CÁC CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO KINH TẾ CÔNG NGHIỆP NHỮNG NĂM 1997 ĐẾN 2013 (Trang 42)

2.3.1. Chính sách phát triển thị trường

- Xây dựng tổ chức Hải quan tạo điều kiện thông quan cho nguyên vật liệu, hàng hóa công nghiệp đủ sức cạnh tranh bình đẳng trên thị trường.

- Đẩy mạnh các kênh cung cấp thông tin về tình hình biến động của cung cầu và giá cả trên thị trường (cả trong và ngoài nước) đối với các sản phẩm chủ yếu của tỉnh, xúc tiến hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các đối tác trong và ngoài nước.

37

- Tạo điều kiện thành lập và khuyến khích các hiệp hội kinh doanh trong cùng ngành hàng; tăng cường vai trò trong việc phổ biến thông tin thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho điều phối thị trường của các hiệp hội này.

- Thực hiện tốt chính sách kích cầu để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa ở nông thôn; Khuyến khích nhân dân sử dụng hàng nội; Kiên quyết thực hiện các biện pháp chống buôn lậu, chống hàng giả.

2.3.2. Chính sách khuyến khích vốn đầu tư

Xây dựng và hoàn thiện các thủ tục hành chính cùng bộ máy nhân sự theo hướng tinh gọn tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho các nhà đầu tư, xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư qua từng giai đoạn, phù hợp với Luật đất đai, Luật đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để thu hút các nhà đầu tư.

Thực thi hệ thống hạ tầng cơ sở ngoài hàng rào theo quy hoạch đảm bảo thúc đẩy phát triển công nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư.

Đồng hành và phối hợp cùng nhà đầu tư tháo gỡ các vướng mắc khi triển khai thực hiện dự án.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật; hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến liên kết các khu công nghiệp; hệ thống cấp nước, thoát nước; hệ thống điện và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dịch vụ ngoài hàng rào các khu công nghiệp.

Tập trung đào tạo đội ngũ lao động có trình độ, tay nghề nhằm đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng lao động ngày càng cao của các dự án đầu tư, nhất là các dự án lớn trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao.

Tăng cường đối thoại với các nhà đầu tư, giải quyết dứt điểm và kịp thời các khó khăn và vướng mắc của doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi.

Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, dự báo, đánh giá đúng tình hình, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Xây dựng các chương trình

38

hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập: đăng ký lao động, nộp thuế, hải quan, các văn bản pháp luật mới của Nhà nước.

Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp về tư vấn pháp lý, thông tin thị trường, tư vấn xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm, quảng bá thương hiệu, đào tạo lao động; tăng cường xúc tiến thương mại, giúp doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

Đảng bộ tỉnh cũng đã có những chính sách quy hoạch các khu và cụm khu công nghiệp nhằm thu hút vốn đầu tư như chính sách ưu đãi đầu tư về đất đai, thuế hạ tầng ngoài hàng rào, cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt phải kể đến chính sách đền bù và giải phóng mặt bằng “ đất dịc vụ” cho các hộ dân có đất đền bù để xây dựng khu và cụm khu công nghiệp nhờ đó mà việc quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp có nhiều thuận lợi hơn.

2.3.3. Chính sách huy động vốn

- Chính sách huy động vốn nước ngoài

- Nâng mức tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển trong cơ cấu chi ngân sách Nhà nước lên trên  50%.

- Ưu tiên cho các địa phương vay vốn phát triển vùng nguyên liệu tập trung, vốn đào tạo nghề và truyền nghề. Phân bổ quỹ phát triển công nghiệp hợp lý và hiệu quả.

- Tạo vốn thông qua tín dụng ngân hàng: để tạo sức hút đầu tư cho các thành phần kinh tế ngân hàng cần cải tiến thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn như: nới rộng điều kiện thế chấp (có thể thế chấp bằng doanh nghiệp), áp dụng mức lãi suất ưu đãi cho những khoản vay dài hạn để đầu tư phát triển công nghiệp. [44, tr.186]

- Áp dụng huy động vốn ứng trước đối với khách hàng để đầu tư hạ tầng mà trước tiên là đầu tư cho điện và nước, giao thông.

2.3.4. Chính sách khoa học công nghệ

- Áp dụng chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ - thiết bị, miễn giảm thuế cho phần vốn nghiên cứu đổi mới công nghệ,

39

miễn giảm cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng thay thế hàng nhập khẩu và xuất khẩu trong một thời gian nhất định. [454 tr.187]

- Hàng năm tỉnh dành một phần ngân sách hỗ trợ nghiên cứu triển khai áp dụng công nghệ mới (từ 1-2% GDP).

- Ban hành chính sách ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực cho hoạt động khoa học và công nghệ. Đối với các cán bộ quản lý giỏi, các chuyên gia khoa học kỹ thuật đầu đàn, công nhân có tay nghề cao... đến tỉnh làm việc được hưởng chế độ ưu đãi về nhà ở, đất ở, phương tiện đi lại, phương tiện làm việc, phụ cấp lương. [44, tr.187]

2.3.5. Chính sách phát triển các vùng nguyên liệu

Xây dựng các vùng chuyên canh, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại để tạo ra sản phẩm hàng hóa nông nghiệp có chất lượng cao, tập trung và có số lượng lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Tạo mối liên hệ giữa nông dân và công nhân nhà máy, giữa trồng trọt và chế biến trong các tổ chức hợp tác nhằm điều hòa lợi ích hợp lý giữa các phía, ưu đãi phát triển ở các vùng sâu, vùng xa nhiều hơn ở các vùng có điều kiện thuận lợi. Khuyến khích người sản xuất nguyên liệu góp vốn (hoặc đóng cổ phần) với nhà máy. Các nhà máy cần có bộ phận nông vụ để lo về nguyên liệu. Từ đó tạo được vùng nguyên liệu ổn định vững chắc đảm bảo cho Nhà máy hoạt động hết công suất và có hiệu quả. [44, tr.187]

Hướng dẫn nông dân trong việc chọn giống, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật thu hái và sơ chế, bảo quản, vận chuyển sau thu hoạch để nâng cao chất lượng nguyên liệu và hiệu quả sản xuất.[ 44, tr.188]

Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng về giao thông, lưới điện cho các khu, cụm công nghiệp tập trung của tỉnh và các huyện, thị; hình thành khôi phục các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống.

2.4. THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở VĨNH PHÚC

Năm 1997 (khi tái lập tỉnh), Vĩnh Phúc là một tỉnh nghèo còn nhiều khó khăn. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, chiếm 53,2%; công nghiệp chỉ chiếm 13%; thu ngân sách chỉ khoảng 100 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người 144

40

USD. Đến năm 2013, giá trị tăng thêm (GRDP) theo thực tế bình quân đầu người đạt khoảng 56,0 triệu đồng/người; thu ngân sách đạt trên 19,2 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 15,7 nghìn tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt trên 1 tỷ USD.

Sau hơn 15 năm phấn đấu liên tục, cơ cấu kinh tế của Vĩnh phúc đã thay đổi rất đáng kể với vai trò và vị thế của ngành công nghiệp được nâng cao. Năm 2000 ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 38,97% GDP, năm 2003 tăng lên 46,41% và năm 2005 đã chiếm đến 52,4%. Đến cuối năm 2008, dự kiến lĩnh vực này sẽ tăng lên 58,8%. Tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản sẽ giảm xuống 17,11% (năm 2005 là 20,47%) ngành dịch vụ hiện chiếm 23,14%.

“ Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2000 là 5.337.709 triệu đồng, năm 2004 là 12.193.080 triệu đồng, chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm nay, con số này đã đạt 21.858 tỷ đồng, tăng 34,53% so cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 32,63%, riêng công nghiệp tăng 34,12%; giá trị tăng thêm là 26,85%” [4, tr.12].

Ngành công nghiệp Vĩnh phúc đã hình thành nên cơ cấu công nghiệp nhiều thành phần. Công nghiệp ngoài quốc doanh phát triển khá, góp phần cùng các ngành kinh tế khác giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội.

Đặc biệt ở tỉnh Vĩnh Phúc là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng rất cao, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2003 tăng 28,54%so với năm 2002, năm 2004 tăng 12,21% so với năm 2003. Tính đến hết tháng 6/2008, đã có 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Vĩnh Phúc với gần 200 dự án, vốn đăng ký trên 2 tỷ USD, tiêu biểu là : Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Italia, Đức, Mỹ,… Bên cạnh các dự án FDI, tỉnh đã thu hút thêm các dự án DDI với số vốn khoảng 2 tỷ USD.

Vĩnh Phúc hiện được biết đến là trung tâm sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy lớn nhất toàn quốc (4 nhà máy của các Công ty: Honda Việt Nam, Toyota Việt Nam, Deawoo Bus - Hàn Quốc, Xuân Kiên - Việt Nam); đồng thời là tỉnh có ngành sản xuất vật liệu xây dựng phát triển, với số lượng gạch ốp lát chiếm 1/3 sản lượng toàn quốc.

41

Công nghiệp Vĩnh Phúc đã hình thành các khu và cụm công nghiệp như: Kim Hoa, Khai Quang, Bình Xuyên, Quang Minh,… tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp phát triển (như công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, may mặc, chế biến nông sản thực phẩm rau quả, công nghiệp sản xuất vật liệu mới) và phát triển làng nghề truyền thống. Công nghiệp Vĩnh Phúc cũng đã chuyển hướng vào xuất khẩu và tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.

“Tăng trưởng kinh tế của tỉnh được duy trì, tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm (GRDP- giá ss 2010) bình quân giai đoạn 2011-2013 đạt 6,6%/năm, trong đó ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,3%, công nghiệp - xây dựng tăng 8,1%/năm và dịch vụ tăng 4,2%/năm” [ 3, tr 23]. Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục có được sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Đến năm 2013, giá trị tăng thêm (GRDP) theo giá thực tế bình quân đầu người đạt khoảng 56,0 triệu đồng/người; thu ngân sách đạt trên 19,2 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 15,7 nghìn tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt trên 1 tỷ USD. Sản xuất công nghiệp tiếp tục là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo nguồn thu ngân sách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đóng góp quan trọng cho đảm bảo an ninh lương thực, ổn định an sinh xã hội; chăn nuôi đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại theo phương thức công nghiệp. Khu vực dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Công tác xúc tiến và thu hút đầu tư có nhiều đổi mới, trong đó đặc biệt chú trọng xúc tiến đầu tư tại chỗ; giai đoạn 2011-2013 đã thu hút được 38 dự án đầu tư FDI, số vốn đăng ký 546,6 triệu USD và 86 dự án DDI, số vốn đăng ký gần 9,8 nghìn tỷ đồng...

Đến hết năm 2013, toàn tỉnh có 6.100 doanh nghiệp, tăng 5.964 doanh nghiệp, có nghĩa là tăng tới gần 99,9% số lượng doanh nghiệp so với năm 1997. Các ngành công nghiệp phụ trợ bước đầu phát triển. Tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống được quan tâm quy hoạch, đầu tư, khôi phục và phát triển. Công nghiệp phát triển góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ngày càng hiện đại,

42

chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp theo hướng giảm lao động ngành nông nghiệp, tăng cho ngành công nghiệp và dịch vụ - thương mại. .

Với mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 20 khu công nghiệp, 43 cụm công nghiệp, với diện tích 6.900ha. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân 13-14%/năm. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu này, ngoài đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, cải cách hành chính, Vĩnh Phúc cần thực hiện tốt các cơ chế chính sách về phát triển thị trường, huy động vốn, khoa học công nghiệp, phát triển các vùng nguyên liệu, đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, đặc biệt là làm tốt hơn nữa hoạt động chăm sóc các nhà đầu tư tại chỗ, để họ luôn cảm thấy mình là công dân của Vĩnh Phúc.

2.5.HẠN CHẾ TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở VĨNH PHÚC

Bên cạnh những thành tựu đạt được, những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Thời kỳ 1997 – 2013, tình hình kinh tế công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã bộc lộ những hạn chế sau đây:

“ Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng cơ cấu các ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu giá trị trong các thành phần kinh tế, theo địa bàn của tỉnh Vĩnh Phúc còn mất cân đối biểu hiện năm 2008, ngành cơ khí chế tạo chiếm 82,49%; ngành sản xuất vật liệu xây dựng 7,25 %; sản xuất nông lâm sản, thực phẩm 4,64%; dệt may da giày 3,39% giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN); các ngành còn lại đều đóng góp không đáng kể dưới 1% GTSXCN; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 83,34%GTSXCN; khu vực ngoài nhà nước chiếm 15,68% còn kinh tế nhà nước chỉ chiếm 0,99% GTSXCN; Phúc Yên đóng góp hơn 80%; Vĩnh Yên 8,5%; Bình Xuyên 8,2%; Vĩnh Tường 1,2% GTSXCN; các huyện khác đều đóng góp dưới 1% GTSXCN....” [44, tr.87].

Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh so với yêu cầu phát triển còn thấp và bất cập cho phát triển công nghiệp. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động mặc dù được các cấp các ngành chú trọng, quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp với tốc độ phát triển của công nghiệp.

43

Hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, cấp điện, cấp nước chưa hỗ trợ kịp thời cho phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng.

Về thu hút đầu tư nước ngoài chưa đạt kế hoạch đề ra do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu , một số dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, hạ tầng khu công nghiệp (KCN) của các tập đoàn lớn đến Vĩnh Phúc từ cuối năm 2007 và đầu năm 2008 cũng bị chững lại, như dự án của các tập đoàn Winstron, Catcher, Chimei, Wija Baru, KBB, Ju Teng,…

Tuy đã có quyết định thành lập nhiều khu cụm công nghiệp, một số dự án gặp khó khăn vướng mắc về thủ tục hành chính ở khâu thoả thuận đền bù, giải phóng mặt bằng, thủ tục thuê, giao đất, công tác cấp đất dịch vụ và xây dựng các khu tái định cư, tiến độ triển khai chậm. Vấn đề giải quyết việc làm cho các đối tượng lao động đủ điều kiện tại các địa phương có đất bị thu hồi còn đạt tỷ lệ rất thấp, thực hiện cam kết tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp không hiệu quả. Các chính sách hỗ trợ về chuyển đổi nghề, thưởng trong đền bù, giải phóng mặt bằng chưa được thay đổi phù hợp với với biến động giá cả thị trường. Cơ chế, chính sách cấp đất dịch vụ, trả đất bằng tiền cho nhân dân vẫn chưa ban hành; các phương án tổ chức đào tạo nghề, các chương trình việc làm tại chỗ cho các đối tượng lao động ở khu vực mất đất và các chính sách xã hội khác như xây dựng các công trình công cộng, phúc lợi ở nông thôn nơi có đất thu hồi chưa được quan tâm giải quyết một cách thoả đáng. Công tác vận động, tuyên truyền thuyết phục nhân dân của các

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO KINH TẾ CÔNG NGHIỆP NHỮNG NĂM 1997 ĐẾN 2013 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)