Giải pháp về vốn và nguồn vốn thực hiện mục tiêu quy hoạch công

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO KINH TẾ CÔNG NGHIỆP NHỮNG NĂM 1997 ĐẾN 2013 (Trang 35 - 38)

2.2.1. Giải pháp về vốn và nguồn vốn thực hiện mục tiêu quy hoạch công nghiệp, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn nghiệp, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn

Nguồn vốn đầu tư chủ yếu để thực hiện mục tiêu quy hoạch là nguồn vốn huy động từ các nguồn đầu tư trong và ngoài nước với mọi thành phần kinh tế. Vốn của Nhà nước cần tập trung đầu tư chủ yếu vào xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp và nông thôn, đảm bảo vốn cho các công trình trọng điểm quốc gia và các mục tiêu lớn của tỉnh, ưu tiên cho việc phát triển nguồn nhân lực và đầu tư nghiên cứu đổi mới khoa học công nghệ. Vốn tích lũy của các doanh nghiệp và vốn vay nên tập trung cho đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, một phần dùng xây dựng hạ tầng cơ sở. Vốn đầu tư trong nước và nước ngoài ưu tiên cho các ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh.

30

 Huy động vốn đầu tư nước ngoài

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một cách thức quan trọng để phát triển ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp của tỉnh nói riêng trong bối cảnh nguồn vốn của chúng ta còn eo hẹp. Vốn đầu tư nước ngoài có thể huy động nguồn vốn viện trợ phát triểm chính thức ODA, nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ (NGO) hoặc qua đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp của nước ngoài.

Về vốn ODA cần tiếp tục tranh thủ nguồn tài trợ của các Chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ, đẩy nhanh tốc độ giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, gắn chặt việc sử dụng vốn vay với trách nhiệm trả nợ. Tuy nhiên do đặc thù của nguồn vốn ODA với lãi suất vay thấp, thời hạn trả nợ kéo dài, thường kèm theo các điều kiện của nước cho vay và thủ tục vay vốn phức tạp... nên cần cân nhắc về lĩnh vực đầu tư và hiệu quả của dự án. Mặt khác cần chuẩn bị đủ vốn đối ứng, theo dõi kiểm tra đôn đốc việc thực hiện để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Về vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài: Ông Phùng Quang Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định, Vĩnh Phúc luôn coi trọng công tác cải thiện môi trường đầu tư, trong đó có thu hút FDI. Với phương châm: “Tất cả các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc đều là công dân Vĩnh Phúc. Thành công của doanh nghiệp chính là thành công và niềm tự hào của tỉnh”. Đây là nguồn vốn quan trọng đối với các nước đang phát triển. Các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ cung cấp vốn mà cả công nghệ, thị trường, kỹ năng quản lý, bán hàng... để đảm bảo lợi nhuận thu được từ đầu tư. Do đó, nguồn vốn này có thể đẩy nhanh năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm. Đặc biệt đối với các lĩnh vực công nghệ cao, sản phẩm mới, sản phẩm có giá trị cao phục vụ xuất khẩu… Tính đến hết năm 2013, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 137 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 2.767,6 triệu USD, trong đó 70% số vốn tiếp tục được đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp [33,tr85].

31

Đối với các dự án FDI, đầu tư vào sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, ngoài ưu đãi theo quy định chung của Nhà nước Việt Nam, khi đầu tư vào Vĩnh Phúc, các nhà đầu tư sẽ được hưởng các ưu đãi của tỉnh cụ thể như: Hỗ trợ chi phí tư vấn lập hồ sơ dự án đầu tư từ 20 đến 200 triệu đồng đối với các dự án có tổng mức đầu tư từ 200.000 USD 5.000.000 USD; hỗ trợ 2.000.000 đồng cho việc bố cáo thành lập doanh nghiệp; 5.000.000 đồng cho phí báo cáo đánh giá tác động môi trường; giải quyết các thủ tục hành chính nhanh chóng tại bộ phận “một cửa” thuộc Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh (IPA), khi cấp giấy chứng nhận đầu tư và thành lập doanh nghiệp với thời gian thực hiện được rút ngắn chỉ còn một nửa so với quy định. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề và ưu tiên tuyển dụng lao động theo yêu cầu của dự án; hỗ trợ kinh phí lập hồ sơ dự án xin cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án.

Theo đồng chí Phạm Hồng Hải, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, vài năm gần đây, Vĩnh Phúc tiếp tục có lực hút lớn so với các tỉnh lân cận về dòng vốn FDI. Năm 2013, số dự án tăng cao so với năm 2012 và vượt kế hoạch đặt ra với tổng số 42 dự án. Trong đó có 21 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 314,8 triệu USD, tăng 3,5 lần về số dự án và 206% về số vốn đăng ký. Không chỉ vốn FDI đăng ký gia tăng, năm 2013 đã có thêm 14 dự án FDI đi vào sản xuất, kinh doanh, đưa tổng số dự án FDI đầu tư vào Vĩnh Phúc lên 112 dự án. Ðây là một nhân tố tích cực khiến hoạt động sản xuất tiếp tục được mở rộng, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong năm 2013.

Về vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài: Cần thu hút cả nguồn vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài thông qua việc mua chứng khoán, mua cổ phần của các doanh nghiệp trong nước, kể cả các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá; xây dựng các doanh nghiệp liên doanh, các công ty cổ phần có vốn FDI và cho phép các doanh nghiệp có vốn FDI được phát hành trái phiếu để huy động vốn trong khuôn khổ các quy định về chính sách và pháp luật được nhà nước ban hành.

Để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, cần xây dựng chiến lược vận động xúc tiến đầu tư trên cơ sở chuẩn bị tốt danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của

32

các địa phương kèm theo các hướng dẫn cụ thể về thủ tục đầu tư, địa điểm, hạ tầng cơ sở, khả năng cung ứng các tiện ích công cộng đầu vào, mặt bằng giá cả tại địa bàn, các ưu đãi, các chính sách khuyến khích đầu tư hấp dẫn... Để vận động, thuyết phục các nhà đầu tư. Bên cạnh đó cũng cần có sự minh bạch, ổn định, nhất quán trong chính sách, phù hợp với các thoả thuận, cam kết quốc tế và đội ngũ cán bộ thực thi chuyên trách, kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư tạo niềm tin cho nhà đầu tư.

 Huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước

Đầu tư trong nước vào ngành công nghiệp của tỉnh tuy tăng nhanh trong thời gian gần đây nhưng vẫn còn hạn chế về quy mô và trình độ công nghệ, một mặt do khả năng vốn không lớn, một mặt do các thủ tục, chính sách còn bất cập nên các nhà đầu tư trong nước gặp nhiều khó khăn phức tạp khi tiếp cận với vốn vay Ngân hàng; nhiều cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh vẫn phải huy động vốn phi chính thức, lãi suất cao, nhiều rủi ro để hoat động. Cần sớm hình thành quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ quỹ phi lợi nhuận của các tổ chức quốc tế, quỹ đóng góp của các hiệp hội giúp các cơ sở đầu tư phát triển.

Cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận sau thuế tái đầu tư, huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong đơn vị, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán; tiến hành cổ phần hoá toàn bộ hoặc một phần các doanh nghiệp Nhà nước nhằm huy động vốn trong dân. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh bỏ vốn đầu tư dưới hình thức liên doanh liên kết, đóng góp cổ phần hoặc đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp.

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO KINH TẾ CÔNG NGHIỆP NHỮNG NĂM 1997 ĐẾN 2013 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)