BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO KINH TẾ CÔNG NGHIỆP NHỮNG NĂM 1997 ĐẾN 2013 (Trang 64 - 78)

Một là, phải tạo được sự đoàn kết nhất trí trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và sự đồng thuận của nhân dân. Xây dựng được chiến lược lâu dài, phải xác định rõ nhiệm vụ cụ thể cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong từng giai đoạn, từng năm để tạo bước đột phá cho sự phát triển. Vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối

59

của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào địa phương, đồng thời tranh thủ tốt sự ủng hộ của Trung ương, của Chính phủ và các bộ, ngành

Hai là, phải quan tâm đến quy hoạch, đây là vấn đề có tính chiến lược, là gốc, giúp cho sự định hướng phát triển của tỉnh, do đó phải quản lý, giám sát quy hoạch chặt chẽ, nâng cao chất lượng quy hoạch, thực hiện đầu tư theo quy hoạch, thường xuyên nghiên cứu điều chỉnh để làm tiền đề cho sự phát triển của ngành công nghiệp. Đồng thời, phải làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư. Trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng phải có sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên và sự phối hợp kịp thời, có hiệu quả của cấp ủy, chính quyền, các cấp, các ngành và các cơ quan đoàn thể.

Ba là, biết khai thác và phát huy lợi thế, tiềm năng của tỉnh. Đổi mới các hoạt động xúc tiến đầu tư có trọng tâm, có kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Đẩy mạnh cải cách hành chính và xác định đây là khâu đột phá để cải thiện môi trường đầu tư, thu hút nguồn lực. Phát triển nguồn nhân lực, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn nhằm thu hút hiệu quả vốn đầu tư trong và ngoài nước

Bốn là, xác định một mô hình công nghiệp hoá phù hợp, trên cơ sở đó mà xây dựng và thực hiện một cơ cấu công nghiệp “mềm” theo hướng ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp có lợi thế lợi nhuận cao. Xây dựng nền công nghiệp theo “cơ cấu 2 tầng”: Công nghiệp xã hội và công nghiệp gia đình; cái gì làm tại gia đình tốt thì làm tại gia đình. Đặc biệt chú ý phát triển công nông nghiệp nông thôn (kể cả ở miền núi và miền biển) gắn với phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, phát triển công nghiệp theo ba loại quy mô nhỏ, vừa, lớn, kết hợp kỹ thuật truyền thống với kỹ thuật hiện đại. Coi trọng phát triển tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp theo hướng tiểu công nghiệp hiện đại, thủ công nghiệp tinh xảo. Nghiên cứu để xác định và phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghệ sinh học, điện tử và tin học, vật liệu mới, cơ khí hoá và tự động hoá, năng lượng hạt nhân.

Năm là, thực hiện nhất quán chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong công nghiệp nhằm phát triển mạnh kinh tế hàng hoá. Công nhận tồn tại lâu dài của các thành phần kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá và sử dụng rộng rãi các

60

thành phần kinh tế theo nguyên tắc thành phần nào sản xuất cái gì có lợi hơn thì phát huy thành phần đó. Chỉ duy trì và phát triển một số ít xí nghiệp quốc doanh ở các “đài chỉ huy” của nền kinh tế, cổ phần hoá phần lớn xí nghiệp quốc doanh và thực sự cởi trói để nó có thể hoạt động năng động và có hiệu quả. Phát triển rộng rãi các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, vì Nhà nước không phải đầu tư mà vẫn thu được tích luỹ, lao động có thêm việc làm, xã hội có thêm hàng hoá. Đối xử bình đẳng với các thành phần kinh tế cả về mặt chính trị, kinh tế, xã hội.

Sáu là, thực sự mở cửa nhằm hội nhập quốc tế, gắn nền công nghiệp nước ta với nền công nghiệp thế giới, nhất là nền công nghiệp của các nước láng giềng. Vận dụng mọi hình thức có thể như hình thức đầu tư 100%, lập các “đặc khu kinh tế” nhằm thu hút mạnh vốn đầu tư và kỹ thuật của nước ngoài. Gắn xuất khẩu với nhập khẩu, tiến tới xây dựng và phát triển một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có giá trị cao, khối lượng lớn, chất lượng tốt. tạo điều kiện cho việc mở cửa như đổi mới tư duy an ninh và tư duy đối ngoại, khắc phục tình trạng lạc lõng của mình đối với thế giới, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp và chính sách về kinh tế đối ngoại, xây dựng kết cấu hạ tầng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm kinh tế đối ngoại và kinh doanh đối ngoại. trong thu hút đầu tư phải lựa chọn các dự án đầu tư ưu tiên những ngành công nghệ cao, chế tạo cơ khí, công nghiệp phụ trợ; phải xem xét kỹ năng lực của các nhà đầu tư, tránh việc quan tâm đến số lượng dẫn đến việc không tiết kiệm quỹ đất, công nghệ gây ô nhiễm môi trường và dự án chậm triển khai, sử dụng đất không đúng mục đích, không hiệu quả.

Bảy là, đảm bảo giữ tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đi kèm với giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, giảm dần bất bình đẳng về thu nhập, bảo tồn các giá trị truyền thống và thân thiện với môi trường. Luôn giữ được những giá trị truyền thống của dân tộc.

61

Tiểu kết chương 3

Công nghiệp Vĩnh Phúc có những đặc điểm nổi bật: công nghiệp Vĩnh Phúc có tốc đọ tăng trưởng cao; công nghiệp Vĩnh Phúc có giá trị sản xuất, tỷ trọng giá trị sản xuất lớn và có sự đa dạng hóa các lĩnh vực có giá trị sản xuất; trong các thành phần kinh tế, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là khu vực có giá trị sản xuất và tỷ trọng lớn nhất; trên địa bàn Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều khu công nghiệp có quy mô lớn.

Không những vậy, công nghiệp phát triển đã góp phần làm thay đổi bức tranh kihn tế - xã hội như: Góp phần chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa; góp phần giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập, thúc đẩy văn hóa, giáo dục phát triển; đưa tới sự phân hóa xã hội.

62

KẾT LUẬN

1. Tỉnh Vĩnh Phúc là một có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế công nghiệp như: vị trí địa lý, giao thông và lao động… Về vị trí địa lý tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km và sân bay quốc tế Nội Bìa 30km về phía Tây Bắc, nằm trong vùng lan tỏa của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc là Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Về giao thông, tỉnh Vĩnh Phúc có hệ thống giao thông thuận lợi bao gồm đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường không. Tuyến Quốc lộ số 2 Hà Nội – Hà Giang và tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai thuận lợi cho giao lưu với các vùng kinh tế. Vĩnh Phúc có một lực lượng lao động dồi dào có trình độ văn hóa từ Phổ thông tới đại học đang ngày một tăng lên về số lượng và chất lượng. Ngoài ra Vĩnh Phúc còn là một tỉnh có diện tích đất đồi khá lớn, thuận tiện cho phát triển các khu công nghiệp tập trung, cơ sở hạ tầng thuận lợi….

2. Đảng bộ Vĩnh Phúc sát sao, năng động đưa Vĩnh Phúc thành tỉnh có nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ đứng thứ 7 cả nước. Công nghiệp Vĩnh Phúc đang trên đà phát triển biểu hiện như số lượng các cơ sở công nghiệp ngày một tăng lên, lực lượng lao động công nghiệp cũng tăng. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao, cơ cấu công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thể các ngành kinh tế. Đảng bộ Vĩnh Phúc luôn đưa ra những cơ chế, chính sách thân thiện nhằm thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt là trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài được Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc chú trọng và đưa ra những giải pháp và chính sách đúng đắn, hợp lý tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi trên địa bàn tỉnh.

3. Bên cạnh những thành tựu đạt được trong lĩnh vực công nghệp, công nghiệp Vĩnh Phúc còn tồn tại một số hạn chế:

Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng còn chậm, chất lượng hạ tầng trong các khu công nghiệp chưa cao cả về đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, xử lý rác, nước thải, mỹ quan khu công nghiệp. Mới chỉ có khu công nghiệp Khai Quang đã xây dựng xong trạm xử lý nước thải giai đoạn I (công suất 1.800 m3/ngày đêm);

63

việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại các khu công nghiệp khác đã đi vào hoạt động còn chậm hoặc chưa triển khai. Khu công nghiệp Bá Thiện chưa đáp ứng được yêu cầu cấp nước cho các dự án đầu tư vào khu. Các chủ đầu tư hạ tầng chậm hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, như hồ sơ điều chỉnh QHCT 1/2000 của khu công nghiệp Bình Xuyên, hồ sơ điều chỉnh QHCT 1/2000 của khu công nghiệp Khai Quang chưa được lập do chưa được các ngành xác định rõ ranh giới phạm vi của khu công nghiệp…[32, tr.88 – 89].

Về thu hút đầu tư nước ngoài chưa đạt kế hoạch đề ra do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu , một số dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, hạ tầng khu công nghiệp (KCN) của các tập đoàn lớn đến Vĩnh Phúc từ cuối năm 2007 và đầu năm 2008 cũng bị chững lại, như dự án của các tập đoàn Winstron, Catcher, Chimei, Wija Baru, KBB, Ju Teng,…

4. Sự công nghiệp Vĩnh Phúc góp phần thúc đẩy sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế như: nông nghiệp, dịch vụ, thương mại. Bên cạnh đó công nghiệp phát triển có tác động tích đến chuyển giao công nghệ, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tăng nhanh tốc độ đô thị hóa….

5. Công nghiệp phát triển góp phần giải quyết nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thúc đẩy Văn hóa, giáo dục phát triển.Công nghiệp phát triển đã giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Tính đến hết năm 2011, các doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài đã giải quyết được 86270 lao động của Vĩnh Phúc. Công nghiệp phát triển đã nâng cao thu nhập cho người lao động. Tính chung, thu nhập bình quân một lao động/tháng ngành công nghiệp năm 2005 đạt 1.082 nghìn đồng, đến năm 2011 tăng lên 2.000 triệu đồng.

Ngoài góp phần vào giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, công nghiệp phát triển còn góp phần thúc đẩy giáo dục, văn hóa phát triển. Tỉnh Vĩnh Phúc đã phổ cập tiểu học vào năm 2000 và phổ cập trung học cơ sở vào năm 2005, hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 20 trường đại học, cao đẳng trung cấp chuyên nghiệp đang hoạt động đáp ứng nhu cầu học tập của con em địa phương. Tỉnh Vĩnh Phúc luôn đứng đầu trong tốp 10 tỉnh thành trong cả nước về chất lượng giáo dục.

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2005), “Đất nước Việt Nam qua các đời”, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

2. Nguyễn Thành Công (2012), “Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, Vĩnh Phúc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Cục thống kê Vĩnh Phúc (2010), “Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2010”.

4. Nguyễn Minh Đăng (2010), “Tiềm năng và phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc”, Tạp chí Vĩnh Phúc.

5. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1993), Văn kiện hội hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội

6. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

7. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội

8. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

9. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

10. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

11. Đảng bộ Vĩnh Phúc (2005), “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Tạ Xuân Hòa (2005), “Công nghiệp Vĩnh Phúc sau 5 năm thực hiện Đại hội Đảng bộ lần thứ XII”, Tạp chí công nghiệp Vĩnh Phúc.

13. Nguyễn Hưng (2005), “Tổng quan kinh tế Vĩnh Phúc”, Thời báo kinh tế Việt Nam, (21).

65

14. Nguyễn Xuân Lâm (2000), “Địa chí Vĩnh Phúc sơ thảo”, NXB Sở Văn hóa thông tin – thể thao,Vĩnh Phúc.

15. Niên giám thống kê Vĩnh Phúc (1990 – 1996) (1997), NXB Thống kê, Hà Nội.

16. Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 1997 (1998), NXB Thống kê, Hà Nội. 17. Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 1998 (1999), NXB Thống kê, Hà Nội. 18. Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 1999 (2000), NXB Thống kê, Hà Nội. 19. Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2000 (2001), NXB Thống kê, Hà Nội. 20. Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2001 (2002), NXB Thống kê, Hà Nội. 21. Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2002 (2003), NXB Thống kê, Hà Nội. 22. Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2003 (2004), NXB Thống kê, Hà Nội. 23. Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2004 (2005), NXB Thống kê, Hà Nội. 24. Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2005 (2006), NXB Thống kê, Hà Nội. 25. Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2006 (2007), NXB Thống kê, Hà Nội. 26. Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2007 (2008), NXB Thống kê, Hà Nội. 27. Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2008 (2009), NXB Thống kê, Hà Nội 28. Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2009 (2010), NXB Thống kê, Hà Nội. 29. Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2010 (2011), NXB Thống kê, Hà Nội. 30. Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2011 (2012), NXB Thống kê, Hà Nội. 31. Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2012 (2013), NXB Thống kê, Hà Nội. 32. Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2013 (2014), NXB Thống kê, Hà Nội. 33.Sở Công Thương Phú Thọ - Sở Công công nghiệp Vĩnh Phúc

34. Đoàn Mạnh Phương (cb) (2006), “Vĩnh Phúc đất và người thân thiện”, NXB Thông tấn – Công ty Văn hóa Trí tuệ Việt, Hà Nội.

35. Sở Công Thương Vĩnh Phúc (2009), “Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2009 và kế hoạch, nhiệm vụ năm 2010”.

36. Sở Công Thương Vĩnh Phúc (2010), “Báo cáo tổng kết nghị quyết số 02/2006/NQ – HĐND về chương trình khuyến công giai đoạn 2006 – 2010”.

66

37. Sở Công Thương Vĩnh Phúc (2010), “Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2010 và kế hoạch, nhiệm vụ năm 2011”.

38. Sở Công Thương Vĩnh Phúc (2011), “Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2011 và kế hoạch, nhiệm vụ năm 2012”.

39. Sở ngoại vụ Vĩnh Phúc (2011), “Vĩnh Phúc đổi mới - kết nối - phát triển”, Nxb Văn hóa thông tin – thể thao, Vĩnh Phúc.

40. Phạm Văn Tam (2010), “Công nghiệp Vĩnh Phúc đang phát triển theo Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XII”, Tạp chí Vĩnh Phúc.

41. Hà Quang Tiến (2005),” Những biến đổi kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc từ khi tái lập tỉnh đến nay ( 1998 – 2005)”, Nxb Lao động xã hội.

42. Nguyễn Thế Trường (2005), “Những biến đổi kinh tế xã hội Vĩnh Phúc từ khi tái lập tỉnh cho đến nay (1997 – 2005)”, NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội.

43. Lê Thông (2006), “Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam”, tập 1 (Các tỉnh và thành phố đồng bằng sông Hồng), NXB Giáo dục, Hà Nội.

44. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2005), “Quyết định số 20/2005 QĐ- UBND về quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.

45. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2006), “Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2006 – 2010) của tỉnh Vĩnh Phúc”.

46. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2011), “Quy hoạch các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn 2030”.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO KINH TẾ CÔNG NGHIỆP NHỮNG NĂM 1997 ĐẾN 2013 (Trang 64 - 78)