Kết quả từ bảng số liệu tiếp theo sau đây sẽ trình bày tần số và tỷ lệ của các yếu tố giới tính, trình độ học vấn và các nhóm tuổi khác nhau của chủ hộ thông qua mẫu khảo sát.
BẢNG 1: Thông tin vềchủhộphân theo nhóm
ĐVT:% Chỉtiêu Tỷlệphần trăm Giới tính Nam 84,0 Nữ 16,0 Nhóm tuổi Từ dưới 30 9,9 Trên 30 đến 50 60,5 Trên 50 29,6 Trình độhọc vấn Cấp 1 44,4 Cấp 2 33,3 Cấp 3 trởlên 22,2
(Nguồn: kết quả được tổng hợp từ81 quan sát mẫuđược khảosát năm 2012)
Đối với chỉ tiêu giới tính trong kết quả phân tích này, người đứng đầu nông hộ là nam chiếm tỷlệcao nhất là 84% trong khi chủhộlà nữchỉchiếm một tỷ lệkhá khiêm tốn là 16%. Điều này phản ánh được một thực tế khá phổbiến ở nông thôn Việt Nam nói chung và nông thôn ởhuyện Châu Phú nói riêng là nam giới thường là chủhộvì đó là một nét truyền thống theo chế độphụhệ.
Chỉtiêu tuổi của chủ hộ đã được phân nhóm phù hợp với kết quảkhảo sát tuổi từ mẫu nghiên cứu. Theo kết quả này thì nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm có độ tuổi trên 30 đến 50 tuổi với tỷ lệ 60,5%. Điều này phản ánh đúng thực trạng chung hiện tại ở địa các phương là đa sốnhững nông hộ nhỏ, thường có 1 đến 2 thế hệ cùng sinh sống. Chính vì thế mà chủ hộ tường có độ tuổi dao động nhiều trong khoảng này. Tuy nhiên, những gia đình truyền thống có quy mô lớn, từ trên 3 thế hệ cùng sinh sống vẫn còn phổ biến. Đó là lý do vì sao mà
những chủhộ có độtuổi trên 50 vẫn chiếm 1 tỷlệkhá co là 29,6% so với một số lượng rất ít người đứng đầu gia đình có đổtuổi rất trẻ, dưới 30 tuổi với tỷlệthấp nhất là 9,9%.
Đối với yếu tố trình độ học vấn sẽ dễ dàng nhận thấy rõ hơn khi xem xét kết hợp cùng yếu tốtuổi. Nhóm chủhộcó trình độ học vấn cấp 1 chiếm tỷlệcao nhất là 44,4%, tiếp theo sau đó là nhóm có trình độcấp 2 với 33,3% và nhóm có trình độtừcấp 3 trởlên chiếm tỷlệthấp nhất là 22,2%. Điều này có thểgiải thích rằng do nhóm tuổi từ trên 30 đến 50 tuổi là cao nhất và lại sống ở khu vực nông thôn nên trước đây việc học tập là rất khó khăn do điều kiện có sởvật chất và tài chính có hạn, vì thế đại đa sốhọ đều dừng việc học lại ởcấp 1 và cấp 2.
Trên đây là những tiêu chí liên quan đến chủhộ đã được phân nhóm đểcó cái nhìn tổng quát. Bảng kết quảtiếp theo sau sẽcho thấy kết quảthống kê cụthể hơn vềchủhộtrong mẫu khảo sát.
BẢNG 2: Thông tin vềchủhộtheo giá trịtrung bình
Chỉtiêu Giá trị nhỏnhất Giá trịlớn nhất Trung bình Độlệch chuẩn
Tuổi của chủhộ(tuổi) 25 83 46 13,3
Số năm đến trường (năm) 0 16 7 3,5
Kinh nghiệm trồng lúa(năm) 2 35 17 9,5
(Nguồn: kết quả được tổng hợp từ81 quan sát mẫuđược khảo sát năm 2012)
Kết quả trên thì tuổi trung bình của chủ hộ trong mẫu khảo sát là 46 tuổi, chủhộ có độtuổi lớn nhất là 83 tuổi và chủhộ có độtuổi nhỏnhất là 25 tuổi. Với độ lệch chuẩn là 13, có thể thấy rằng sự chênh lệch giữa các độ tuổi của chủhộ trong mẫu khảo sát là không quá lớn. Điều này có đã được thấy rõ trong phân tích trên là nhóm tuổi từ trên 30 đến 50 chiểm tỷlệcao nhất.
Trình độ học vấn của các chủhộlà khá cao xét trên khía cạnh điệu kiện có sởvật chất và điều kiện kinh tế gia đình của các nông hộ trước đây với số năm đi học trung bình là 7 năm ( cấp 2). Chủ hộcó trình độ học vấn cao nhất là bậc Đại học ( số năm đến trường là 16) tuy nhiên những chủ hộ này là khá hiếm và thường không trực tiếp sản xuất lúa và nông hộ có trình độ học vấn thấp nhất là mù chữ( số năm đến trường bằng 0).
Kinh nghiệm trồng lúa trung bình của các chủ hộ là 17 năm. Đây được xem như là có kinh nghiệm khá lâu trong quá trình sản xuất lúa. Có được điều này là bởi vì đa số chủ hộ có độ tuổi trên 30. Chủ hộ có kinh nghiệm lâu năm nhất là 35 năm và chủ hộ có kinh nghiệm ít nhất là 2 năm. Với độ lệch chuẩn ở mức 9,5 năm có thể thấy rằng sự chênh lệch giữa kinh nghiệm trồng lúa của các chủhộtrong mẫu khảo sát là không quá lớn.
4.1.2. Các nguồn lực của nông hộ
4.1.2.1. Nguồn nhân lực của nông hộ
Kết quả từ phân tích ở bảng tiếp theo sau đây cho biết cụ thể về nguồn nhân lực của nông hộphan theo giới tính và theo đặc điểm nguồn lao động.
BẢNG 3: Các sốliệu vềnguồn nhân lực trong nông hộ
ĐVT: Người Chỉtiêu Giá trị nhỏnhất Giá trịlớn nhất Trung bình Độlệch chuẩn Sốnhân khẩu 1 7 4 1,4 Nam 0 5 2 0,9 Nữ 0 5 2 0,9 Lao động chính 1 4 2 1,0 Lao động phụthuộc 0 5 2 1,3
(Nguồn: kết quả được tổng hợp từ81 quan sát mẫuđược khảo sát năm 2012)
Đối với chỉ tiêu số lượng nhân khẩu trong nông hộ, vì đa phần các nông hộ ở nông thôn là tiểu gia đình nên số người trong nông hộ không nhiều. Chứng minh cho điều này đó làsố người trung bình trong nông hộ là 4 người. Trong đó nông hộ có số nhân khẩu ít nhất là 1 người và nông hộ có nhiều nhân khẩu nhất là 7 người. Số lượng nam và nữ trung bình trong nông hộ là như nhau. Với số lượng thấp nhất là không có người nào và cao nhất là 5 người. Độlệch chuẩn của các tiêu chí này khá nhỏchứng tỏ giá trịtrung bình này đại diện khá tốt cho mẫu nghiên cứu.
Số lao động tạo ra thu nhập trung bình là 2 người, con số này là như nhau đối với nam và nữ. Do trong giai đoạn hiện nay sựbình đẳng giới được phổbiến, phụ nữ dần dần khẳng định được vị thế của mình trong gia đình cũng như trong xã hội. Trong sốcác nông hộ được khảo sát thì nông hộ có lao động chính ít nhất
là 1 lao động và cao nhất là 5lao động. Tuy nhiên số lượng nông hộcó lượng lao động chính là 1 người chiếm tỷlệkhá thấp.
Số lao động phụthuộc không tạo ra thu nhập cho nông hộbao gồm trẻem, người già yếu, người bệnh tật,...trung bình mỗi nông hộ có 2 người. Trong sốcác nông hộ được khảo sát có nông hộ không có lao động phụ thuộc và cũng có nông hộ có đến 5 lao động phụ thuộc. Với số lượng lao động phụ thuộc này thì sẽrất khó khăn nếu nông hộ không có thu nhập ổn định và thu nhập đó đủ nuôi sống cho tất cảnhân khẩu trong nông hộ.
4.1.2.2. Các loại đất của nông hộ
Diện tích đất canh tác là tư liệu sản xuất quan trọng nhất của nông hộ. Mỗi địa phương khác nhau, có cấu cây trồng vật nuôi cũng khác nhau do đó diện tích đất dùng cho những có cấu này là hoàn toàn không giống nhau. Đểbiết xem cơ cấu phân loại đất dùng cho mục đích sản xuất nông nghiệp ở huyện Châu Phú như thếnào, bảng kết quảphân tích sau sẽcho biết rõ điều này.
BẢNG 4: Diện tích sửdụng các loại đất của nông hộ
ĐVT:ha Chỉtiêu Giá trị nhỏnhất Giá trịlớn nhất Trung bình Độlệch chuẩn Diện tích canh tác 0,1 5,2 1,5 1,26 + Diện tích trồng lúa 0,1 5,2 1,5 1,27
+ Diện tích nuôi thủy sản 0 0 0,0 0,00
+ Diện tích đất vườn 0 0 0,0 0,00
(Nguồn: kết quả được tổng hợp từ81 quan sát mẫuđược khảo sát năm 2012)
Qua kết quảthống kê trên, có thểthấy được một đặc điểm nổi bất nhất tại huyện Châu Phú đó là chuyên canh sản xuất lúa. Nơi đây với điều kiện tựnhiên và thổ nhưỡng không phù hợp cho các hoạt động nông nghiệp khác như trồng trọt các loại cây trồng cạn, cây ăn trái, hay nuôi trồng thủy sản. Minh chứng cho điều này đó là diện tích nuôi trồng thủy sản và diện tích đất vườn có giá trị 0 trong tổng số quan sát mẫu. Thực tế cho thấy, tại đây điều kiện tựnhiên chỉ thích hợp cho việc trồng lúa nước. Đó chính là lý do tại sao 100% diện tích canh tác của các hộ dân đều dành đểcanh tác lúa.
Bên canh đó, ở mỗi địa phương, diện tích canh tác bình quân trên mỗi nông hộ là không giống nhau. Cụ thể ở các tỉnh như Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long thì diện tích canh tác bình quân trên mỗi nông hộ vào khoảng 0,7 đến 0,8 ha/hộtuy nhiên một nét đặc trưng thứ hai ởhuyện Châu Phú nói riêng và tỉnh An Giang nói chung là diện tích đất canh tác bình quân trên mỗi nông hộlà khá cao. Số liệu thống kê cho thấy trung bình có đến 1,5 ha trên hộ. Và một thực trạng chung không chỉriêng tại tỉnh An Giang đó là có những hộdân có diện tích canh tác rất thấp chỉcó 0,1 ha (1 công) và những hộdân có diện tích canh tác rất lớn, lên đến 5,2 ha.
4.1.2.3. Các mối quan hệbên ngoài của nông hộ
Quan hệ xã hội của nông hộ thể hiện ởcác mỗi quan hệxã hội bên ngoài nông hộ là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho nông hộ có được những thông tin cần thiết trong sinh hoạt cũng như trong hoạt động sản xuất. Các mối quan hệnày ởcấp độnông hộthểhiện ởtỷlệtham gia các tổnhóm sản xuất, các hội nhóm tại địa phương,… Đểbiết xem tình hình tham gia của các hộ nông dân vào các tổchức này như thếnào, bảng sốliệu sau đây sẽ nêu lên điều đó.
BẢNG 5: Tỷlệtham gia các hội, nhóm tại địa phương
ĐVT:%
Thông tin Tỷlệ
Tổsản xuất lúa 3,7
Hội nông dân 2,5
(Nguồn: kết quả được tổng hợp từ81 quan sát mẫuđược khảo sát năm 2012)
Trên thực tế, tại khu vực nông thôn có rất nhiều tổchức được thành lập để giúp đỡ người dân trong việc sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, sức khỏe, giáo dục,… như Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội khuyến nông, Tổ hợp tác sản xuất, Hội phụnữ, Hội người cao tuổi,… Tuy nhiên qua kết quả khảo sát trên có thể thấy rằng tỷlệtham gia của các nông hộ vào các tổchức này là khá thấp và rất ít tổchức được tham gia. Minh chứng là chỉcó hai tổchức được các nông hộ tham gia đó là Tổ sản xuất lúa và hội nông dân và tỷ lệ tham gia cũng rất thấp tương ứng với tỷlệphần trăm là 3,7% và 2,5%.
Vậy điều này là do các hộnông dân ở đây hoạt động sản xuất khá độc lập, thiếu sựliên kết hay là do các hội/ nhóm trên hoạt động chưa thực sựcó hiệu quả, chưa thể mở rộng tầm ảnh hưởng đến các hộ nông dân. Nếu xét theo khía cạnh các hộ nông dân hoạt động độc lập thì vấn đề này sẽ mang đến những khó khăn vô cùng lớn cho người nông dân trong bối cảnh hiện tại. Nếu hoạt động riêng lẽ họ sẽ bỏ qua một cơhội lớn đểcó thểliên kết sản xuất trong bối cảnh chuỗi giá trị lúa gạo ngày càng được khuyến khích. Bên cạnh đó các nông hộ còn bỏ qua những cơhội để có được những thông tin quan trọng cho hoạt động sản xuất, cho việc bán nông sản và sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong hội nhóm. Nếu xét theo khía cạnh thứhai thì cần phải biết được những nguồn thông tin mà người dân đang tiếp cận là những nguồn nào đểcó kết luận chính xác hơn.
4.1.2.4. Nguồn thông tin phục vụsản xuất nông nghiệp
Như đã đềcập ởphân tích trên, việc các nông hộ trên địa bàn huyện Châu Phú đang có tỷ lệ tham gia vào các tổ nhóm tại địa phương để có được nguồn thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp là rất thấp, vậy để có được các thông tin này thì họ phải tiếp cận các nguồn nào hoặc giả không tiếp cận. Đểbiết rõ được điều này đồ thị sau sẽ cho biết các nguồn cung cấp thông tin cho các nông hộ giúp họsản xuất được hiệu quảvà tỷlệcác nông hộtiếp cận các nguồn thông tin này.
Hình 2: Tỷlệtiếp cận các nguồn cung cấp thông tin cho sản xuất
((Nguồn: kết quả được tổng hợp từ81 quan sát mẫuđược khảo sát năm 2012)
5% 16% 63% 79% 84% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Bạn bè, láng giềng Phương tiện truyền thông Sách báo, tạp chí Cán bộ khuyến nông Internet
Đồ thị trên cho thấy tỷlệ giảm dần của việc tiếp cận các nguồn thông tin phục vụcho mục đích sản xuất nông nghiệp hay cụthể hơn là hoạt động sản xuất lúa của người dân huyện Châu Phú.
Nguồn thông tin mà các nông hộ tiếp cận nhiều nhất là từ bạn bè và hàng xóm xung quanh với tỷ lệ 84%. Điều này có thể khẳng định ở khía cạnh người dân hoạt động sản xuất độc lập là không thực sựchính xác. Và sốliệu này có thể khẳng định ở khía cạnh thứ hai của việc không tham gia vào các tổ/nhóm sản xuất các hội nhóm tại địa phương là do hoạt động của các tổ chức này còn khá nhỏ lẽ và chưa có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến người dân. Quay trởlại kết quả của việc tiếp cận nguồn thông tin từbạn bè láng giềng là cao nhất. điều này được giải thích là do mối quan thệgắn bó giữa người nông dân nông thôn đã có từlâu. Và đây cũng là một nét văn hóa cần phát huy đểcó thể tương trợlẫn nhau trong đời sống cũng như trong sản xuất.
Nguồn thông tin được các nông hộ tiếp cận nhiều thứ hai đó là từ các phương tiện truyền thông như Tivi, Radio, Loa phóng thanh tại địa phươngvới tỷ lệ 79%. Điều này cũng phản ánh một sự thật hiện tại là do bùng nổ thông tin và truyền thông. Thông tin được cung cấp đến người dân một cách nhanh chóng và chính xác hơn đểbà con nông dân kịp thời nắm bắt và có những kếhạch sản xuất thích hợp.
Các loại sách báo, tạp chí là những công cụ đắc lực giúp người nông dân có được thông tin không những về nhu cầu của thị trường mà còn có những thông tin kỹthuật như các lọi giống mới, các mô hình canh tác hiệu quả, các giải pháp hạn chế sâu bệnh tăng năng suất cây trồng,…đây là một nguồn thông tin vô cùng quý giá giúp người dân thành công trong quá trình sản xuất của mình đó chính là lý do vì sao nguồn cung cấp thông tin này có tỷ lệtiếp cận khá cao với 63%.
Do đặc thù là huyện vùng sâu vùng xa, nên Châu Phú ít được quan tâm bởi các các bộ khuyến nông. Các cán bộ khuyến nông tại địa phương khá ít và hoạt động không thường xuyên. Vì thế việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân là rất hạn chế. Đó chính là lý do vì sao chỉcó 16% sốhộ nông dân tiếp cận được với nguồn thông tin này.
Nguồn thông tin cuối cùng mà bà con nông dân nơi này tiếp cận mặc dù tính hiệu quả, tính phong phú về nội dung cao hơn rất nhiêu so với các nguồn thông tin còn lại nhưng đặc thù của nó là đòi hỏi người tiếp cận phải có điều kiện vềtài chính cũng như vềtrình độhọc vấn. Đó chính là thông tin từInternet. Tỷlệ tiếp cận nguồn này là thấp nhất chỉcó 5%.
4.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢHOẠT ĐỘNG CỦA NÔNG HỘ4.2.1. Phân tích hiệu quảsản xuất của các mùa vụ 4.2.1. Phân tích hiệu quảsản xuất của các mùa vụ
4.2.1.1. Vụ lúa đông xuân
a) Phân tích các chỉtiêu kinh tếcủa vụ lúa Đông Xuân
Trong những năm gần đây, do việc áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất lúa đã giúp cho bà con nông dân giảm được chi phí sản xuất và tương ứng như vậy lợi nhuận của từng vụ mùa theo đó cũng được tăng lên đáng kể. Đểbiết được cơcấu những loại chi phí và tình hình thu nhập và lợi