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu tăng cao cũng như giá cả các nguồn vật tư đầu vào cho sản xuất cũng tăng theo thì mức lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất lúa của người dân thông thường chỉ đủ để chi trảcho sinh hoạt và hoàn nợcủa vụ mùa trước đó ngoại trừnhững nông hộcó diện tích rất lớn nên mức lợi nhuận có thể bù đắp được chi tiêu cho cả gia đình.

Để có đủvốn đểtiếp tục tái đầu tư cho vụ mùa sau người dân thường hay tiếp cận với các nguồn vốn như vay ngân hàng, vay tiền của người cho vay địa phương hay mua thiếu vật tư nông nghiệp. Tuy nhiên, việc vay vốn ở các ngân hàng để được hưởng một mức lãi suất hợp lý là khá khó khăn. Đa phần các hộ nông dân phải tiếp cận với các nguồn vốn phi chính thức với chi phí vốn khá cao. Sau khi vụ mùa hoàn tất, họphải hoàn trảsốvốn này. Và khoản chi phí này thực chất không hề nhỏ và nó cũng đã làm giảm đi phần nào lợi nhuận của người nông dân.

5.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA NGƯỜI DÂN NGƯỜI DÂN

Để có thểnâng cao hiệu quả sản xuất lúa của người dân cũng có nghĩa là nâng cao lợi nhuận của hoạt động trồng lúa của người dân. Điều quan trong là có những cách thức làm giảm tổng chi phí sản xuất trong quá trình canh tác. Nhóm giải pháp sau đây được kỳ vọng sẽ có thể tối thiểu hóa chi phí sản xuất lúa của người dân góp phần nâng cao lợi nhuận mang lại hiệu quảkinh tế cao hơn.

5.2.1. Chủ động ứng phó với những thay đổi có thểxảy ra của tựnhiên

Giải pháp này tập trung vào việc phát triển hệthống thủy lợi nội đồng một cách toàn diện có hệ thống và với quy mô lớn. Hệ thống này bao gồm việc xây dựng hệthống đê bao ngăn lũ vào mùa mưa và hệthống cung cấp nước vào mùa khô. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với huyện Châu Phú nói riêng và tỉnh An Giang nói chung là bởi vì.

An Giang là địa tỉnh chịu ảnh hưởng lớn khi vào mùa mưa nước trên thượng nguồn sông Mê Kông tràn về gây ngập úng nhiều diện tích lúa. Nếu không chủ động ứng phó với lũ sẽ gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân. Bên cạnh đó vào mùa khô mực nước lại xuống rất thấp và gây khô hạn trên diện rộng. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất lúa của người dân. Theo đó, sản lượng thấp đi cùng với lợi nhuận cũng giảm.

Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống thủy lợi này để chủ động ứng phó với tự nhiên này một mặt đem lại lợi ích rất lớn cho người dân trồng lúa tại địa phương đó là rủi ro tổn thất của họthấp hơn, hàng năm họcũng tốn chi phí ít hơn cho việc chuẩn bị và ứng phó với lũ cũng như cung cấp đủ nước vào mua khô, năng suất và chất lượng lúa vì thếcũng được nâng lên. Mặt khác nó sẽtrực tiếp ảnh hưởng đến các khu vực hạ nguồn sông Mê Kông khi mà dòng chảy bị tác động hẹp lại lượng nước sẽ nhiều hơn, đi với tốc độ nhanh hơn và điều này sẽ làm cho các tỉnh hạ nguồn dễ bị ngập lụt hơn. Bên cạnh đó, việc xây hệ thông thủy lợi có quy mô lớn này sẽ tốn một khoản kinh phí rất lớn của ngân sách nhà nước. Chính vì thế cần sự quan tâm và xem xét của các nhà hoạch định chính sách đểcó thểthực thi giải pháp tốt hơn.

5.2.2. Tập trung sản xuất theo quy mô “ cánh đồng mẫu lớn”

Quy mô cánh đồng mẫu lớn đã bắt đầu được đưa vào áp dụng ởmột số địa phương của tỉnh An Giang và Sóc Trăng. Tuy nhiên chưa được phát triển rộng rải bởi vì nhiều lý do nhạy cảm xảy ra ởcấp độ nông hộ. mặc dù vậy không thể phủ nhận lợi ích mà cánh đồng mẫu lớn mang lại đó là chi phí sản xuất được cắt giảm đáng kể.

Một khi có được một diện tích canh tác đủlớn để có thểáp dụng các biện pháp khoa học kỹthuât mới, cơ giới hóa sản xuất và thu hoạch. Khi đó tất cảcác công đoạn canh tác lúa của người dân đều được thực hiện đồng loạt sẽgiảm thiểu tối đa chi phí thất thoát. Bên cạnh đó tác dụng của các loại phân bón, thuốc BVTV sẽcó tác dụng đồng thời, chất lượng lúa tăng lên sẽbán được giá cao hơn.

Quy mô cánh đồng mẫu lớn còn giúp cho người dân giảm đáng kể lượng vật tư nông nghiệp đầu vaog như giống, phân bón, thuốc BVTV, công lao động,… điều này sẽ làm cho cơ cấu chi phí của người dân giảm đáng kể. Hơn thế nữa một khi công lao động giảm xuống, người dân sẽ có nhiều thời gian hơn để tăng gia sản xuất, sản xuất phi nông nghiệp đểgóp phần phát triển kinh tếhộ gia đình, đóng góp vào hiệu quảsản xuất chung của nông hộ.

5.2.3. Ứng dụng những tiến bộkhoa học kỹthuật mới vào sản xuất

Việc ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất như thực hành nông nghiệp sạch (GAP), biện pháp phòng trừdịch hại tổng hợp (IPM), sử dụng công nghệ Laser vào công tác chuẩn bị đất, sử dụng công nghệ tồn trữ sau thu hoạch bằng Silo,… tất cả các tiến bộ mới này đều đã được các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển trên thế giới áp dụng với mục đích nâng cao chất lượng nông sản. Trong trường hợp này là đối với chất lượng hạt gạo của Việt Nam phục vụmục đích xuất khẩu.

Những tiến bộkhoa học mới này đã và đang được áp dụng ởmột số vùng chuyên canh lúa lớn của ĐBSCL. Với những biện pháp này có thểgiảm thiểu tác động xấu của hoạt động sản xuất lúa đến môi trường nước vàm đất. Đảm bảo nguồn nước sạch được duy trì cho sản xuất và sinh hoạt cũng như tái cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, hạn chế đến mức tối đa nguy cơ bạc màu đất. Một khi làm được các điều này người dân sẽ tốn ít chi phí cho việc chăm sóc lúa hơn và

đặc biệt hơn nữa là khoản chi phí cho việc hủy hoại môi trường sẽ giảm đi nếu được xét đến trong tương lai.

Việc ứng dụng các thành tựu khoa học này càng rộng rãi vào sản xuất sẽ từng bước thúc đẩy nền nông nghiệp của Việt Nam theo hướng hiện đại và sản phẩm nông sản của nước ta sẽ vững vàng trên thị trường thế giới hơn. Khi đó lượng cầu vềsản phẩm lúa gạo sẽ trởnên ổn định và có cơ sở đểnâng cao giá trị xuất khẩu mang vềlợi ích nhiều hơn cho quốc gia và cho người nông dân.

5.2.4. Cơ giới hóa hoạt động sản xuất

Một khi đã thực thi giải pháp cánh đồng mẫu lớn vào hoạt động sản xuất lúa thì việc áp dụng cơ giới hóa là một điều cần thiết. Cơ giới hóa cần được áp dụng trong suốt quá trình canh tác như sửdụng máy cày công nghệ cao, máy san phẳng mặt ruộng bằng Laser, máy xạ hàng, máy phun thuốc, máy gặt đập liên hợp. Tất cả các phương tiện cơ giới này sẽ thay thế cho sực lao động của con người rất hiệu quả bởi năng suất lao động cao và đồng nhất nhưng chi phí lại rẻ hơn rất nhiều so với con người. điều này sẽlà một đòn bẩy lợi nhuận cho bà con nông dân.

Trong trường hợp cánh đồng mẫu lớn khộng được áp dụng thì việc cơ giới hóa cho những cánh đồng quy mô nhỏ hơn cũng cần nên áp dụng. Có thểthay thế những loại máy móc với kích thước và công suất nhỏ hơn nhưng vẫn đảm bảo năng suất lao động cao hơn gấp nhiều lần so với con người.

Việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất cũng góp phần giải phóng một lượng lớn công lao động nông thôn. Điều này sẽphát sinh hai vấn đềtích cực cà tiêu cực.

Về mặt tích cực, người lao động sẽ có cơ hội chuyển đổi ngành nghềlàm việc sang các hoạt động phi nông nghiệp để tạo thêm thu nhâp mà vẫn giữ và quản lý được đất canh tác của mình. Hoặc giả có thể làm việc ở các khu công nghiệp hay trực tiếp phát triển kinh doanh tạo ra thu nhập.

Mặt tiêu cực là số lao động dư ra sẽ trở nên thất nghiệp hoặc di cư ra thành phố gây sức ép việc làm cho khu vực đô thị. Theo đó gây nên nhiều hệ lụy vềxã hội, môi trường và sức khỏe.

5.2.5. Hình thành các mối liên kết trong sản xuất

Các liên kết trong sản xuất là những giải pháp được đưa ra trong lý thuyết vềchuỗi giá trịlúa gạo mới được phát triển và ứng dụng trong giai đoạn gần đây. Các liên kết này bao gồm liên kết dọc và liên kết ngang trong hoạt động sản xuất và tiêu thụsản phẩm lúa gạo của người dân và doanh nghiệp

Các liên kết dọc và liên kết ngang là yếu tố then chốt quyết định tính cạnh tranh của giá bán sản phẩm. Liên kết ngang là liên kết giữa các khâu trong cùng một tác nhân hay nói cụ thể hơn là liên kết sản xuất giữa các hộ nông dân sản xuất lúa với nhau và liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một chuỗi đó là liên kết giữa các tổnhóm sản xuất của nông dân và nhà cung cấp các vật tư nông nghiệp đầu vào, người thu mua sản phẩm, nhà khoa học, ....

Nếu như không có sự liên kết ngang giữa các hộ nông dân thì khi mua nguyên liệu đầu vào từ các nhà cung cấp sẽ ở mức giá rất khác nhau và chất lượng cũng khác nhau bởi vì mỗi hộ dân đều chọn cho mình những nhà cung cấp quen thuộc. Và người dân phải tốn thêm chi phí vận chuyển khi các vật tư, nguyên liệu đầu vaog này. Khi đã có sự liên kết, thì người dân đã có sự thống nhất về giống, loại phân thuốc, các vật liệu khác. Khi lựa chọn nhà cung cấp sẽ có thể thương lượng mức giá phù hợp nhất, giảm được chi phí vận chuyển, được hưởng chiết khấu số lượng, thực hiện các giao dịch thông qua hợp đồng được pháp luật bảo hộvà không sợcác rủi ro vềchất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào. Ở khâu đầu ra của sản phẩm, đại diện của những người nông dân sẽ thương lượng giá trực tiếp với các công ty thu mua để có mức giá có lợi nhất cho người sản xuất, không sợviễn cảnh bịép giá.

Nếu có sự liên kết dọc tốt giữa nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, nhóm/tổhợp tác nông dân và công ty thu mua sẽtạo ra một lợi thếcạnh tranh vô cùng lớn là tính minh bạch vềthông tin (một sựbiến đổi về thông tin thị trường, về những rủi ro sẽ gặp phải,... sẽ được các tác nhân thông báo cho nhau và có những phương hướng giải quyết hiệu quả), lợi nhuận đươc phân phối công bằng cho mỗi tác nhân, giá sản phẩm cuối cùng có thểcạnh tranh tốt với các sản phẩm cùng loại của các đối thủcạnh tranh khác.

5.2.6. Hỗtrợtín dụng cho khu vực nông thôn

Để giúp cho người nông dân giảm thiểu được chi phí vốn trong quá trình sản xuất thì cần có sự hỗ trợ tín dụng từ các tổ chức tín dụng chính thức với lãi suất hợp lý. Khi đó người dân sẽ có được nguồn vốn người dân sẽ mạnh dạng đầu tư phát triển mô hình canh tác theo hướng hiện đại, mua sắm máy móc trang thiết bị, đầu tư cơ sởhạtầng, cải tạo các hệ thống thủy lợi nội đồng,…. mang lại năng suất và thu nhập cao hơn

Bên cạnh đó, một khi có được nguồn vốn hỗtrợ, người dân sẽkhông tiếp cận với hình thức tín dụng phi chính thức vốn có lãi suất cao. Điều này cũng góp phần hạn chếtầm ảnh hưởng của tín dụng phi chính thức đến hoạt động sản xuất của người dân.

Chương 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Qua kết quả phân tích, đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế của 3 vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu và vụ lúa Thu Đông trong mô hình canh tác lúa 3 vụ trên địa bàn huyện Châu Phú tỉnh An Giang. Những kết quả trọng yếu đã thu được như sau:

Huyện Châu Phú là một trong những vùng chuyên canh lúa lớn của tỉnh An Giang. Tình hình kinh tếxã hội năm 2011 có nhiều khởi sắc so với năm 2010. Theo thống kê các quan sát mẫu được khảo sát thì đa phần diện tích đất canh tác của các hộ dân đều dùng để trồng lúa 3 vụ. Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông.

Về so sánh hiệu quả kinh tế giữa 3 vụ lúa Đông Xuân Hè Thu và Thu Đông có kết quả là cơ cấu chi phí của 3 vụlúa này biến động đan xen nhau và sự khác biệt là không quá lớn. Tổng chi phí bình quân cho vụ Thu Đông là cao nhất và Vụ lúa Hè Thu có tổng chi phí bình quân thấp nhất . Khoản chi phí cao nhất cho cả3 vụ lúa đó là chi phí cho việc sửdụng phân bón và thuốc BVTV. Mức lợi nhuận của vụ lúa Đông Xuân là cao nhất và thấp nhất là nhuận của vụlúa Hè Thu Hiệu quả kinh tế của 3 vụ lúa giảm dần từ Đông Xuân đến Thu Đông và cuối cùng là vụ lúa Hè Thu. Từ đó có được kết luận là nên tiếp tục sản xuất lúa Thu Đông trên địa bàn huyện Châu Phú tỉnh An Giang

Về các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình thì có các nhân tố nhưtuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm trồng lúa của chủ hộ, năng suất, giá bán, tổng chi phí đều ảnh hưởng có ý nghĩa đến lợi nhuận của từng vụ lúa và của mô hình lúa 3 vụ. Trong đó chỉ có biến tuổi và chi phí sản xuất ảnh hưởng tỷ lệ nghịch với lợi nhuận.

Vềgiải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa có hai hướng giải pháp vĩ mô và vi mô. Giải pháp vi mô nhằm hướng đến hoạt động của người dân và giải pháp vi mô hướng đến sựhỗtrợcủa các cơ quan có chức năng.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ tại huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)