Một số mô hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long (Trang 35 - 41)

1. 6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.2. Một số mô hình nghiên cứu trong nước

Việt Nam có nhiều nghiên cứu về vấn đề rủi ro tín dụng tại các ngân hàng chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long

2.2.2.1. Đề tài: “Các nhân tốảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng

thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Thành phố Cần Thơ” của tác giả PGS. TS. Trương Đông Lộc – Trường Đại học Cần Thơ và ThS. Nguyễn Thị

Tuyết – Ngân hàng TMCP Bảo Việt, Chi nhánh Cần Thơ (2011) .

- Mục tiêu chính của nghiên cứu này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh thành phố Cần Thơ (Vietcombank Cần Thơ) năm 2010. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ 438 khách hàng của ngân hàng. Tác giả áp dụng mô hình probit, kết quả phân tích cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng bao gồm: khả năng tài chính của khách hàng đi vay; việc sử dụng vốn vay; kinh nghiệm của cán bộ tín dụng; số lần kiểm tra, giám sát khoản vay của cán bộ tín dụng và việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của khách hàng vay. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hai yếu tố là kinh nghiệm của khách hàng đi vay và tài sản đảm bảo không có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng.

- Mô hình nghiên cứu:

Y = α + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + ei Trong đó:

Y là mức độ rủi ro của khoản vay được đo lường bằng 2 giá trị 1 và 0 (1 là có rủi ro và 0 là không có rủi ro). Trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định các khoản vay có rủi ro là những khoản vay thuộc nhóm nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) và những khoản vay

24

không có rủi ro là những khoản vay thuộc nhóm 1 và 2. Các khoản nợ được phân nhóm như trên là phù hợp theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngàỵ 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng đế xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493.

X1, X2, X3, X4, X5, X6 và X7 là các biến độc lập (biến giải thích). Các biến này được định nghĩa và diễn giải một cách chi tiết ở Bảng 2.

Bảng 2. Diễn giải các biến độc lập được sử dụng trong mô hình probit

-

Biến số Diễn giải biến Kỳ vọng

Kinh nghiệm của khách hàng đi vay (X1)

Số năm người vay làm việc trong ngành nghề vay vốn tính đến thời điểm vay

Tỷ lệ nghịch

Khả năng tài chính của khách hàng vay (X2)

Vốn tự có tham gia vào phương án, dự án/tổng nhu cầu vốn của phương án, dự án

Tỷ lệ nghịch

Tài sản đảm bảo (X3) Số tiền vay/tổng trị giá tài sản đảm bảo

Tỷ lệ thuận Sử dụng vốn vay (X4)

Biến giả, bằng 1 nếu khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, bằng 0 nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích

Tỷ lệ nghịch Kinh nghiệm của cán bộ tín

dụng (X5)

Số năm trực tiếp làm công tác tín dụng Tỷ lệ nghịch Đa dạng hóa hoạt động kinh

doanh (X6)

Biến giả, bằng 1 nếu khách hàng kinh doanh từ 3 ngành hàng trở lên, bằng 0 cho các trường hợp ngược lại

Tỷ lệ nghịch Kiêm tra, giám sát khoản vay

(X7)

Tổng số lần kiểm tra của cán bộ tín dụng trước khi khoản vay chuyển sang nợ xấu

Tỷ lệ nghịch

25 - Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu này sử dụng mô hình probit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Vietcombank Cần Thơ. Với cỡ mẫu là 438, kết quả phân tích bằng mô hình probit cho thấy

Y = 3,258 – 0,023X1 – 2,890X2b + 0,357X3 – 1,147X4a – 0,559X5a – 0.609X6b – 0,320X7b

a,b

: có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 1% và 5%

Các yếu tố khảnăng tài chính của khách hàng đi vay (X2); sử dụng vốn vay (X4); kinh nghiệm của cán bộ tín dụng (X5); đa dạng hóa hoạt động kinh doanh (X6); kiểm tra, giám sát khoản vay (X7), kết quảphân tích đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% hay 5 % và hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng của tác giả.

Trái ngược với kỳ vọng, nghiên cứu này chỉ ra rằng: kinh nghiệm của khách

hàng đi vay (X1) và tài sản đảm bảo (X3) không có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng.

2.2.2.2. Đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân

hàng thương mại nhà nước ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả PGS. TS. Trương Đông Lộc – Trường Đại học Cần Thơ (2008).

- Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm 202 hồ sơ vay được thu thập từ 4 ngân hàng thượng mại nhà nước là: Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển, Ngân hàng Công thương và Ngân hàng phát triên nhà Đồng bằng Sông Cửu Long,áp dụng mô hình logit để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.

- Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình xác suất tuyến tính (logit) với phương trình như sau:

Y = α + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + ei Trong đó:

26

Y là mức độ rủi ro của khoản tiền cho vay được đo lường bằng 2 giá trị 1 và 0 (1 là có rủi ro và 0 là không có rủi ro). Trong nghiên cứu này, tác giả xác định các khoản vay có rủi ro là những khoản vay thuộc nhóm nợ xấu (nhóm 3, 4 và 5) và những khoản vay không có rủi ro là những khoản vay thuộc nhóm 1 và 2. Các khoản nợ được phân nhóm như trên là phù hợp theo quyết định số 18/2007/QĐ - NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam.

X1, X2, X3, X4, X5, X6 là các biến độc lập (biến giải thích). Các biến này được định nghĩa và diễn giải một cách chi tiết ở bảng 1

Bảng 1. Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy

- Kết quả nghiên cứu:

Y = -3,31 – 12,39X1a + 14,52X2a + 2,22X3a – 1,25X4a – 0,16X5b – 0,22X6b a,b

: có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 1% và 5%

Kết quả nghiên cứu sử dụng mô hình logit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro TD của các ngân hàng thương mại nhà nước ở khu vực ĐBSCL cho thấy:

Biến số Đo lường

Khảnăng tài chính của người vay (X1)

Vốn tự có trong dự án/Tổng vốn của dự án vay vốn

Đảm bảo nợ vay (X2) Số tiền vay/Giá trị tài sản đảm bảo

Lĩnh vực ngành nghề chính tạo ra thu nhập để trả nợ (X3)

Biến giả, bằng 1 nếu nguồn thu nhập chính để trả nợ từ nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất nông nghiệp, bằng 0 nếu thuộc lĩnh vực khác

Kiểm tra, giám sát nợ vay (X4)

Tổng số lần đã kiểm tra trước khi khoản vay chuyển sang nợ

xấu/Tổng thời gian đã vay đến khi khoản vay phát sinh nợ

xấu tính theo năm

Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng (X5)

Sốnăm trực tiếp làm công tác tín dụng của cán bộ tín dụng

Kinh nghiêm của người vay (X6)

Sốnăm người vay làm việc trong ngành nghề vay vốn tính

27

Khả năng tài chính của người vay: Đúng như kỳ vọng của tác giả, là tỷ lệ vốn tự có của người vay so với tổng vốn đầu tư của dự án; quá trình kiểm tra, giám sát nợ

vay; kinh nghiệm của cán bộ tín dụng; kinh nghiệm của người vay, đều có mối tương

quan nghịch với xác suất xảy ra rủi ro tín dụng của khoản vay.

Đảm bảo nợ vay: kết quả phân tích của nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ số tiền vay so giá trị tài sản đảm bảo nợ có mối tương quan thuận với rủi ro tín dụng của khoản

vay đó.

Ngành nghề chính tạo ra thu nhập để trả nợ: kết quả phân tích cho thấy những khoản vay có nguồn trả nợ từ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất nông nghiệp có xác suất xảy ra rủi ro tín dụng cao hơn so với khả năng nàyở những khoản vay có nguồn thu nhập để trả nợ từ những hoạt động khác.

Tổng hợp các nghiên cứu trước

Tác giảvà năm công bố Biến độc lập ảnh hưởng đến rủi ro

tín dụng Kết quả nghiên cứu

Fred Nimoh và cộng sự

(2012)

Tình trạng nông dân của người nông

dân trong cộng đồng +

Nghề nghiệp chính của nông dân -

Giới tính +

Tình trạng của nông dân (đã kết hôn

hay độc thân) -

Quyền sở hửu đất đai sử dụng hay

thuê đất +

Trình độ học vân của người nông dân -

Lao động được sử dụng (thuê hay

người gia đình) +

Tuổi của nông dân trong những năm

trồng ngô -

Sản lượng năng suất sản xuất -

28 C. A. Wongnaa và cộng

sự (2013)

Số tiền vay của người nông dân - Trình độ học vấn +

Sốnăm kinh nghiệm +

Quy mô hộgia đình -

Diện tích nông trại + Lợi nhuận thu được từ vốn vay + Nguồn thu nhập nông dân + Thời gian kịp thời của việc phát hành

các khoản vay +

Sốlượng các chuyến giám sát của cán

bộ tín dụng +

Tình trạng hôn nhân -

Tuổi của nông dân trồng khoai +

Giới tính -

Zelalem Gebeyehu và cộng sự (2013)

Tuổi của khách hàng vay vốn +

Giới tính +

Quy mô hộgia đình -

Diện tích đất đai +

Trình độ giáo dục +

Số thu nhập từ sở hửu gia súc + Thu nhập từ phi nông nghiệp + Chi phí cho các lễ hội xã hội - Kinh nghiệm trong dịch vụ gói

khuyến nông +

Khoảng cách đương đi đến -

Số tiền vay -

Mục đích vay +

29

Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011)

Kinh nghiệm của khách hàng đi vay -

Khảnăng tài chính của khách hàng -

Tài sản đảm bảo +

Sử dụng vốn vay -

Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng -

Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh -

Kiểm tra, giám sát khoản vay -

Trương Đông Lộc (2008)

Khảnăng tài chính của người vay -

Đảm bảo nợ vay +

Lĩnh vực ngành nghề chính tạo ra thu

nhập để trả nợ +

Kiểm tra, giám sát nợ vay - Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng - Kinh nghiệm của người vay -

Ghi chú: (-) là tác động tiêu cực; (+) là tác động tích cực

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)