0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CHỦ QUAN VÀ KHÁCH QUAN ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG (Trang 42 -43 )

1. 6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1. Mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây đã trình bày ở chương 2, tác giả sử dụng kết hợp 2 nghiên cứu của Fred Nimoh và cộng sự (2012) và của Trương Đông Lộc và cộng sự (2011) sau đây làm cơ sở cho mô hình nghiên cứu trong phân tích các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long.

Hai nghiên cứu của 2 tác giả gồm một nghiên cứu nước ngoài và một nghiên cứu tại Việt Nam đều sử dụng mô hình xác suất probit làm phương pháp phân tích. Đồng thời, đặt biến phụ thuộc là mức độ rủi ro của khoản vay được đo lường bằng hai giá trị 1 và 0 (1 là có rủi ro và 0 là không có rủi ro). Các tác giả nhìn chung đều sử dụng dữ liệu sơ cấp hay thứ cấp trong phân tích và đưa ra kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng tại Ghana và Việt Nam.

Đối với mô hình hồi quy bình thường không thể được sử dụng để ước tính các tham số chưa biết trong những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng; hay mô hình Tobit của Zelalem Gebeyehu và cộng sự (2013) cho thấy giá trị của dãy biến phụ thuộc giới hạn giữa 0 và 1, với mô hình Tobit tác giả vừa cho thấy yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất trả nợ, vừa chỉ ra mức độ gây nên rủi ro trong trả nợ vay. Ngoài ra, C. A. Wongnaa và cộng sự (2013) với mô hình probit chứng minh được yếu tố nào tác động tích cực và yếu tố nào tác động tiêu cực đến khả năng trả nợ vay của nông dân.

Vì vậy, trong điều kiện và quy mô nghiên cứu này, chỉ xác định yếu tố nào ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của NHCSXH, nên tác giả xét thấy mô hình Probit là phù hợp nhất được sử dụng để phân tích các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long. Và đối với NHCSXH tỉnh Vĩnh Long xét thấy chỉ có sáu yếu tố thể hiện trên hồ sơ vay vốn của khách hàng dùng làm biến giải thích cho mức độ rủi ro của khoản vay, nên tác giả chọn hết sáu yếu tố dùng trong mô hình nghiên cứu.

Ngoài ra, trong mô hình nghiên cứu của Trương Đông Lộc và cộng sự (2011) có ba biến: khả năng tài chính của khách hàng, tài sản đảm bảo, đa dạng hóa hoạt động

31

kinh doanh, nhưng trong mô hình Probit phân tích các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến rủi ro tín tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long cho vay bằng hình thức tín chấp nên tác giả không đưa ba biến đó vào.

Tác giả đề xuất mô hình probit trong nghiên cứu này với phương trình:

Y = α0 + β1KNHV + β2TUOIKH + β3QMH + β4MDV + β5KNCB+ β6KTGS+ ei Trong mô hình trên biến phụ thuộc Y là mức độ rủi ro của khoản vay; α0 là hằng số; ei là sai số; β là hệ số hồi quy dùng để giải thích xác suất xảy ra rủi ro tín dụng của khoản vay.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CHỦ QUAN VÀ KHÁCH QUAN ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG (Trang 42 -43 )

×