HẠN CHẾ TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO KINH TẾ CÔNG NGHIỆP NHỮNG NĂM 1997 ĐẾN 2013 (Trang 48 - 52)

Bên cạnh những thành tựu đạt được, những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Thời kỳ 1997 – 2013, tình hình kinh tế công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã bộc lộ những hạn chế sau đây:

“ Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng cơ cấu các ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu giá trị trong các thành phần kinh tế, theo địa bàn của tỉnh Vĩnh Phúc còn mất cân đối biểu hiện năm 2008, ngành cơ khí chế tạo chiếm 82,49%; ngành sản xuất vật liệu xây dựng 7,25 %; sản xuất nông lâm sản, thực phẩm 4,64%; dệt may da giày 3,39% giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN); các ngành còn lại đều đóng góp không đáng kể dưới 1% GTSXCN; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 83,34%GTSXCN; khu vực ngoài nhà nước chiếm 15,68% còn kinh tế nhà nước chỉ chiếm 0,99% GTSXCN; Phúc Yên đóng góp hơn 80%; Vĩnh Yên 8,5%; Bình Xuyên 8,2%; Vĩnh Tường 1,2% GTSXCN; các huyện khác đều đóng góp dưới 1% GTSXCN....” [44, tr.87].

Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh so với yêu cầu phát triển còn thấp và bất cập cho phát triển công nghiệp. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động mặc dù được các cấp các ngành chú trọng, quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp với tốc độ phát triển của công nghiệp.

43

Hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, cấp điện, cấp nước chưa hỗ trợ kịp thời cho phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng.

Về thu hút đầu tư nước ngoài chưa đạt kế hoạch đề ra do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu , một số dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, hạ tầng khu công nghiệp (KCN) của các tập đoàn lớn đến Vĩnh Phúc từ cuối năm 2007 và đầu năm 2008 cũng bị chững lại, như dự án của các tập đoàn Winstron, Catcher, Chimei, Wija Baru, KBB, Ju Teng,…

Tuy đã có quyết định thành lập nhiều khu cụm công nghiệp, một số dự án gặp khó khăn vướng mắc về thủ tục hành chính ở khâu thoả thuận đền bù, giải phóng mặt bằng, thủ tục thuê, giao đất, công tác cấp đất dịch vụ và xây dựng các khu tái định cư, tiến độ triển khai chậm. Vấn đề giải quyết việc làm cho các đối tượng lao động đủ điều kiện tại các địa phương có đất bị thu hồi còn đạt tỷ lệ rất thấp, thực hiện cam kết tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp không hiệu quả. Các chính sách hỗ trợ về chuyển đổi nghề, thưởng trong đền bù, giải phóng mặt bằng chưa được thay đổi phù hợp với với biến động giá cả thị trường. Cơ chế, chính sách cấp đất dịch vụ, trả đất bằng tiền cho nhân dân vẫn chưa ban hành; các phương án tổ chức đào tạo nghề, các chương trình việc làm tại chỗ cho các đối tượng lao động ở khu vực mất đất và các chính sách xã hội khác như xây dựng các công trình công cộng, phúc lợi ở nông thôn nơi có đất thu hồi chưa được quan tâm giải quyết một cách thoả đáng. Công tác vận động, tuyên truyền thuyết phục nhân dân của các cấp chính quyền ở một số địa phương có đất bị thu hồi còn hạn chế, việc giáo dục ý thức trách nhiệm, gương mẫu của cán bộ, Đảng viên ở một số Chi bộ Đảng chưa tốt, một số Đảng viên không nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng, thậm chí còn tuyên truyền ngược trong nhân dân, gây ảnh hưởng không tốt [44, tr.88].

Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng còn chậm, chất lượng hạ tầng trong các khu công nghiệp chưa cao cả về đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, xử lý rác, nước thải, mỹ quan khu công nghiệp. Mới chỉ có khu công nghiêp Khai Quang đã xây dựng xong Trạm xử lý nước thải giai đoạn I (công suất 1.800 m3/ngày đêm); việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại các khu công nghiệp

44

khác đã đi vào hoạt động còn chậm hoặc chưa triển khai. Khu công nghiệp Bá Thiện chưa đáp ứng được yêu cầu cấp nước cho các dự án đầu tư vào khu. Các chủ đầu tư hạ tầng chậm hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, như hồ sơ điều chỉnh QHCT 1/2000 của khu công nghiệp Bình Xuyên, hồ sơ điều chỉnh QHCT 1/2000 của khu công nghiệp Khai Quang chưa được lập do chưa được các ngành xác định rõ ranh giới phạm vi của khu công nghiệp… [44, tr.89].

Một số dự án triển khai xây dựng còn chậm, kéo dài thời gian xây dựng, không thực hiện đúng tiến độ đăng ký tại Giấy chứng nhận đầu tư như: các dự án đầu tư của công ty Cowin Fastener, Công ty Toyotaki, Công ty GHS, công ty Minh Phúc, công ty Vinh Phát, công ty DHP, Nhà máy bơm nước Đại Việt... Trong năm 2008 UBND tỉnh đã phải thu hồi đất của một số dự án chậm triển khai như: công ty Đồng Khánh, công ty Thanh Hoà, công ty Malt bia... để giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất quản lý, tuy nhiên việc triển khai thực hiện chưa dứt điểm, trong đó Công ty Malt bia, công ty Thanh Hoà đề nghị giãn tiến độ để tiếp tục triển khai dự án nhưng thực tế vẫn không triển khai được.

Về quản lý dự án sau đầu tư, do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế thế giới, một số doanh nghiệp đã đi vào hoạt động nhưng gặp khó khăn về tài chính, phải điều chỉnh kế hoạch đầu tư, thu hẹp hoạt động sản xuất, cắt giảm lao động hoặc cho lao động nghỉ luân phiên, việc thực hiện chế độ, chính sách cho người lao động chưa được đảm bảo, đã dẫn tới tranh chấp trong quan hệ lao động, gia tăng xu hướng công nhân ngừng làm việc tập thể để đòi quyền lợi đã bị người sử dụng lao động vi phạm.

Hầu hết các cơ sở sản xuất không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, xả thải trực tiếp ra môi trường xung quanh, các khu công nghiệp, cụm khu công nghiệp chưa thu gom và xử lý tập trung rác thải rắn, nước thải sản xuất nên tình trạng ô nhiễm môi trướng nước, không khí và môi trường đất vẫn đang diễn ra. Điển hình như nhà máy bia HENIGIK đang bị ô nhiễm Cu và Fe...

45

Phát huy lợi thế là một tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, có giao thông và kết cấu hạ tầng ngày càng phát triển, giàu tiềm năng du lịch và lao động. Tỉnh Vĩnh Phúc từ khi tái lập đã tập trung phát triển công nghiệp và coi công nghiệp là nền tảng nhằm tạo ra sự tăng trưởng cao về kinh tế, kích thích các ngành dịch vụ, nông nghiệp phát triển. Thực tế cho thấy trong thời kì 1997 – 2013, kinh tế công nghiệp của tỉnh vĩnh Phúc đã phát triển mạnh mẽ. Trong những năm 1997 – 2013, số lượng các khu công nghiệp và trung tâm công nghệp đã tăng lên nhanh chóng, nhất là những khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sự tăng nhanh của các khu công nghiệp đã tạo điều kiện cho lực lượng lao động của tỉnh ổn định về công việc. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao và ổn định; các nhành công nghiệp phong phú, đa dạng; thu ngân sách của tỉnh luôn đạt ở chỉ số cao.

Để đạt được những thành tựa về công nghiệp Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã đề ra những chủ trương, chính sách, và hàng loạt các giải pháp đúng đắn nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp phát triển. Đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Đảng bộ Vĩnh Phúc luôn thực hiện chính sách “ mở cửa”, khuyến khích các doang nghiệp nước ngoài đầu tư vào tỉnh với cơ chế thân thiện, tạo mọi điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp.

Bên cạnh những thành tựa đạt được, công nghiệp Vĩnh Phúc cũng tồn tại nhiều hạn chế: cơ cấu cấu các ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu giá trị trong các thành phần kinh tế có sự mất cân đối; thu hút đầu tư nước ngoài chưa đạt kế hoạch đề ra, quy hoạch đấtt công nghiệp còn có nhiều vướng mắc,chất lượng hạ tầng các khu công nghiệp chưa cao về hạ tầng, cấp nước, hệ thống cấp nước...

46

Chương 3

ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO KINH TẾ CÔNG NGHIỆP NHỮNG NĂM 1997 ĐẾN 2013 (Trang 48 - 52)