Vĩnh Phúc, khi tái lập tỉnh còn là một tỉnh nghèo, xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp vẫn nhỏ bé, cơ sở vật chất, kỹ thuật còn yếu kém. Nhận thức được những khó khăn của tỉnh, Đảng bộ, UBND, HĐND đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để phát triển kinh tế công nghiệp.
Thực hiện điều lệ Đảng và hướng dẫn số 06, ngày 23/7/1997 của Ban Tổ chức trung ương về việc tổ chức Đại hội Đảng bộ ở một số tỉnh, thành phố mới chia tách, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XII được tiến hành từ ngày 5 – 7/11/1997 tại thị xã Vĩnh Yên.
Đại hội đề ra phương hướngchung phát triển kinh tế, xã hội những năm 1997-2000 là: “Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, tạo tiền đề cho sự phát triển ổn định, vững chắc sau năm 2000, thu hẹp khoảng cách so với bình quân chung của cả nước. Chuyển nền kinh tế theo hướng cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp và dịch vụ… Kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, giải quyết tốt hơn về việc làm, nâng cao đời sống nhân dân” [12, tr.565]. Đại hội nhất trí đề ra chỉ tiêu chủ yếu phấn đấu trong bốn năm 1997 - 2000 là:
- Nhịp độ tăng GDP bình quân 18-20%/năm.
- Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng bình quân trên 50%/năm. - Giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp tăng bình quân 4,5-5%/năm.
26
- Tổng sản lượng lương thực quy thóc bình quân 35 vạn tấn/năm, đến năm 2000 đạt 37-38 vạn tấn.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 16 triệu USD vào năm 2000, trong đó, xuất khẩu địa phương đạt 7 triệu USD, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 9 triệu USD.
- Thu nhập bình quân đầu người đạt từ 280-300USD vào năm 2000. Cơ bản xóa được hộ đói, giảm hộ nghèo xuống dưới 10%.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, giảm tỷ trọng nông-lâm nghiệp. Cụ thể, giảm tỷ trọng nông-lâm nghiệp trong GDP từ 48,27% năm 1996 xuống còn 25% năm 2000; tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng từ 13,98% năm 1996 lên 44% năm 2000; giảm tỷ trọng dịch vụ từ 37,75% năm 1996 xuống còn 31% năm 2000.
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng về việc tiến hành Đại hội Đảng các cấp, từ ngày 12 đến ngày 15-3-2001, Đại hội đại biểu lần thứ XIII Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc được tổ chức trọng thể tại thị xã Vĩnh Yên. Nêu cụ thể trong 5 năm 2001-2005: GDP tăng bình quân trên 10%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 350USD/năm; giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng bình quân hàng năm 16%; giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân hàng năm 4,5 – 5%; giá trị các nghành dịch vụ tăng bình quân 9%/năm;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Trung ương Đảng và kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, từ ngày 6 đến ngày 8-12-2005, tại thị xã Vĩnh Yên, Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV được tiến hành trọng thể. Đại hội nêu bật những thành tựu đạt được trong 5 năm 2001-2005; kinh tế tăng trưởng cao, đứng đầu cả nước với mức tăng bình quân 15,6%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo chiều hướng tích cực, trong đó có công nghiệp – xây dựng 52,2%, giá trị sản xuất công nghiệp vươn lên vị trí thứ bảy cả nước; dịch vụ 26,6%; nông nghiệp 21,2%.
Sau gần 10 năm tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và gần 9 năm tái lập tỉnh, thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, IX của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, XIII, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo các cấp,
27
ngành, các địa phương nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, phát huy thế mạnh của mình và khai thác mọi nguồn lực để tập trung phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội. Nhờ sự lãnh đạo sát sao, năng động của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự lỗ lực của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, từ một tỉnh nghèo, kinh tế thuần nông, Vĩnh Phúc vươn lên trở thành một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trên 15%, trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 75,5% những năm (1997-2005) và 23% những năm (2001-2005). Riêng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 23,6%/năm và trở thành tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ bảy cả nước, thứ ba miền Bắc. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn như: cơ khí, lắp ráp ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng… Hiện nay, Vĩnh Phúc trở thành điểm sáng ở miền Bắc trong việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển công nghiệp. Xây dựng cơ bản được tăng cường đầu tư, trên địa bàn tỉnh hình thành các đô thị mới cao cấp và hiện đại. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệp và xây dựng 52,2% nông nghiệp 21,2% dịch vụ 26,6%.