Phát triển các khu, cụm công nghiệp là một thế mạnh của tỉnh vĩnh Phúc. Tính đến hết năm 2013, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có 9 khu và 4 cụm công nghiệp được phê duyệt và quy hoạch chi tiết là:
- Khu công nghiệp Kim Hoa (Mê Linh) có diện tích quy hoạch là 261,4 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 50 ha. Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp đạt 100 ha diện tích đất công nghiệp giai đoạn I. Tổng vốn đầu tư thực hiện vào xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp là 60,99 tỷ đồng/95,01 tỷ đồng, đạt 64,19%.
- Khu công nghiệp Khai Quang (Vĩnh Yên) có diện tích quy hoạch 262 ha. Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiêp đạt 74,2%. Tổng vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng là 156,4 tỷ đồng/286 tỷ đồng, đạt 54,56%.
- Khu công nghiệp Bình Xuyên (Bình Xuyên): tổng diện tích đất là 2271 ha, đất công nghiệp là 271 ha. Tỷ lệ lấp đầy đạt 74,9% tổng diện tích đất công nghiệp đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng và có thể cho thuê.
- Khu công nghiệp Bá Thiện, có diện tích đất công nghiệp là 327 ha, tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp đạt 56,9%. Tổng vốn đầu tư thực hiện vào xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp là 3,82 triệu USD/78,5 triệu USD, đạt 4,87%, chủ yếu đầu tư cho việc san lấp mặt bằng và làm nền đường.
- Khu công nghiệp Bình Xuyên II: Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp đạt 65,8% tổng diện tích đất công nghiệp đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng và có thể cho thuê.
Kết quả trong phát triển sau những năm tái lập tỉnh (1997 - 2013), nhất là những giải pháp ấn tượng, hiệu quả trong thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài đã biến Vĩnh Phúc từ một tỉnh nông nghiệp lạc hậu trở thành trung tâm
47
sản xuất ô-tô, xe máy hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh đạt 17,24%/năm; thu ngân sách tăng nhanh, từ 100 tỷ đồng năm 1997 lên 12.695 tỷ đồng năm 2012.
Tổng vốn đầu tư thực hiện vào xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp là 2 triệu USD/100 triệu USD, đạt 2%, chủ yếu dùng vào việc san lấp mặt bằng khu công nghiệp.
- Khu công nghiệp Chấn Hưng (Vĩnh Tường) với tổng diện tích đất 126,11 ha, đất công nghiệp là 93,123 ha. Hiện đang xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Khu công nghiệp Bá Hiến, Sơn Lôi, Hội Hợp là những dự án mới được chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư.- Cụm công nghiệp Hợp Thịnh (Tam Dương) có tổng diện tích đát 120 ha, đất công nghiệp là 72 ha, hiện đang xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Cụm công nghiệp Xuân Hòa (Phúc Yên), tổng diện tích đất là 30 ha, đất công nghiệp là 21 ha, hiện đang xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Cụm công nghiệp Tân Tiến (Vĩnh Tường), tổng diện tích 150 ha, đất công nghiệp là 90 ha, hiện đang xây dựng cơ sở hạ tầng.Ngoài các khu cụm công nghiệp nêu trên, còn có 28 cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề (gồm cả Thanh Vân – Đạo Tú và Tân Tiến) của 6 huyện thị đã được tỉnh phê duyệt. Các khu công nghiệp được hình thành có tác dụng quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, giải quyết việc làm, đóng góp cho ngân sách địa phương.
So sánh với các khu công nghiệp của Vĩnh Phúc với Bắc Giang ta thấy, số lượng các khu công nghiệp và quy mô các khu công nghiệp của Vĩnh Phúc là lớn hơn rất nhiều. Tính đến tháng 12/2011, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có 09 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng diện tích 2.284 ha, trong đó: 5 khu công nghiệp đã có quyết định thành lập và đang hoạt động: Kim Hoa (50 ha), Khai Quang (262 ha), Bình Xuyên (271 ha), Bá Thiện (327 ha), Bình Xuyên II (485 ha); 4 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư: khu công nghiệp Chấn Hưng (131,31 ha), khu công nghiệp
48
Bá Thiện II (308 ha), Sơn Lôi (300 ha) và Hội Hợp (150 ha) [44, tr.42].
Trong khi đó tỉnh Bắc giang tính đến tháng 12/2011 mới có 5 khu công nghiệp tập trung với diện tích quy hoạch là 1405 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 800 ha, bao gồm: khu công nghiệp Đình Trám (98 ha), khu công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng (180 ha), khu công nghiệp Song Châu (426 ha), khu công nghiệp Vân Trung (258,78 ha), khu công nghiệp Việt Hàn (200 ha) [49, tr.21 – 22].