7. Bố cục của khoá luận
2.3.3 Nói chuyện chuyên đề
Đây là hình thức nói chuyện giới thiệu sách của thư viện đối với NDT được áp dụng rộng rãi trong toàn tỉnh và mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Đặc biệt là ở các huyện vùng sâu vùng xa, xa với trung tâm nơi không
44
thường xuyên đến được với Thư viện Tỉnh. Hoạt động này giúp cho người dân có hứng thú hơn trong việc đọc sách báo và tìm hiểu nhưng thông tin mang tính thời sự thông qua sách, báo.
Trong những năm gần đây TVPT tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề với nhiều lượt NDT và nhiều đề tài khác nhau mà xã hội đang quan tâm tại Thư viện như các đề tài: phụ nữ hạnh phúc và gia đình, những thành tựu về y học và sức khỏe người cao tuổi, những điều kì lạ trong cuộc sống, gia đình tình yêu và hạnh phúc, hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp và các chuyên đề cụ thể như: Xây dựng và phát triển kinh tế mới, đổi mới trong giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường..
Nhờ sự cố gắng và nỗ lực với công việc người cán bộ luôn cởi mở chân tình trong các cuộc nói chuyện với NDT. Vậy trong những năm trở lại đây đã có rất nhiều buổi nói chuyện chuyên đề diễn ra trong hàng năm và thu hút được số lượng NDT đến với Thư viện ngày càng đông và chiếm được tình cảm trong lòng độc giả qua các buổi nói chuyện. Hàng năm thì Thư viện Tỉnh tổ chức từ 4 đến 5 cuộc nói chuyện diễn ra theo quý phục vụ khoảng 1000 lượt NDT đến với Thư viện với các chuyên đề và lĩnh vực khác nhau.
Hoạt động này thì luôn được TVPT duy trì và có những thay đổi hướng mới đạt hiệu quả cao hơn. Qua các buổi giao lưu nói chuyện NDT có điều kiện gặp gỡ giao lưu và trao đổi với các tác giả các phóng viên và những nhà nghiên cứu được thư viện mời tham gia về các chuyên đề đang được xã hội quan tâm trong các buổi nói chuyện đó. Qua hình thức tổ chức thường xuyên trong các quý với những chủ đề nhất định nhằm giúp người dùng tin tìm hiểu, nâng cao hiểu biết về các chuyên đề đó nhằm áp dụng vào cuộc sống một cách hiệu quả và phù hợp nhất.
Nói chuyện chuyên đề là một hoạt động rất bổ ích với NDT. Thông qua hoạt động này phát huy được tính năng động, tích cực của con người trong
45
việc nắm bắt thông tin từ bên ngoài xã hội và giúp cho NDT hiểu thêm về các chuyên đề trong Thư viện cũng như đáp ứng NCT của NDT .
2.4 Hƣớng dẫn tra cứu
Là hình thức giúp cho NDT đến thư viện có thể tra cứu được tài liệu mình mong muốn một cách nhanh nhất tại TVPT có hai hình thức tra cứu đó là tra cứu theo hình thức truyền thống và hiện đại.
Qua công tác phục vụ NDT tại Thư viện Tỉnh Phú Thọ rất phong phú người dùng tin là cán bộ lãnh đạo quản lí, nhà nghiên cứu đến thư viện tra cứu 18%. Người dùng tin là học sinh, sinh viên: 59,9%. Người dùng tin là nhân dân lao động và người về hưu: 22,1%.
Qua khảo sát điều tra tại Thư viện NDT đến sử dụng và tra cứu thông tin tại thư viện năm 2010: 178550 lượt NDT/ năm, 2011: 182050 lượt NDT/ năm, 2012: 164000 lượt NDT/ năm, 2013: 190000 lượt NDT/năm qua số lượt NDT đến thư viện qua từng năm ta thấy có sự biến động và chênh lệch qua từng năm tỉ lệ các năm gần đây số lượt NDT đến thư viện được tăng lên nhanh chóng điều đó chứng tỏ được công tác phục vụ NDT tại thư viện đạt hiệu quả rất cao.
2.4.1 Tra cứu theo hình thức hiện đại
Công nghệ thông tin đã tạo nên sự đột biến về vai trò của tri thức hoạt động mạnh mẽ đến các lĩnh vực khoa học. Thư viện là nơi diễn ra các hoạt động thông tin là nơi lưu giữ, bảo tồn và truyền bá tri thức của nhân loại. Sự bùng nổ thông tin cùng với tiến trình hội nhập và phát triển của đất nước đòi hỏi ngành TV -TT thực hiện hiệu quả các chức năng và nhiệm vụ của mình nhằm đáp ứng các yêu cầu của xu thế toàn cầu hóa. Bên cạnh đó tin học hóa còn góp phần quan trọng trong việc tổ chức hoạt động hiệu quả của thư viện.
Thư viện tỉnh Phú Thọ hiện nay đang sử dụng phần mềm tra cứu ILIB của công ty truyền thông CMC. ILIB quản trị các quy trình nhiệm vụ chuẩn
46
của một Thư viện hiện đại với các chức năng: bổ sung, biên mục, quản lí ấn phẩm nhiều kì, tra cứu trực tuyến, quản lí lưu thông tài liệu, quản lí kho, … tất cả đều cùng kết hợp với mã vạch. Đặc biệt tất cả các mudule được tích hợp trong một hệ thống nhất và có thể liên thông chuyển đổi tương tác với nhau một cách dễ dàng.
Ngoài ra phần mềm ILIB còn bổ sung các tính năng của Thư viện ảo, thư viện số biến Thư viện thành trung tâm thông tin thực sự hiện đại, tạo cho người sử dụng một cổng vào với mọi dạng thông tin dù là các xuất bản phẩm, tài liệu điện tử hay âm thanh, hình ảnh… ILIB tương thích với cả Intenet và Intranet.
2.4.2 Tra cứu truyền thống
Là công cụ tra tìm tài liệu mang tính chất thủ công hiện nay tại TVPT bao gồm tra cứu theo mục lục chữ cái, theo tên tác giả, theo môn loại.
Tra cứu theo mục lục chữ cái:
Là hệ thống mục lục mà trong đó các phiếu mô tả được sắp xếp theo trật tự vần chữ cái, họ tên tác giả cá nhân, các tác giả tập thể và tên tác phẩm. Mục lục chữ cái là phương tiện tuyên truyền sách, vừa là một công cụ tra cứu thư mục sử dụng rất đơn giản. Và nó phản ánh đầy đủ, toàn diện vốn tài liệu của thư viện, không chỉ có phiếu chính mình mà còn có các phiếu bổ sung theo tên tác giả, tên tài liệu, phiếu chỉ chỗ. Mục lục chữ cái cho phép tìm thấy các tác phẩm của một tác giả, các lần xuất bản của cùng một tác phẩm.
Mục lục cữ cái còn giúp cán bộ thư viện trong công tác bổ sung, chỉ dẫn thư mục, thanh lọc tài liệu xấu tại thư viện.
Tại Thư viện Tỉnh Phú Thọ mục lục chữ cái được sắp xếp theo ngôn ngữ gồm có.
+ Các mục lục chữ cái tên sách tiếng anh + Mục lục chữ cái tên sách tiếng pháp
47 + Mục lục chữ cái tên sách Tiếng Việt
Mục lục chữ cái tên tác giả được sắp xếp theo tên tác giả gồm có: + Mục lục chữ cái tên tác giả Tiếng Anh
+ Mục lục chữ cái tên tác giả Tiếng Việt + Mục lục chữ cái tên tác giả Tiếng Pháp.
Tra cứu theo mục lục chữ cái tại thư viện giúp cho NDT có thể biết được tên tác giả hoặc tên tài liệu mình cần tìm một cách dễ dàng, nhanh chóng và không mất thời gian, mục lục chữ cái có thể trả lời được các câu hỏi: trong thư viện có bao nhiêu tác phẩm và của các tác giả nào hoặc Thư viện đang lưu giữ những xuất bản phẩm của tác phẩm nào. Và được mô tả theo hai phiếu là theo tên sách và theo tên tác giả.
Tra cứu theo mục lục phân loại.
Cũng giống như mục lục chữ cái nó là công cụ tra cứu rất quan trọng trong thư viện, là mục lục mà trong đó mô tả thư mục về các tài liệu được sắp xếp theo các môn ngành tri thức, các bộ môn khoa học theo một trật tự. Mục lục phân loại trả lời các câu hỏi có hay không tài liệu gốc trong kho theo một đề tài hoặc một vấn đề nào đó. Và mục lục phân loại phản ánh kho tài liệu gốc của thư viện theo nội dung các ngành khoa học như: các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội…
48
CHƢƠNG 3. CÁC NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Đánh giá chung về công tác phục vụ NDT tại Thƣ viện Tỉnh phú Thọ
3.1.1 Mức độ thu hút người dùng tin tại Thư viện
Công tác thu hút NDT đến Thư viện là một công tác rất quan trọng trong hoạt động của các cơ quan TT-TV nhằm phục vụ cho người dân trong và ngoài Tỉnh thỏa mãn được nhu cầu sử dụng thông tin của mọi người, mọi lứa tuổi. Thư viện Tỉnh Phú Thọ đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng phục vụ NDT. Trong những năm qua thì số NDT đến thư viện ngày càng tăng với số liệu như năm 2014 là 3.312 thẻ với tổng số lượt NDT đến thư viện là 165000 lượt và bình quân số sách báo phục vụ NDT là 523 người/ năm .Với tổng số lượt sách báo rất đa dạng nhiều môn ngành tri thức ngày càng thu hút được NDT đến thư viện hơn. Qua số liệu tại TVPT ta thấy rõ sự thay đổi này, trong năm 2012 số lượt NDT đến Thư viện là 157.200 lượt NDT (2013) là 164.000 và 2014 là 165.000 qua đây ta thấy được số lượt NDT đến với thư viện tăng lên khá nhanh điều đó chứng tỏ rằng công tác phục vụ NDT của thư viện có tín hiệu rất tốt và mức độ thu hút số lượt NDT đến thư viện được tăng lên rất nhanh chóng.
Theo kết quả điều tra ta thấy rằng có 60% NDT thường xuyên đến Thư viện , 20,5 % thỉnh thoảng mới đến Thư viện 15,5% ít khi đến và 5% NDT không bao giờ lên Thư viện.
3.1.2 Khả năng đáp ứng nhu cầu tin
Bằng nhiều dịch vụ khác nhau tại TVPT cộng với đội ngũ CBTV có long yêu nghề Thư viện đã tạo ra được phong trào đọc sách, báo rộng trong toàn tỉnh bằng nhiều hình thức phục vụ khác nhau và mang lại hiệu quả cao. TVPT với chức năng và nhiệm vụ nhằm đáp ứng và thỏa mãn NCT cho NDT, ngày nay trên các trang mạng xã hội thì thông tin được cập nhật nhanh chóng dẫn đến các hiện tượng như bùng nổ thông tin làm cho thông tin nhiều khi trở
49
nên lỗi thời, độ chính xác mang lại không cao. Do vậy mà nhu cầu sử dụng tài liệu của NDT ngày càng được nâng cao. Để đáp ứng được NCT của NDT và hứng thú sử dụng các loại thông tin được tìm hiểu qua sách báo của mọi tầng lớp nhân dân và đáp ứng được nhu cầu đó đòi hỏi CBTV phải luôn nỗ lực đưa ra những phương pháp mới nâng cao được các dịch vụ, chất lượng trong thư viện đặc biệt là khâu tuyên truyền giới thiệu sách báo bằng những hình thức khác nhau tới NDT.
Đối tượng mà Thư viện phục vụ rất đa dạng nhưng chủ yếu là 3 nhóm NDT chính.
+ Nhóm NDT là quản lí lãnh đạo. + Nhóm NDT là học sinh và sinh viên
+ Nhóm NDT là cán bộ nghỉ hưu và nhân dân lao động.
Và để đáp ứng được NCT cho người dân đến Thư viện sử dụng các dịch vụ các tài liệu phù hợp với mọi lứa tuổi,trình độ, nghiệp vụ thì TVPT đã tổ chức phục vụ NDT tại các phòng ban tại thư viện như phòng báo tạp chí, phòng thiếu nhi, phòng tổng hợp, phòng máy tính. Thành phần NDT đến Thư viện khác nhau nên nhu cầu sử dụng thông tin cũng khác nhau, và việc thỏa mãn NCT một cách tối đa cho NDT là mục đích cuối cùng mà thư viện mong muốn bên cạnh đó không thể không nói đến mức độ đáp ứng tài liệu là yếu tố quan trọng quyết định việc thảo mãn NCT.
Để phát triển NCT cho mọi tầng lớp nhân dân thì yêu cầu Thư viện cần cố gắng hơn nữa trong việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Thư viện mình thu hút NDT trong tỉnh bằng nhiều hoạt động do thư viện tạo ra như tổ chức các hội báo xuân đầu năm, tổ chức các hội nghị, hội thảo tại thư viện đồng thời làm tốt công tác bổ sung các tài liệu mà NDT quan tâm vào thư viện nhằm đáp ứng được NCT của NDT tại Thư viện.
50
Qua khảo sát tại tại thư viện ta thấy được khả năng đápứng nhu cầu tin cho NDT tại Thư viện tỉnh Phú Thọ có sự chuyển biếnqua các năm: 2010 số lượt sách báo đáp ứng nhu cầu tin/1năm cho NDT: 392 lượt/năm. 2011: 388 lượt/ năm, 2012: 420 lượt/ năm, 2013: 408 lượt /năm, 2014: 523 lượt/ năm. qua số liệu trên ta thấy nhìn chung khả năng đápứng nhu cầu tin của thư viện có sự tăng cao qua từng năm điềuđó chứng tỏ được Thư việnđãđáp ứng được NCT của NDT.
3.1.3 Trình độ và năng lực của cán bộ Thư viện
Cán bộ thư viện là linh hồn của bất kì Thư viện nào là chìa khóa hiện đại hóa hệ thống TT-TV của Tỉnh nằm trong tay đội ngũ CBTV. Với đội ngũ 28 CBTV hầu hết các cán bộ đều tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc các chuyên ngành TT-TV, ngoại ngữ, CNTT và một số chuyên ngành khác.
Thư viện Tỉnh Phú Thọ có đội ngũ CBTV trẻ, nhiệt tình và hầu hết đã được đào tạo bài bản về chuyên ngành TT-TV họ là những người yêu nghề luôn tiếp thu học hỏi những cái mới đề nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Do vậy khâu nghiệp vụ của Thư viện được tổ chức một cách rất khoa học.
Bên cạnh đó đội ngũ CBTV chưa có trình độ và kinh nghiệm sâu sắc về một lĩnh vực khoa học nào nên việc giải đáp những thông tin yêu cầu của NDT còn rất hạn chế, tinh thần và tác phong phục vụ chuyên môn thiếu sự nhạy bén và năng động trong công việc một phần NDT đó đánh giá chưa tốt về điều này. Vì vậy mà CBTV cần phải chú ý đến thái độ phục vụ và phong cách làm việc của mình sao đúng và mang lại hiệu quả về phía thư viện ta cần tổ chức các lớp tập huấn về công tác phục vụ NDT đến từng CBTV.
Ngoài ra CNTT có mặt hầu hết tại các cơ quan TT-TV nó đã làm thay đổi phương thức làm việc của CBTV, đòi hỏi họ phải thường xuyên cập nhật kiến thức mới, nâng cao trình độ và tự luôn điều chỉnh để có thể thích nghi được với sự phát triển của công nghệ thư viện hiện đại. Và một điều đáng
51
được quan tâm ở đây là về trình độ ngoại ngữ và tin học của các CBTV còn hạn chế nên việc phục vụ NDT là nước ngoài khi đến tham quan thư viện vào các dịp lễ hội Đền Hùng hàng năm còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy thư viện cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ về ngoại ngữ và tin học để nâng cao trình độ cho các CBTV.
Theo kết quảđiều tra các nhóm NDT tại thư viện với 35% người đến sử dụng thư viện có 20% đánh giá thái độ phục vụ của CBTV là tốt, 10% đánh giá chưa tốt và 5 % bình thường, qua đây ta thấy được tháiđộ phục vụ NDT của CBTV nhìn chung đượcđánh giá là tốt, nhưng bên cạnhđó vẫn còn một số khiếm khuyết chưa thoả mãn tốt được yêu cầu của NDT khi đến thư viện . Vì vậy CBTV cần khắc phục để kết quả phục vụ đạt kết quả cao.
3.1.4 Khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất và trang thiết bị tại Thư viện
Cơ sở vật chất trang thiết bị là yếu tố quan trọng trong mỗi Thư viện. Nhìn chung hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị tại thư viện tương đối đầy đủ nhưng nhiều khi số lượng NDT tăng cao thì Thư viện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của NDT khi đến thư viện. Thư viện luôn được coi là ngôi trường thứ 2 đối với các bạn học sinh và là giảng đường thứ 2 đối với các bạn đang là sinh viên đến học tập, tìm hiểu tài liệu và nghiên cứu khoa học. Xong để các hoạt động luôn đạt hiệu quả cao và ổn định thì TVPT cần phải có chính sách và kế hoạch nhằm tăng cường các thiết bị để tiện cho việc sử dụng nâng cao chất lượng phục vụ để thư viện xứng đáng là thư viện đứng đầu trong toàn Tỉnh.
Việc xây dựng và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho NDT là một điều rất quan trọng nếu như điều này thực hiện tốt thì công tác phục vụ NDT