Cơ cấu các ngành công nghiệp cân đối, hợp lý

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO KINH TẾ CÔNG NGHIỆP NHỮNG NĂM 1997 ĐẾN 2013 (Trang 58 - 59)

Sản xuất công nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc đã và đang diễn ra rất sôi động. Các ngành công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, may mặc, chế biến nông sản, thực phẩm, rau quả, công nghiệp sản xuất vật liệu mới, các làng nghề truyền thống trên địa bàn đã phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp Vĩnh Phúc khá ấn tượng, cụ thể: Năm 2003 tăng 31,04% so với năm 2002, năm 2004 tăng 23,75% so với 2003, và năm 2005 đạt 15.913,4 tỷ đồng, tăng 25,3% so với năm 2004. Tỷ trọng cơ cấu ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP tỉnh theo giá thực tế năm 2000 mới chiếm khoảng 34,9%, thì đến năm 2003 đã tăng lên 42,86%, và năm 2005 chiếm khoảng 49,1%. Theo đánh giá của Bộ Công nghiệp, năm 1997 (năm tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập), giá trị công nghiệp của tỉnh xếp thứ 41/61 tỉnh, thành phố, từ năm 2001-2004 vươn lên xếp thứ 7/64 tỉnh, thành phố và đứng thứ 3 trong các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Công nghiệp Vĩnh Phúc đã phát triển theo cơ cấu công nghiệp nhiều thành phần. Trong đó, công nghiệp quốc doanh đã phát huy được tác dụng; công nghiệp ngoài quốc doanh phát triển mạnh, năm 2005 tăng 40,9% so với năm 2004, góp phần tích cực giải quyết những vấn đề bức xúc trên địa bàn. Công nghiệp ngoài nhà nước tăng mạnh là do Vĩnh Phúc có cơ chế, chính sách thông thoáng kích thích các doanh nghiệp tích cực đầu tư, đổi mới công nghệ. Khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Vĩnh Phúc cũng có tốc độ tăng trưởng cao. Giá trị sản xuất của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 2004 tăng 17,9% so với năm 2003, năm 2005

53

tăng 24,9% so với năm 2004 và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn.

Hầu hết các sản phẩm công nghiệp sản xuất trên địa bàn đều có bước phát triển năm sau cao hơn năm trước. Riêng năm 2005, ô tô tăng 37,7%; xe máy các loại tăng 22%; gạch ốp lát tăng 65,3%; xe đạp Xuân Hoà tăng 29,8%... so với năm 2004. Với đà tăng trưởng như trên, khả năng Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp sẽ trong tương lai không xa.

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO KINH TẾ CÔNG NGHIỆP NHỮNG NĂM 1997 ĐẾN 2013 (Trang 58 - 59)