THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO KINH TẾ CÔNG NGHIỆP NHỮNG NĂM 1997 ĐẾN 2013 (Trang 45 - 48)

Năm 1997 (khi tái lập tỉnh), Vĩnh Phúc là một tỉnh nghèo còn nhiều khó khăn. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, chiếm 53,2%; công nghiệp chỉ chiếm 13%; thu ngân sách chỉ khoảng 100 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người 144

40

USD. Đến năm 2013, giá trị tăng thêm (GRDP) theo thực tế bình quân đầu người đạt khoảng 56,0 triệu đồng/người; thu ngân sách đạt trên 19,2 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 15,7 nghìn tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt trên 1 tỷ USD.

Sau hơn 15 năm phấn đấu liên tục, cơ cấu kinh tế của Vĩnh phúc đã thay đổi rất đáng kể với vai trò và vị thế của ngành công nghiệp được nâng cao. Năm 2000 ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 38,97% GDP, năm 2003 tăng lên 46,41% và năm 2005 đã chiếm đến 52,4%. Đến cuối năm 2008, dự kiến lĩnh vực này sẽ tăng lên 58,8%. Tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản sẽ giảm xuống 17,11% (năm 2005 là 20,47%) ngành dịch vụ hiện chiếm 23,14%.

“ Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2000 là 5.337.709 triệu đồng, năm 2004 là 12.193.080 triệu đồng, chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm nay, con số này đã đạt 21.858 tỷ đồng, tăng 34,53% so cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 32,63%, riêng công nghiệp tăng 34,12%; giá trị tăng thêm là 26,85%” [4, tr.12].

Ngành công nghiệp Vĩnh phúc đã hình thành nên cơ cấu công nghiệp nhiều thành phần. Công nghiệp ngoài quốc doanh phát triển khá, góp phần cùng các ngành kinh tế khác giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội.

Đặc biệt ở tỉnh Vĩnh Phúc là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng rất cao, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2003 tăng 28,54%so với năm 2002, năm 2004 tăng 12,21% so với năm 2003. Tính đến hết tháng 6/2008, đã có 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Vĩnh Phúc với gần 200 dự án, vốn đăng ký trên 2 tỷ USD, tiêu biểu là : Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Italia, Đức, Mỹ,… Bên cạnh các dự án FDI, tỉnh đã thu hút thêm các dự án DDI với số vốn khoảng 2 tỷ USD.

Vĩnh Phúc hiện được biết đến là trung tâm sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy lớn nhất toàn quốc (4 nhà máy của các Công ty: Honda Việt Nam, Toyota Việt Nam, Deawoo Bus - Hàn Quốc, Xuân Kiên - Việt Nam); đồng thời là tỉnh có ngành sản xuất vật liệu xây dựng phát triển, với số lượng gạch ốp lát chiếm 1/3 sản lượng toàn quốc.

41

Công nghiệp Vĩnh Phúc đã hình thành các khu và cụm công nghiệp như: Kim Hoa, Khai Quang, Bình Xuyên, Quang Minh,… tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp phát triển (như công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, may mặc, chế biến nông sản thực phẩm rau quả, công nghiệp sản xuất vật liệu mới) và phát triển làng nghề truyền thống. Công nghiệp Vĩnh Phúc cũng đã chuyển hướng vào xuất khẩu và tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.

“Tăng trưởng kinh tế của tỉnh được duy trì, tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm (GRDP- giá ss 2010) bình quân giai đoạn 2011-2013 đạt 6,6%/năm, trong đó ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,3%, công nghiệp - xây dựng tăng 8,1%/năm và dịch vụ tăng 4,2%/năm” [ 3, tr 23]. Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục có được sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Đến năm 2013, giá trị tăng thêm (GRDP) theo giá thực tế bình quân đầu người đạt khoảng 56,0 triệu đồng/người; thu ngân sách đạt trên 19,2 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 15,7 nghìn tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt trên 1 tỷ USD. Sản xuất công nghiệp tiếp tục là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo nguồn thu ngân sách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đóng góp quan trọng cho đảm bảo an ninh lương thực, ổn định an sinh xã hội; chăn nuôi đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại theo phương thức công nghiệp. Khu vực dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Công tác xúc tiến và thu hút đầu tư có nhiều đổi mới, trong đó đặc biệt chú trọng xúc tiến đầu tư tại chỗ; giai đoạn 2011-2013 đã thu hút được 38 dự án đầu tư FDI, số vốn đăng ký 546,6 triệu USD và 86 dự án DDI, số vốn đăng ký gần 9,8 nghìn tỷ đồng...

Đến hết năm 2013, toàn tỉnh có 6.100 doanh nghiệp, tăng 5.964 doanh nghiệp, có nghĩa là tăng tới gần 99,9% số lượng doanh nghiệp so với năm 1997. Các ngành công nghiệp phụ trợ bước đầu phát triển. Tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống được quan tâm quy hoạch, đầu tư, khôi phục và phát triển. Công nghiệp phát triển góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ngày càng hiện đại,

42

chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp theo hướng giảm lao động ngành nông nghiệp, tăng cho ngành công nghiệp và dịch vụ - thương mại. .

Với mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 20 khu công nghiệp, 43 cụm công nghiệp, với diện tích 6.900ha. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân 13-14%/năm. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu này, ngoài đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, cải cách hành chính, Vĩnh Phúc cần thực hiện tốt các cơ chế chính sách về phát triển thị trường, huy động vốn, khoa học công nghiệp, phát triển các vùng nguyên liệu, đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, đặc biệt là làm tốt hơn nữa hoạt động chăm sóc các nhà đầu tư tại chỗ, để họ luôn cảm thấy mình là công dân của Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO KINH TẾ CÔNG NGHIỆP NHỮNG NĂM 1997 ĐẾN 2013 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)