Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 36 - 37)

- Nước ta đựơc thế giới đánh giá có sự ốn định cao về chính trị, kinh tế -

xã hội; nền kinh tế thị trường đã bước đầu hình thành và vận hành có hiệu quả.

- Chủ trương nhất quán của Đảng và Chính phủ trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, tạo điều kiện đế các thành phần kinh tế cùng phát triển bình đẳng và cam kết tạo điều kiện đế phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân. Các thành phần kinh doanh theo pháp luật đều là cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

- Nhiều cơ chế, chính sách đối mới kinh tế - xã hội đã được thực hiện; nhiều đạo luật về kinh tế đã được ban hành và sửa đối phù hợp với yêu cầu thị

trường, Luật Đất đai, Luật Thương mại, các Luật về thuế,... đã từng bước tạo nên môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, an toàn và thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Thể chế kinh tế thị trường hàng hoá - dịch vụ, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị tr ờng khoa học - công nghệ... đang được hình thành và từng bước được hoàn thiện.

- Việt Nam thực hiện các cam kết về AFTA và WTO, các hiệp định song phương và đa phương khác.

- Năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng đáng kể; cơ cấu kinh tế có sự chuyến dịch theo chiều hướng tích cực; chất lượng

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng trưởng cao, trong đó nhiều tập đoàn xuyên quốc gia đã có mặt tại Việt Nam, đây là một trong những yếu tố kích thích phát triển DNNVV với vai trò là các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào cũng như phân phối sản phẩm đầu ra.

- Đặc điểm của thời kỳ tới là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tác động

sâu sắc tới quá trình điều chỉnh cơ cấu, cải cách kinh tế, cải cách hành chính, chất lượng và quá trình phát triển kinh tế xã hội cả nước. Việc cạnh tranh trong một môi trường kinh doanh quốc tế sẽ ảnh hưởng tích cực đến sản xuất trong nước, đặc biệt là đối với những sản phâm mà Việt Nam có lợi thế so sánh. Đây cũng sẽ là tác nhân quan trọng thúc đấy việc cải tiến kỹ thuật công nghệ và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, hơn thế nữa, nhân tố này còn bắt buộc Việt Nam phải điều chỉnh cơ cấu sản xuất bằng cách

cho ra đời các sản phẩm có đủ sức cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 36 - 37)