Thời gian qua, nhờ những chủ trương, chính sách và cơ chế khuyến khích phát triến của Đảng và Nhà nước cùng với các nỗ lực và hành động nhằm mục tiêu phát triển DNNVV bên cạnh những chuyển biến có ý nghĩa tích cực, khu vục DNNVV vẫn còn những yếu kém trên một số mặt, cụ thể: - Tiêu chí xác định DNNVV chưa rõ ràng:
Như trên đã đề cập, tiêu chí đế xác định DNNVV là có sổ vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng (khoảng 650.000 USD) và/hoặc có số lượng lao động dưới 300 người (Điều 3, Nghị định 90/2001/ND-CP) Đối tượng áp dụng của Nghị định 90/2001/NĐ-CP gồm hộ kinh doanh cá thế, các doanh nghiệp trong nước, kế cả khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế tập thế đáp ứng các yêu cầu tại Điều 3. . Tiêu chí xác định DNNVV nói trên có ưu điếm là đơn giản, dễ sử dụng, song có những điếm hạn chế là: vốn đăng ký (vốn điều lệ) chỉ là căn cứ ban đầu đế xác định trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp, các nhà đầu tư với nhau và với bên thứ ba. Còn quy mô của doanh nghiệp được xác định thông qua chỉ tiêu von đầu tư thực hiện (bao
vốn cố định, vốn lưu động). Hơn nữa, trong quá trình hoạt động, vốn của doanh nghiệp, nhất là vốn lưu động thường xuyên thay đối tùy theo yêu cầu của sản xuất - kinh doanh, nên tiêu chí dùng vốn đăng ký (vốn điều lệ) không phản ánh thực chất quy mô của doanh nghiệp. Tiêu chí về vốn không phân biệt đối với các ngành nghề; trong khi yêu cầu vốn đầu tư đối với các lĩnh vực
ngành nghề khác nhau thì cũng rất khác nhau. Ví dụ như lĩnh vực thương mại không yêu cầu vốn cố định lớn, những các ngành sản xuất thì lại yêu cầu vốn cố định lớn. Đây cũng là một trong những lý giải cho tình trạng số DNNVV thuộc lĩnh vực thương mại chiếm tỷ trọng cao trong các DNNVV. Các số liệu thống kê cho thấy tiêu chí lao động đế xác định DNNVV ở biên độ quá lớn lại
không cụ thể ho á thành các nhóm chia theo quy mô và như ở trên đã phân tích, có sự khác biệt khá lớn giữa các DNNVV có quy mô lao động khác nhau. Neu chỉ dùng tiêu chí này để phục vụ công tác hoạch định chính sách cho khu vực DNNVV, thì tính khả thi và hiệu quả của chính sách đề ra sẽ không cao, do sẽ khó lòng đặt ra các chính sách phù hợp cho từng nhóm đối tượng trong khối DNNVV. Việc phân loại DNNVV cần được cụ thể hơn theo quy mô hình thành doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp
vừa thì tù' đó có the đưa ra các biện pháp hồ trợ phù họp và định hướng cụ thế
hơn vào tùng nhóm đối tượng. Hiện có 3 cơ quan thực hiện chức năng thống kê doanh nghiệp phục vụ công tác quản lý Nhà nước và đang xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp là cơ quan kế hoạch (Cục Phát triển DNNVV- Bộ Ke hoạch và Đầu tư), cơ quan thuế (Tổng cục Thuế- Bộ Tài chính) và cơ quan thốngkê (Tổng cục Thống kê). Nhưng ngay ở 3 cơ quan
nhiệm vụ và chức năng quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp của đơn vị mình:
- Cơ quan Ke hoạch và Đầu tu thống kê theo số luợng doanh nghiệp
Đăng ký kinh doanh;
- Cơ quan Tài chính theo tình trạng đăng ký thuế (mã sổ thuế); - Cơ quan Thống kê theo số cơ sở/doanh nghiệp hoạt động.
Do đó hiện đang tồn tại hệ thống các số liệu rất phân tán và không hiệu quả về khu vực doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Tuy nhiên, Trong cả nước hiện nay, DNNVV chiếm khoảng 99% tống số doanh nghiệp (theo nhu khái niệm doanh nghiệp dùng trong bản Ke hoạch này), trong số này khoảng 96% là doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân và các phân tích ở các phần sau đều dựa vào giả định khu vực tư nhân chính là các DNNVV.
- Phần lớn các DNNVV không nhận thức được mức độ ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hoá, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực tới nền kinh tế trong nước, tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, kế cả doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu lẫn doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước. Trên thực tế, quá trình hội nhập đòi hỏi các nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng phải nhận thức sâu sắc mức độ ảnh hưởng của nó, không ngừng phấn đấu nâng cao năng lực cạnh tranh đế tồn tại và phát triển.
- DNNVV hầu hết có quy mô nhỏ, vốn thấp, số lượng lao động ít, hoạt động phân tán, rải rác khắp cả nước, không đủ kỹ năng để tham gia cạnh tranh
hiệu quả trong các thị trường với mức tự do hoá ngày càng gia tăng.
- Hầu hết các DNNVV thiếu thông tin về thị trường đầu vào như thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường nguyên vật liệu, thị trường thiết bịcông nghệ, thông tin về chế độ chính sách và quy định của Nhà nước dẫn
doanh tốt, trình độ hiểu biết, ý thức tuân thủ pháp luật chua cao. Đây là nguyên nhân hạn chế các DNNVV xây dựng được các dự án đầu tư hiệu quả.
- Khả năng tiếp cận thị trường hạn chế, khối lượng sản phẩm do các DNNVV sản xuất ra còn manh mún, chủ yếu là phục vụ tiêu dùng trong nước,
thậm chí trong một địa phưong hẹp; thị trường xuất khấu tuy đã được mở rộng nhưng còn nhiều hạn chế, hợp đồng đa số là ngắn hạn, theo thời vụ, thiếu ổn định.
- Phần lớn các DNNVV có trình độ khoa học công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu; suất tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu cao; tay nghề công nhân
thấp, do vậy, chất lượng sản phấm, hàng hoá dịch vụ không cao, khả năng cạnh tranh yếu, sản phẩm khó tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu
đồng thời gây thiệt hai cho tài nguyên môi trường và hệ sinh thái. Mức độ đầu
tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp còn rất thấp so với yêu cầu phát triển.
Dù chưa có minh chứng cụ thế nhưng dường như khu vục DNNVV hầu như chưa có các hoạt động nghiên cứu và triển khai nào. (R&D).
- Ngoài ra chính sách bảo hộ bất họp lý, môi trường kinh doanh chưa bình đắng giữa các thành phần kinh tế, CO' chế bao cấp, nhiều đặc quyền còn tồn tại đối với một bộ phận doanh nghiệp và sự bất ốn định trong cơ chế chính
sách là những yếu tố làm cho các doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng muốn tìm kiếm những đặc quyền từ chính sách đế có được lợi ích ngắn hạn hơn là xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn
- Quản lý nội bộ của các DNNVV vẫn còn yếu, kém phát triển, không chuyên nghiệp và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân của các chủ doanh nghiệp. Chưa có sự tách bạch rõ ràng giữa tài sản của doanh nghiệp và tài sản