PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NÔNG HỘ

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ tại huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 39)

4.2.1.1. Vụ lúa đông xuân

a) Phân tích các chỉtiêu kinh tếcủa vụ lúa Đông Xuân

Trong những năm gần đây, do việc áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất lúa đã giúp cho bà con nông dân giảm được chi phí sản xuất và tương ứng như vậy lợi nhuận của từng vụ mùa theo đó cũng được tăng lên đáng kể. Đểbiết được cơcấu những loại chi phí và tình hình thu nhập và lợi nhuận của các hộ dân như thếnào. Bảng kết quảsau sẽcho thấy điều này.

BẢNG 6: Các chỉtiêu kinh tếvụ lúa ĐX

ĐVT:1000 đ/công

Chỉtiêu Vụ Đông xuân

CP lao động thuê 292 CP lao động nhà 71 CP giống 182 CP phân, thuốc BVTV 1.078 CP thu hoạch 318 CP khác 122 Tổng chi phí 2.116

Năng suất (kg/công) 886

Giá bán 5.6

Doanh thu 4.999

Thu nhập 2.883

Lợi nhuận 2.811

Qua kết quảthống kê cho thấy được kết quảgieo trồng vụ Đông Xuân của các hộ dân đã mang đến lợi nhuận tương đối cao. Các khoản mục thu chi trong quá trình sản xuất được cụthể như sau:

Chi phí lao động thuê trung bình là 292.000 đồng /công. Chi phí này khá cao là do các hộnôngdân đa phần là thuê lao động đểlàm vì diện tích canh tác là khá lớn. Không có nhiều trường hợp người dân tựmình làm. Hơn nữa chi phí lao động thuê này cũng bao gồm chi phí chuẩn bị đất trước khi gieo xạ bởi vì người dân thường thuê cơgiới hóa kết hợp công lao động thuê. Cũng chính vì phần lớn các công việc đều được thuê cho nên chi phí lao động gia đình trong trường hợp này là khá thấp, trung bình chỉ có 71.000 đồng/ 1 công, khoảng 1 ngày công lao động trên 1 công. Thực chất đây là số liệu ước đoán trung bình của người dân. Bởi vì trong quá trình canh tác họ không xem việc đi thăm đồng, và quan sát lúa hàng ngàylà công lao động của họ mà chỉ xem đó là công việc bình thường mỗi ngày.

Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất như xạhàng, kỹthuật ủgiống,…. làm cho chất lượng nảy mầm và lượng giống gieo xạ giảm đáng kể. Trung bình mỗi công người dân tốn 182.000 đồng tiền giống cho vụ Đông Xuân. Điều này làm giảm chi phí khá lớn sơ với trước đây khoảng 5 năm với cùng diện tích chi phí có thể lên đến trên 300.000 đồng.

Chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là khoảng chi phí lớn nhất trong suốt vụ mùa sản xuất của người dân. Trong bối cảnh của sự biến đổi khí hậu hiện tại. Nhiều loại sâu hại mới và dịch bệnh lạxuất hiện, cùng với mật độ canh tác dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại này phát triển. Các loại sâu hại ngày càng miễn dịch với các loại thuốc BVTV điều này khiến người dân phải sử dụng nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc canh tác lúa 3 vụ đã ngày một làm cho đất mất đi sự màu mỡ, kết hợp với việc dùng đê bao ngăn lũ khiến phù sa tựnhiên cung cấp cho đất ngày một ít đi. Khi đó, người dân muốn tăng năng suất buộc họphải sử dụng nhiều phân bón hóa học hơn. Đó là lý do vì sao chi phí cho việc sử dụng phân bón thuốc BVTV hiện tại là khá cao, ở mức trung bình khoảng 1,1 triệu đồng/ công.

Khoản chi phí tiếp theo là chi phí cho việc thu hoạch. Trước đây người dân nông thôn thường thu hoạch lúa bằng thủ công và thuê máy tuốt lúa. Tuy nhiên hiện nay, nhờcó hệthống máy gặt đập liên hợp nên hai khoản chi phí này được kết hợp lại. Theo nhận định của bà con nông dân thì chi phí trung bình 318.000 đồng / công là hợp lý. Các loại chi phí khác như khoản chi trả thêm cho lao động thuê, chi phí giao thiệp với người thân bạn bè, các thương lái, chi phí đi lại,… là một khoản chi không trực tiếp, khoản chi này là tương đối lớn trung bình khoảng 122.000 đồng /công.

Tổng chi phí trung bình trên một công đất sản xuất của người dân là 2.116.000 đồng. Trong bối cảnh hiện tại, khoản chi phí này được xem là khá cao. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của người dân trong trường hợp giá bán thấp và năng suất thấp.

Theo thống kê cho thấy thì năng suất lúa trung bình của huyện Châu Phú hiện tại là 886kg/ công (8,86 tấn/ha). So với các địa phương còn lại như Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng thì năng suất ởmức này là khá cao. Bởi vì An Giang nói chung là vùng đất thích hợp cho việc trồng lúa nhất trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).

Về chỉ tiêu giá bán, năm 2011, người nông dân tại đây đón nhận những niềm vui về giá bán lúa. Trung bình người dân bán được mức giá là 5.600 đồng/kg. Với mức giá này đã mang đến cho người dân nguồn thu khá lớn từhoạt động canh tác thường niên của mình. Cụ thể là doanh thu trung bình trên mỗi công đất là khoảng 4,9 triệu đồng. Thu nhập trung bình, khoản thu trung bình sau khi trừcác khoản chi trực tiếp đạt mức khá cao khoảng gần 2,9 triệu đồng /công. Lợi nhuận trung bình, khoản thu nhập trung bình (sau khi trừ đi chi phi lao động nhà) đạt mức khá cao trên 2,8 triệu đồng/ công. So với các địa phương còn lại của các tỉnh ĐBSCL đây là khoản lợi nhuận cao nhất trong vụ Đông Xuân.

b) Các chỉtiêu hiệu quảcủa vụ lúa Đông Xuân

Trong thực tế, có rất nhiều chỉ tiêu đểcó thể làm nổi bật lên hiệu quảsản xuất của mô hình canh tác. Trong phạm vi nghiên cứu này có 3 chỉ tiêu nổi bật nhất được ưu tiên đưa ra xem xét tính hiệu quả của hoạt động sản xuất lúa của các nông hộ. Các chỉ tiêu được trình bày trong bảng sau.

BẢNG 7: Các chỉtiêu hiệu quảvụ lúa Đông Xuân

Chỉtiêu Vụ Đông Xuân

Doanhthu / CP* 2,36

Thu nhập / CP* 1,36

Lợi nhuận/ CP* 1,33

(Nguồn: kết quả được tổng hợp từ81 quan sát mẫuđược khảo sát năm 2012) CP*: chi phí tiền mặt

Bảng sốliệu trên cho thấy 3 chỉtiêu hiệu quảcủa vụ lúa Đông Xuân đều ở mức độkhả quan. Chi phí được tính trong các chỉtiêu hiệu quảnày là các khoản chi không bao gồm chi phí lao động nhà và các khoản chi gián tiếp khác.

Chỉ tiêu doanh thu/chi phí có giá trị là 2,36. Điều này có ý nghĩa là khi nông hộ bỏ ra 1 đồng chi phí cho việc canh tác vụ lúa Đông Xuân sẽ thu được 2,36đồng doanh thu.

Chỉ tiêu thu nhập/ chi phí được tính ra là 1,36. Có thể giải thích ý nghĩa của con sốnày là khi nông hộbỏ ra 1 đồng chi phí phục vụcho việc sản xuất vụ lúa Đông Xuân sẽ thu được 1,36đồng thu nhập

Chỉtiêu lợi nhuận/ chi phí có kết quảlà 1,33 có nghĩa là khi nông hộbỏra một đồng chi phíđểsản xuất lúa Đông Xuânthì sẽ thu được 1,33đồng lợi nhuận. Lợi nhuận này đã được khấu trừ chi phí lao động gia đình và các chi phí gián tiếp khác.

Qua các chỉ tiêu hiệu quả trên, có thể thấy được vụ lúa Đông Xuân đã mang đến cho người dân hiệu quả kinh tế khá cao. Các chỉ tiêu hiệu quả đều ở trên mức 1 lần. Điều đặc biệt là so với hiệu quả ởmột sốvùng sản xuất khác như huyện Giang Thành, tỉnh kiên giang có chỉ tiêu doanh thu/ Chi phí là 2,01 (Khải, 2011), huyện Cai Lậy, Tiền Giang có cùng chỉ tiêu này là 2,24(Phượng, 2011), huyện Châu Thành A, Hậu Giang cũng với chỉ tiêu này với giá trị là 2,24 (Nga, 2009) thì huyện Châu Phú tỉnh An giang có hiệu quảdoanh thu / chi phí cao nhất (2,36). Và thực tếcũng đã chứng minh là An Giang là vùng sản xuất lúa lớn nhất ĐBSCL.

4.2.1.2. Vụlúa hè thu

a) Các chỉtiêu kinh tế

Vụ lúa Hè Thu là vụ lúa thứ hai trong mô hình lúa 3 vụ của bà con nông dân. Thông thường vụ lúa này sẽ được gieo sạ ngay sau khi vụ lúa Đông Xuân kết thúc. Tuy nhiên ở mỗi địa phương khác nhau thì lịch gieo trồng vụ lúa Hè Thu cũng khác nhau. Nhìn chung trên tất cảcác khu vực chuyên canh lúa 3 vụthì vụ lúa Hè Thu thường không có hiệu quả cao về mặt kinh tế. Để biết được các khoản thu chi cụthểcủa vụ lúa này như thếnào.

Kết quả thống kê ở BẢNG 8 cho thấy được các khoản mục chi phí và nguồn thu không có sự chênh lệch quá lơn so với vụ lúa Đông Xuân. Cụ thể là tổng chi phí trung bình của nông hộ khi sản xuất vụ Hè Thu là 2.130.000 đồng/công, khoản chi này nhiều hơn khoản chi của vụ lúa Đông Xuân không đáng kể, khoảng 14.000 đồng/ công. Điều này có thể giải thích rằng các khoản chi phí mà người dân bỏra cho quá trình sản xuất gần như là cố định trong khoản thời gian ngắn. Ví dụ như chi phí lao động thuê, chi phí thu hoạch , chi phí giống thì đã được ấn định giá cụ thể theo từng năm. Sự chênh lệch tăng hay giảm các tiểu mục của chi phí sản xuất là do tác động của yếu tốthị trường và tính chất của công việc thay đổi. Mặc dù vậy, do mô hình canh tác hiện tại của các nông hộ là chuyên canh lúa 3 vụ, cho nên sựchênh lệch chi phí là không quá lớn.

BẢNG 8: Các chỉtiêu kinh tếvụlúa Hè Thu ĐVT:1000 đ/công Chỉtiêu VụHè Thu CP lao động thuê 298 CP lao động nhà 63 CP giống 185 CP phân, thuốc BVTV 1.094 CP thu hoạch 331 CP khác 127 Tổng chi phí 2.130

Năng suất (Kg/ công) 737

Giá bán 5.3

Doanh thu 3.903

Thu nhập 1.767

Lợi nhuận 1.704

(Nguồn: kết quả được tổng hợp từ81 quan sát mẫuđược khảo sát năm 2012)

Các khoản chi cụ thể cho từng khoản mục được tính toán so với vụ Đông Xuân trước đó như sau:

Chi phí lao động thuê trung bình là 298.000 đồng /công tăng 6.000 đồng /công. Chi phí lao động nhà giảm 8.000 đồng/ công. Chi phí giống tăng 3.000 đồng/công. Chi phí thu hoạch và các loại chi phí khác với giá trị tương ứng là 331.000 đồng/ công và 127.000 đồng /công.

Do điều kiện thời tiết và khí hậu của vụ Hè Thu không được thuận lợi bằng vụ Đông Xuân. Cho nên chi phí cho việc mua phân bón, thuốc BVTV tăng cao hơn ở mức 1.094.000 đồng/ công tăng 16.000 đồng /công. Tương ứng như vậy năng suất của vụ lúa Hè thu cũng thấp hơn khá nhiều so với vụ đông xuân. Năng suất này chỉ ởmức 737kg/ công (7,37 tấn/ha).

Giá bán vụ lúa Hè Thu là 5.300đồng /kg thấp hơn 200 đồng/ 1kg. Điều này đã làm cho doanh thu của các hộ nông dân giảm đi còn trung bình khoảng 3,9 triệu đồng/ công, thấp hơn doanh thu vụ Đông Xuân khoảng 1 triệu đồng / công.

Cùng với việc doanh thu giảm, chi phí tăng lên này này đã khiến cho thu nhập và lợi nhuận của người dân sản xuất vụ lúa Hè Thu giảm đáng kể. Kết quả thống kê cho thấy thu nhập và lợi nhuận trung bình của vụ lúa Hè Thu chỉ còn tương ứng là 1.767.000 đồng và 1.704.000 đồng.

b) Các chỉtiêu hiệu quảcủa vụlúa Hè Thu

Qua kết quả phân tích các chỉ tiêu kinh tế của vụ lúa Hè Thu bên trên, so sánh với các chỉ tiêu kinh tế của vụ lúa Đông Xuân thì bước đầu có thể nhận ra được là doanh thu, thu nhập và lợi nhuận của vụlúa thứ hai trong năm là ít hơn so với vụlúa thứnhất.

BẢNG 9:Các chỉtiêu hiệu quảvụlúa Hè Thu

Chỉtiêu VụHè Thu

Doanhthu / CP* 1,83

Thu nhập / CP* 0,83

Lợi nhuận/CP* 0,80

(Nguồn: kết quả được tổng hợp từ81 quan sát mẫuđược khảo sát năm 2012) CP*: chi phí tiền mặt

Do nhiều yếu tố khách quan như điều kiện thị trường làm ảnh hưởng đến giá bán, yếu tốthời tiết khí hậu không thuận lợi làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng. Mặc dù doanh thu, lợi nhuận, thu nhập đều ít hơn nhưng hoạt động canh tác vụlúa Hè Thu có vẫn mang lại hiệu quả cao cho người dân hay không.

Dù có sự sụt giảm trong doanh thu, thu nhập và lợi nhuận nhưng qua số liệu của bảng trên có thể thấy được các chỉtiêu hiệu quả của vụlúa Hè Thu vẫn còn ởmức độkhảquan.

Chỉ tiêu doanh thu / chi phí có giá trị là 1,83. Điều này có ý nghĩa là khi nông hộ bỏ ra 1 đồng chi phí cho việc canh tác vụ lúa Hè Thu sẽ thu được 1,83 đồng doanh thu.

Chỉtiêu thu nhập/ chi phí được tính ra là 0,83. Hệsố này được giải thích ý nghĩa là khi nông hộ bỏ ra 1 đồng chi phí phục vụ cho việc sản xuất vụ lúa Hè Thu sẽ thu được 0,83 đồng lợi nhuận.

Chỉtiêu lợi nhuận/ chi phí có kết quảlà 0,80 có nghĩa là khi nông hộbỏra một đồng chi phí cho việc canh tác lúa Hè Thu thì sẽ thu được 0,80 đồng lợi nhuận. Lợi nhuận này đã được khấu trừ chi phí lao động gia đình và các chi phí gián tiếp khác.

Cho dù các chỉ tiêu thể hiện tính hiệu quả này thấp hơn so với vụ lúa Đông Xuân, nhưng xét trong bối cảnh hiện tại là người nông dân với việc trồng lúa là hoạt động sản xuất chủ yếu của họ cho nên các chỉ tiêu trên vẫn có thể được xem là khá hiệu quảthay vì việc dùng tiền đã bỏ ra sản xuất vụ lúa Hè Thu để gửi ngân hàng với lãi suất hiện tại là 14%/năm thì lợi nhuận thu đươc là thấp hơn rất nhiều so với việc trồng lúa. Theo đó có thể thấy rằng canh tác vụ lúa hè thu có thể đem lại việc làm và cuộc sống ổn định cho người dân huyện Châu Phú nói riêng và người dân An Giang nói chung.

4.2.1.3. Vụ lúa thu đông

a) Các chỉtiêu kinh tế

Gần đây, có nhiều nghiên cứu khoa học cho rằng việc sản xuất lúa vụ 3 (vụ Thu Đông) thực sự không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trái lại nó còn mang đến những ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường đất như đất bị bạc màu, nhiều sâu bệnh hại, sử dụng nhiều phân thuốc BVTV hơn,… và theo những kết quả nghiên cứu này thì giải pháp đưa ra là không nên tiếp tục sản xuất lúa vụ 3. Tuy nhiên, lại có những tranh luận trái chiều được đưa ra đó là ởnhững vùng có điều kiện thuận lợi để canh tác vụ lúa này, và huyện Châu Phú là một trong những địa phương đó. Theo đó thì lúa vụ 3 mang lại hiệu quảkinh tếkhá cao cho bà con nông dân.

Qua kết quả thống kê ở BẢNG 10 nhìn chung chi phí tại thời điểm sản xuất vụ lúa Thu Đông cao hơn vụ lúa Hè Thu và Đông Xuân. Điều này đúng với các nghiên cứu trước đây là chi phí cho việc sản xuất lúa vụ 3 cao hơn các vụ lúa còn lại trong năm với tổng chi phí trung bình khoảng trên 2,3 triệu đồng/ công. Kết quảcụthểcủa các khoản thu và chi trong vụ Thu Đông như sau:

Bảng 10: Các chỉtiêu kinh tếvụ lúa Thu Đông

ĐVT:1000 đ/công

Chỉtiêu Vụ Thu Đông

CP lao động thuê 313 CP lao động nhà 69 CP giống 221 CP phân, thuốc BVTV 1.132 CP thu hoạch 325 CP khác 221 Tổng chi phí 2.326 Năng suất 818 Giá bán 6.1 Doanh thu 4.962 Thu nhập 2.636 Lợi nhuận 2.567

(Nguồn: kết quả được tổng hợp từ81 quan sát mẫuđược khảo sát năm 2012)

Trong giai đoạn lày là giai đoạn chuẩn bịcho vụmùa tết, bên cạnh đó việc tăng chi phí để chuẩn bị đối phó với lũ về nên chi phí lao động thuê là khá cao với trung bình khoảng 313.000 đồng / công. Khoản chi phí lao động nhà gần như tương đương với hai vụsản xuất trước đó khoảng 69.000 đồng/ công.

Vụ sản xuất thứ 3 là lúc thời tiết khá lạnh nên mật độ gieo xạdầy hơn so với hai vụ trước đó là lý do vì sao chi phí giống khá cao, trung bình khoảng

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ tại huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)