3: hình tượng NH chưa được đầu tư đúng mức.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB (Trang 55 - 59)

được đầu tư đúng mức.

KẾT HỢP W + O

W1 + O1: tích cực học

hỏi, tiếp thu những ứng dụng công nghê thông tin vào sản phẩm dịch vụ.

W1, W3 + O5: đầu tư

xây dựng nguồn vốn hiện có của NH vào công tác Marketing, cơ sở hạ tầng.

KẾT HỢP W + T

W1, W2, W3 + T1 : NH

nên tập chung ngay một khoản chi phí dành riêng cho công tác xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, marketing,… để có thể cạnh tranh lành mạnh lâu dài với đối thủ. 55

Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB.

3.2. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của NHtrong lĩnh vực cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa Nhà ở. trong lĩnh vực cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa Nhà ở.

+ Qua học hỏi kinh nghiệm của cán bộ trong NH, xem xét hồ sơ, dự án, phương án sản xuất kinh doanh của KH, đọc tài liệu tham khảo và căn cứ vào những đánh giá ở phần trước cũng như dựa trên việc xây dựng những chiến lược trong ma trận SWOT như trên, sau đây là một số giải pháp đề xuất để góp phần nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa Nhà ở tại MHB chi nhánh Cần Thơ.

3.2.1. Biện pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

+ Nâng cao hơn nữa ý thức của đội ngũ cán bộ nhân viên, thái độ giao tiếp của nhân viên đối với KH phải vui vẻ, thân thiệt, ân cần, lịch sự nhằm tạo cho KH thấy được sự tôn trọng đối với họ.

+ NH phải nắm vững những chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước, những chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh trong quá trình phát triển kinh tế nói chung nhất là các chủ trương có liên quan tới lĩnh vực cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa Nhà ở.

+ Tiếp tục duy trì và giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với KH truyền thống, đồng thời tìm kiếm KH tiềm năng, KH mới,… đây cũng là lợi thế để NH hạn chế rủi ro vì đã nắm được cụ thể thông tin và tình hình hoạt động kinh doanh của KH.

+ Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì tăng cường công tác Marketing, quảng bá sản phẩm dịch vụ của NH là rất quan trọng, đặc biệt là tiếp thị đến những doanh nghiệp mà chủ yếu là tạo thêm nhiều ưu đãi đặc biệt cho KH trong lĩnh vực vay vốn mua, xây dựng và sửa chữa Nhà ở. Chính Marketing sẽ giúp cho KH hiểu hơn về NH và các dịch vụ mà NH cung cấp, là cầu nối giúp NH đến gần KH hơn. Vì vậy việc đầu tư và thành lập phòng Marketing tập trung vào quảng bá hình tượng và các dịch vụ của chi nhánh trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.

+ Mở rộng và khai thác tốt các KH và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có nhu cầu vay vốn phục vụ Nhà ở thông qua việc chủ động nắm bắt nhu cầu của họ để trên cơ sở đó xem xét, phân tích lập kế hoạch cho vay hiệu quả, không ngoại trừ đưa ra một số ưu đãi trong khả năng từ phía chi nhánh, tạo điều kiện để họ tiếp cận với vốn vay. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang có tiềm lực rất mạnh, số vốn lớn, nhân lực tốt,… và có khả năng mở rộng đầu tư trong nhiều lĩnh vực nên trả nợ vay được đảm bảo tốt hơn.

+ Trang bị hệ thống thông tin hiện đại, chi nhánh nên có một Website riêng với đầy đủ những thông tin được cập nhật thường xuyên tạo điều kiện cho những KH không có điều kiện thường xuyên đến với NH từ đó KH có thể tiếp cận được các sản phẩm dịch vụ của NH. Đây cũng là điều kiện tốt cho nhân viên của NH có thể cập nhật nhanh chóng những điều kiện về KT – XH, biến động của lãi suất,…

+ Mở rộng và nâng cao chất lượng trong sử dụng dịch vụ thẻ ATM của chi nhánh, nên tạo điều kiện cho KH có thể trả nợ gốc và lãi hàng kỳ qua thẻ ATM.

3.2.2. Biện pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng.

Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB.

+ Con người là yếu tố cực kỳ quan trọng vì vậy chi nhánh phải thường xuyên có kế hoạch đưa nhân viên theo học các khóa đào tạo và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, mở các khóa học phổ biến văn bản Pháp luật mới được ban hành của ngành cũng như các lĩnh vực cho vay, tổ chức những buổi trao đổi về nghiệp vụ thường xuyên để cho cán bộ học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, đặc biệt là cán bộ thẩm đinh TD, vì đây là người am hiểu KH hơn và hiểu biết về tình hình tài chính cũng như tiềm năng và phát triển của KH, đóng vai trò quan trọng trong quyết định cho vay, nên giao cho cán bộ cũ kèm cặp cán bộ mới, rà soát thường xuyên đội ngũ cán bộ hỗ trợ kinh doanh mới, đáp ứng được nhu cầu cần thiết của chi nhánh. Bên cạnh đó cũng thường xuyên tập huấn cho cán bộ tổ tư vấn.

+ Các cán bộ TD phải có vốn hiểu biết nhất định về thị trường và lĩnh vực chuyên môn mà KH của mình đang tiến hành sản xuất kinh doanh nó liên quan gián tiếp đến chất lượng món vay do đó chi nhánh nên phân chia mỗi cán bộ TD phụ trách một mảng cho vay, theo từng trình độ và năng lực của mỗi người. Việc chuyên môn hóa như vậy sẽ tạo điều kiên cho cán bộ TD dễ dàng giám sát, sát cánh cùng KH trong vấn đề quản lý vốn.

+ Khi phát hiện KH có những bất ổn về tình hình tài chính nhưng xét thấy những bất ổn đó chỉ là tạm thời hoặc doanh nghiệp đó có cố gắng lớn để khắc phục khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh thì NH nên cung ứng vốn cho lĩnh vực hỗ trợ sản xuất kinh doanh, biện pháp này giúp cho KH khôi phục sản xuất dẫn đến NH có thể thu hồi nợ và tạo ra tính thân thiện gắn kết giữa NH và KH.

+ Không nên “ bỏ hết chứng vào cùng một rổ” bằng cách không tập trung vốn cho vay vào một số ít đối tượng, nên phân tán để giảm bớt rủi ro. Đối với các khoản vay lớn cho các dự án phục vụ các khu chung cư có quy mô lớn nên thận trong trong xét duyệt cho vay, nếu cần thiết nên phối hợp đồng tài trợ với các NH khác cùng địa bàn.

+ NH luôn phải đảm bảo nắm chắc được tình hình hoạt động của KH vay vốn, cũng như nắm chắc các khoản cho vay ra sử dụng như thế nào. Chi nhánh nên yêu cầu KH cung cấp kết quả kinh doanh kèm với số tiền trả nợ định kỳ. Thường xuyên giám sát việc sử dụng vốn vay, đôn đốc việc trả nợ của KH đúng hạn.

+ Phải nâng cao chất lượng thu nhập và xử lý thông tin, các thông tin phải được kiểm tra tính chính xác kỹ càng trước khi tiến hành phân tích. Muốn vậy thông tin phải lấy được nhiều nguồn khác nhau để so sánh, đồng thời chi nhánh nên có bộ phận chuyên thu thập thông tin để thu thập thông tin hàng ngày ở tất cả các lĩnh vực sau đó tiến hành phân loại và lưu trữ.

+ Ngoài ra, NH muốn hoạt động hiệu quả thì đòi hỏi ban lãnh đạo NH cần có một chính sách cho vay linh hoạt, chính xác. Những chính sách mà NH đưa ra phải xác với thực tế, phù hợp cho từng đối tựng KH. Bên cạnh đó việc phân tích năng lực tài chính của KH vay vốn thông qua việc chấm điểm KH mà hiện nay NH đang áp dụng cần được phát huy và áp dụng chặt chẻ hơn nữa, vì qua chỉ tiêu này NH có thể so sánh với các năm trước đó hoặc các đối tượng KH khác nhau trong cùng một lĩnh vực kinh doanh. Đây là giải pháp không kém phần quan trọng mà NH cần phải làm nhất là đối với khoản vay cũng như dự án có quy mô lớn, nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho chính bản thân NH.

Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.1. Kết luận. 1. Kết luận.

+ Nhìn chung, trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc kịp thời của NH cấp trên, sự giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể cùng sự nổ lực của cấp lãnh đạo và toàn thể nhân viên MHB chi nhánh Cần Thơ, hoạt động của chi nhánh đã và đang đi theo chiều hướng tốt. Tổng nguồn vốn và huy động vốn cũng như tổng dư nợ của NH tăng lên 3 năm, đây là dấu hiệu tốt để NH hoạt động kinh doanh lâu dài. Huy động vốn tăng chứng tỏ MHB Cần Thơ đã tạo được lòng tin của người dân, đây là cơ hội tốt cho NH tiếp tục mở rộng hoạt động TD.

+ Tuy nhiên, trong lĩnh vực cho vay phục vụ nhu cầu về Nhà ở như hiện nay của NH thì cần phải có những biện pháp tích cực để giảm bớt được nợ xấu, mặt dù tình hình thu nợ và nợ xấu trong năm 2011 có những chuyển biến tích cực hơn. Tình hình hoạt động kinh doanh cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa Nhà qua 3 năm đã bị ảnh hưởng không tốt của tình hình thu nợ và nợ xấu làm cho doanh thu năm 2009 chỉ đạt 12,7%, năm 2010 tăng lên 2,3% so với năm 2009 cuối cùng là năm 2011 giảm xuống 0,96% so với năm 2010.

Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB.

+ Dù vai trò của lĩnh vực cho vay hỗ trợ mua, sửa chữa Nhà ở không còn giữ vị trí độc tôn nữa đối với MHB chi nhánh Cần Thơ, nhưng cũng đã đóng góp khá lớn vào xây dựng Nhà ở cho người dân ổn định chổ ở, yên tâm sản xuất và cải thiện đời sống, từng bước giúp Nhà nước hoàn thiện được sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn này.

2. Kiến nghị.

+ Để những giải pháp đề xuất nêu trên được thực hiện một cách có hiệu quả thì phải đi kèm theo một số kiến nghị đối với các ban, ngành liên quan để có thể hỗ trợ chi nhánh mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động TD và hạn chế rủi ro một cách tốt nhất. Vì vậy có một số kiến nghị như sau :

Đối với Hội sở MHB :

 Nên có chính sách tranh bị cho chi nhánh thêm các loại máy móc thiết bị văn phòng, để nhân viên chi nhánh khi cần thiết có thể sử dụng bất kỳ lúc nào, tránh mất thời gian đi từ nơi này đến nơi khác và chờ đợi, ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả công việc.

 Giảm lãi suất vốn điều chuyển về cho chi nhánh, tạo điều kiện cho chi nhánh thuận lợi trong cạnh tranh về lãi suất với các tổ chức TD khác hoạt động trên cùng địa bàn.

 Nên thường xuyên có chính sách ưu đãi, khen thưởng thỏa đáng đối với các cán bộ giỏi, có trách nhiệm, hiệu quả công việc cao và nghiêm khắc kỷ luật những hành vi tiêu cực trong toàn hệ thống MHB nói chung và chi nhánh Cần Thơ nói riêng.

Đối với MHB chi nhánh Cần Thơ :

 Tự chi nhánh nên đưa ra kế hoạch cụ thể từng tháng cho mỗi cán bộ TD doanh số phải đạt được bao gồm: DSCV, DSTN và xử lý nợ quá hạn,… để nhân viên thực hiện, khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên mở rộng và nâng cao chất lượng TD đi xa trung tâm TP. Cần Thơ hơn để thu hút và tìm kiếm KH mới, theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của KH cũ.

 Ban lãnh đạo NH tiếp tục duy trì chủ trương dứt khoát từ chối đối với những khoản vay với mục đích phục vụ Nhà ở của cá nhân, hộ gia đình không có phương án trả nợ rỏ ràng. Nên có chủ trương kinh doanh tập trung chủ yếu vào khai thác đối tượng KH là doanh nghiệp.

Đối với UBND TP Cần Thơ :

 Cần có kế hoạch quan tâm, quản lý sát sao hơn tình hình hoạt động kinh doanh của NH trên cùng địa bàn TP. Cần Thơ, kịp thời đôn đốc, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho NH yên tâm kinh doanh. Luôn có sự chỉ đạo hỗ trợ kịp thời từ phía các Ban, Ngành có liên quan như : Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Xây dựng, Tòa án, Bưu điện,… khi NH cần thiết được sự giúp đỡ.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại MHB (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w