Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của toàn mô hình

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ tại huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 67)

Theo như kết quảphân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của từng vụlúa Đông Xuân,Hè Thu và Thu Đông ởcác phân tích trên thì các nhân tốnhìn chung ảnh hưởng theo xu hướng giống nhau. Để biết được xu hướng của các nhân tố này ảnh hưởng như thế nào đến toàn mô hình, kết quả phân tích sau sẽ chỉ ra điều này.

 Kiểm định trên tất cảcác tham sốhồi quy

Trong phần kiểm định này nhằm để biết được tất cảcác biến độc lập được đưa vào mô hình có ảnh hưởng đến biến lợi nhuận hay không. Với giảthuyết là tất cảcác tham sốhồi quy đều bằng không. Có nghĩa là tất cảcác biến độc lập được đưa vào mô hình đều không có ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình lúa 3 vụ

Đểbiết được có bác bỏgiảthuyết này hay không sẽdựa vào kết quảcủa bảng phân tích ANOVA sau

BẢNG 23: Bảng kết quảphân tích ANOVA

Độtựdo Sig. F

Hồi quy 8 0.000

Số dư 72

Tổng 80

Nguồn: kết quảxửlý hồi quy tương quan bằng Excel (2003)

Căn cứvào giá trịP = 0,000 của cột Sig.Fbên trên với mức ý nghĩa alpha 5% thì giả thuyết tất cảcác biến số được đưa vào mô hình đều không ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình bị bác bỏ. Hay nói cách khác là tất cảcác biến sốnày đều có ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình. Kết quảphân tích tiếp theo sau sẽ chỉra mức độ ảnh hưởng của từng biến sốcụthể đến lợi nhuận của mô hình

Dựa theo giá trị P ở BẢNG 24 bên dưới cho thấy được có 2 biến ảnh hưởng không có ý nghĩa đến lợi nhuận của mô hình lúa 3 vụ đó là biến diện tích canh tác và biến tham gia các tổ/ nhóm sản xuất tại địa phương vì giá trịP của cả hai biến này lớn hơn mức ý nghĩa 5%. Các biến còn lại với giá tri P đều nhỏ hơn mức ý nghĩa alpha 5% nên có thể kết luận là đều ảnh hưởng có ý nghĩa đến lợi nhuận .

BẢNG 24:Kết quảphân tích hồi quy tương quan

Hệsốhồi

quy Giá trịP Duới 95% Trên 95%

Hệsốchặn -13835,00 0,0000 -14828,60 -12841,41

Tuổi của chủhộ (năm) -3,43 0,0033 -10,49 3,62

Kinh nghiệm trồng lúa(năm) 2,60 0,0197 -7,81 13,01

Trình độhọc vấn(năm) 20,90 0,0373 -2,02 43,81

Diện tích canh tác (ha) 3,51 0,3043 -3,25 10,27

Tổng chi phí (1000 đồng) -0,98 0,0000 -1,02 -0,93

Giá bán (1000 đồng) 2272,12 0,0000 2135,10 2409,15

Năng suất (kg/công) 5,89 0,0000 5,68 6,10

Tham gia các tổ/nhóm 152,60 0,4664 -262,81 568,02

Nguồn: kết quảxửlý hồi quy tương quan bằng Excel (2003)

 Phương trình hồi quy diễn tảmức độ ảnh hưởng của các biến được viết ra như sau:

Lợi nhuận = – 13.835 – 3,43 Tuổi + 2,6 Kinh nghiệm + 20,90 Trình độhọc vấn – 0,98 Tổng chi phí

+ 2.272,12 Giá bán + 5,89Năng suất

 Ý nghĩa của từng nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình trên được giải thích như sau:

Trong trường hợp các yếu tố khác không thay đổi, thì khi tuổi của chủhộ tăng lên 1 tuổi thì tổng lợi nhuận của 3 vụlúa sẽgiảm 3.430 đồng/ công.

Trong trường hợp các yếu tố khác không thay đổi, thì khi kinh nghiệm trồng lúa của chủ hộ tăng lên 1 năm thì lợi nhuận của 3 vụ lúa sẽ tăng 2.600 đồng/ công.Trong trường hợp các yếu tố khác không thay đổi, thì khi trình độ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

học vấn của chủhộ (số năm đến trường) tăng lên 1 năm thì tổng lợi nhuận của 3 vụlúa sẽ tăng 20.900đồng/ công.

Trong trường hợp các yếu tố khác không thay đổi, khi tổng chi phí bình quân trên 1 công tăng lên 1.000 đồng thì lợi nhuận của 3 vụ sẽ giảm 980 đồng đồng/ công.

Trong trường hợp các yếu tố khác không thay đổi, thì khi giá bán lúa tăng 1.000 đồng/kg thì lợi nhuận của 3 vụ lúa Hè Thu tăng 2.272.120 đồng/ công.

Trong trường hợp các yếu tố khác không thay đổi, thì khi năng suất lúa bình quân tăng 1 kg/ công thì lợi của 3 vụlúa sẽ tăng 5.890 đồng/ công.

 Ước lượng từng khoảng gia tăng của các nhân tố đến lợi nhuận của vụ lúa

Nếu các yếu tố khác không thay đổi thì khi tuổi của chủ hộ tăng lên 1 tuổi thì lợi nhuận của 3 vụ lúa sẽ giảm trong khoảng từ 3.620 đồng/công xuống - 10.490 đồng/công

Nếu các yếu tố khác không thay đổi thì khi kinh nghiệm trồng lúa của chủ hộ tăng lên 1 năm thì lợi nhuận của 3 vụ lúa tăng trong khoảng từ -7.810 đồng/công đến 13.010đồng/ công.

Nếu các yếu tố khác không thay đổi thì khi trình độ học vấn của chủ hộ (số năm đến trường) tăng lên 1 năm thì lợi nhuận của 3 vụ lúa sẽ tăng từ-2.020 đồng/ công lên 13.810đồng/công

Nếu các yếu tố khác không thay đổi thì khi tổng chi phí bình quân trên 1 công đất lúa tăng lên 1.000 đồng thì lợi nhuận của 3 vụlúa giảm trong khoảng từ -930đồng/ công xuống -1.020 đồng/công

Nếu các yếu tố khác không thay đổi thì khi giá bán lúa tăng 1.000 đồng/kg thì lợi nhuận của 3 vụ lúa tăng trong khoảng từ 2.135.100 đồng/ công lên 2.409.150đồng/ công.

Nếu các yếu tố khác không thay đổi thì khi năng suất lúa bình quân tăng 1 kg/ công thì lợi nhuận của 3 vụ lúa sẽ tăng từ 5.168đồng/ công lên 6.100đồng/ công.

 Kiểm định mức độchặt chẽgiữa các biến sốtrong mô hình hồi quy Bảng kết quả thống kê của hệ số tương quan bội R sau đây sẽ cho biết được mức độchặt chẽtrong mối quan hệgiữa các nhân tốtuổi, trình độ học vấn,

kinh nghiệm trồng lúa của chủhộ, năng suất, giá bán, và tổng chi phí bình quân của mô hình lúa 3 vụvới lợi nhuận thu được .

BẢNG 25 : Bảng thống kê của hệsố tương quan bội

R 0,9375 RBình phương 0,9259 RBình phương hiệu chỉnh 0,9237 Sai sốchuẩn 325,4821 Tổng sốquan sát mẫu 81

Nguồn: kết quảxửlý hồi quy tương quan bằng Excel (2003)

Giá trịR= 0,9375 trong BẢNG 25cho biết tất cả6 biến vừa đềcập bên trên có mối liên hệrất chặt chẽ đến lợi nhuận bình quân của vụlúa Hè Thu.

Giá trịR Bình phương = 0,9259 = 92,59% có nghĩa là các biến tuổi, trình độhọc vấn, kinh nghiệm trồng lúa của chủhộ, diện tích canh tác,năng suất, giá bán, và tổng chi phí bình quân của mô hình lúa 3 vụ thay đổi 92,59% lợi nhuận. Các biến còn lại không đưa vào mô hình nghiên cứu này làm thay đổi 7,41% lợi nhuận.

 Nhận xét vềdấu kỳvọng

Nhìn chung kết quảphân tích của tùng vụlúa và cảmô hình canh tác lúa 3 vụ khá tương đồng với kỳvọng vềchiều hướng ảnh hưởng của các biến độc lập đến lợi nhuận. Riêng chỉcó 1 biến sốtrái với dấu kỳvọng đó tuổi của chủhộ.

Với kỳvọng là tuổi của chủhộsẽ ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận của mô hình tuy nhiên kết quả thì ngược lại. Điều này có thể giải thích rằng khi chủ hộcó tuổi cao thì năng suất làm việc, khả năng nhạy bén trong những biến cốbất ngờxảy ra sẽ tương đối hạn chế so với thếhệ trẻ. Không thểphủnhận khi có độ tuổi cao thì họ có nhiều kinh nghiệm sản xuất và yếu tố kinh nghiệm lại có ảnh hưởng cùng chiều. Tuy nhiên cũng chính vì có kinh nghiệm vì có thâm niên cao sẽcó những nhận định chủ quan, cứng nhắc không phù hợp với tình hình hiện tại do đó hiệu quảlàm việc sẽgiảm dần khi có tuổi cao. Tương ứng như vậyđối với lợi nhuận thu được từhoạt động sản xuất lúa vốn tốn nhiều công sức.

Chương 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢSẢN XUẤT LÚA 5.1. CƠ SỞ ĐỀXUẤT GIẢI PHÁP

Việt Nam là một quốc gia có truyền thống canh tác lúa lâu đời, có nhiều ưu thế về điều kiện tự nhiên, kinh nghiệm sản xuất của người dân cũng như hai đồng bằng lớn của cả nước trong đó đặc biệt là ĐBSCL với điều kiện về thổ nhưỡng cũng như thời tiết thuận lợi.

Tuy nhiên nền sản xuất nông ngiệp của nước ta mới chỉ đang từng bước được hiện đại hóa, và phát triển. Phương thức canh tác truyền thống vẫn còn hiện diện và hoạt động sản xuất vẫn chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên. Mặc dù trong giai đoạn hiện nay đã có nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được áp dụng vào sản xuất nhằm mục đích giảm thiểu chi phí nâng cao lợi nhuận cho người dân. Tuy nhiên chừng đó là chưa đủ đểcó thể tiến lên trởthành một quốc gia có nền nông nghiệp hiện đại mang tầm cởquốc tế.

Thông qua những phân tích và nhận định bên trên và trực quan trong quá trình khảo sát trên địa bàn nghiên cứu đã làm nảy sinh những vấn đề còn tồn đọng khiến hiệu quả hoạt động sản xuất lúa của người dân huyện Châu Phú nói chung và người dân vùng ĐBSCL nói riêng vẫn còn ở mức thấp hay nói cách khác là những vấn đề khó khăn này sẽ làm cho cơ cấu chi phí sản xuất của người dân tăng lên. Một khi chi phí sản xuất tăng lên sẽlàm cho lợi nhuận giảm đi và theo đó hiệu quảsản xuất sẽ không còn được khảquan. Hệquảsẽkhiến cho đời sống của người dân trồng lúa có nguy cơ gặp nhiều khó khăn hơn. Các vấn đềcụ thểnhư sau.

5.1.1. Hoạt động sản xuất phụthuộc quá nhiều vào tựnhiên

Đây là thực trạng chung không chỉ trên địa bàn huyện Châu Phú mà ngay cảtrên khắp cả nước. Nguyên nhân là do hệthống nông nghiệp của nước ta chưa phát triển cao. Hoạt động sản xuất lúa của người dân luôn phải dựa quá nhiều vào điều kiện tự nhiên để thay đổi lịch trình sản xuất. Điều này dẫn đến rất nhiều khó khăn cho vụ mùa sản xuất của người dân một khi có sự thay đổi thất thường của điều kiện tựnhiên xảy ra.

Việc lạm dụng nguồn nước, khai thác quá nhiều lần trên cùng một diện tích đất canh tác liên tục qua nhiều năm của hoạt động sản xuất lúa làm cho nguồn nước ngày càng bịô nhiểm, đất ngày càng nghèo nàn về lượng dinh dưỡng và những điều mà người dân thông qua hoạt động canh tác lúa của mình gây nên cho tựnhiên là không hề nhỏ. Và cũng chính những điều này sẽ tác động ngược trở lại đến hoạt động sản xuất lúa của người dân. Khiến cho việc sản xuất ngày càng khó khăn và tốn nhiều chi phí hơn nhằm mục đích cải tạo đất, tái cung cấp chất dinh dưỡng cho đất và cho cây trồng. Bên cạnh đó một chi phí không hề nhỏ mà người dân sẽ phải tốn trong giai đoạn sắp tới đó là chi phí để có được nguồn nước không bịô nhiễm. Trong giai đoạn hiện tại thì khoản chi phí này chưa thực sựhiện diện trong cơ cấu chi phí của người dân.

5.1.2. Diện tích đất canh tác còn khá manh mún, nhỏlẻ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do đặc thù của người dân nông thôn Việt Nam canh tác theo quy mô tiểu canh, tiểu gia đình và tiểu nông. Chính vì thế mỗi nông hộ thường sở hữu một diện tích đất không lớn. Trong quỹ đất dành cho nông nghiệp có hạn, có khá nhiều nông hộ cùng canh tác khiến cho diện tích đất canh tác của vùng ĐBSCL nói chung bịchia cắt gây khó khăn cho việc sản xuất theo quy mô lớn.

Mặc dù trên địa bàn tỉnh An Giang nói chung và địa bàn huyện Châu Phú nói riêng, diện tích đất canh tác trung bình của mỗi hộ dân là tương đối nhưng chưa phải là ởmức cao. Thêm vào đó, đa phần các hộ dân có diện tích đất canh tác lớn thường là được kết hợp bởi một vài thửa nhỏ hơn và thường hay phân tán. Chính vì điều này khiến một vài khoản mục chi phí sản xuất của người dân tăng lên đó là chi phí vận chuyển, công lao động thuê, chi phí thu hoạch,… Hơn thế nữa, việc canh tác phân tán theo quy mô nhỏ sẽ rất khó trong khâu chăm sóc cũng như dễbị tác động bởi điều kiện tựnhiên.

5.1.3. Kỹthuật canh tác dựa quá nhiều vào kinh nghiệm

Trong phần phân tích bên trên cũng đã nêu lên được tầm quan trọng của yếu tốkinh nghiệm sản xuất của người dân bằng việc chỉ ra được mối liên hệkhá chặt chẽ giữa yếu tố kinh nghiệm và lợi nhuận của mô hình sản xuất lúa. Tuy nhiên trong bối cảnh sản xuất theo hướng hiện đại thì việc dựa quá nhiều vào kinh nghiệm cá nhân sẽ khiến cho sự phát triển của nền nông nghiệp nước nhà

hay nói cụ thể là hoạt động trồng lúa của bà con nông dân sẽ dần dần chậm lại. Bởi vì, ngày nay đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu làm điều kiện tự nhiên thay đổi rất khó lường trước nên những quy luật tự nhiên được lưu truyền từ lâu dần dần bị phá vỡ. Bên cạnh đó, khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì sản phẩm của nước ta muốn bước chân vào thị trường thế giới hay đơn giản hơn là muốn thắng lợi ngay tại sân nhà thì buộc phải sản xuất theo xu hướng của thị trường chứ không chỉ dựa quá nhiều vào kinh nghiệm nên sản xuất theo quy cũ.

Nếu không có những sản phẩm nông nghiệp theo yêu cầu của thị trường thì tất yếu nông dân sẽgặp rủi ro không bán được sản phẩm. và điều này không chỉ đơn thuần là làm cho hiệu quảsản xuất giảm mà nó sẽkhiến cho người dân bị thiệt hại lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình.

5.1.4. Cơ giới hóa chưa phổbiến

Ở một số khu vực của tỉnh An Giang cũng như huyện Châu Phú, việc áp dụng cơ giới hóa và công nghệsau thu hoạch vào sản xuất được khuyến khích và đã được thực thi rất tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số khu vực, do điều kiện tự nhiên và điều kiện tài chính không thích hợp cho việc áp dụng cơ giới hóa hoàn toàn vào sản xuất. Điều này buộc người dân phải sửdụng nhiều sức người hơn.

Trong bối cảnh nguồn nhân lực nông thôn ngày một khan hiếm, hơn thế nữa năng suất lao động cũng có hạn nên qua thực tế khảo sát và phân tích cho thấy khoản mục lao động thuê đang chiếm một tỷ lệ khá cao trong cơ cấu tổng chi phí. Nếu trong giai đoạn tới, người dân vẫn không mạnh dạng thay thế nguồn lao động này bằng cơ giới hóa thì chắc chắn khoản mục chi phí này sẽ tiếp tục tăng, lợi nhuận theo đó cũng giảm đi, đồng nghĩa với việc hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất sẽ không đạt mức cao

5.1.5. Sản xuất đơn lập không có sựliên kết

Qua kết quả khảo sát, phần lớn người dân sản xuất lúa độc lập với nhau, thiếu sự liên kết ởcấp độ nông hộ vì tỷ lệ tham gia vào các tổ nhóm sản xuất là rất thấp. điều này sẽ gây trở ngại cho người dân ngay trong quá trình sản xuất cũng như khi bán sản phẩm ra thị trường.

Trong quá trình canh tác, người dân không có sự liên hệ với nhau sẽ dễ dàng đối mặt với những rủi ro về dịch bệnh và sâu hại hơn nếu không phòng trị cùng lúc. Bên cạnh đó việc sử dụng những loại phân bón và thuốc BVTV khác nhau theo một sốnghiên cứu khoa học cho rằng chất lượng hạt gạo sẽkhác nhau. Điều này ảnh hưởngđến giá bán của sản phẩm. Khoản chi phí cho tăng thêm cho việc tác dụng của các loại thuốc BVTV bị giảm xuống do không được sử dụng đồng loạt là rất đáng quan tâm.

Mặt khác, trên thị trường nếu từng nông hộgiao dịch đơn lểthì sẽrất dễbị các thương lái ép giá. Khiến cho lợi nhuận giảm. Hơn nữa họ sẽ bỏ qua cơ hội

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ tại huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 67)