Mức cước bình quân hàng tháng và cách thức chi trả cho dịch

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của Thương hiệu đến chất lượng cảm nhận của sinh viên Đại học Huế đối với dịch vụ 3G trên điện thoại di động (Trang 42 - 44)

tương lai thì phải tăng cường phát triển và ngày càng hoàn thiện dịch vụ Mobile internet.

Với mục đích sử dụng Mobile TV trên điện thoại di động, chỉ có 6/63 người sử dụng dịch vụ này, còn lại 57/63 người không quan tâm và sử dụng dịch vụ này. Điều này chứng tỏ rằng: Người sử dụng là sinh viên chưa có nhu cầu sử dụng dịch vụ này hoặc do nhà mạng chưa có chiến lược quảng bá hay giới thiệu dịch vụ này tới người sử dụng. Hoặc họ có nhu cầu sử dụng nhưng do điều kiện khách quan là điện thoại của họ không hỗ trợ tính năng xem Tivi thì họ cũng không thể sử dụng dịch vụ này được.

Đặc biệt mục đích sử dụng Application portal là 0% chứng tỏ những dịch vụ này còn xa lạ và chưa tạo sự hấp dẫn đối với sinh viên.

GPRS cũng giúp sinh viên đọc báo mạng một cách tiện lợi với giá thành tương đối rẻ nhưng khi đăng kí 3G, đây vẫn là mục đích sử dụng chủ yếu của sinh viên vì 3G có tốc độ truy cập nhanh hơn GPRS và vì sinh viên thường có nhu cầu cao trong việc tìm hiểu thông tin phục vụ nhu cầu học tập và giải trí.

3.1.3. Mức cước bình quân hàng tháng và cách thức chi trả cho dịch vụ di động động

Theo kết quả điều tra, mức cước bình quân hàng tháng mà những sinh viên được điều tra chi trả cho dịch vụ di động ở các mức khác nhau. Với mức cước bình quân dưới 50 nghìn đồng/tháng chiếm 6/63 sinh viên đã được điều tra, tương ứng 9,5%. Còn mức cước từ 50 đến 100 nghìn đồng/tháng là: 25/63 sinh viên, chiếm 39,7%. Ở mức cước bình quân trên 100 nghìn đồng/tháng thì có 32/63, tương ứng 50,8% sinh viên được điều tra đã lựa chọn phương án này.

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)

Biểu đồ 07: Tỷ lệ sử dụng mức cước bình quân hàng tháng

Qua bảng số liệu cho thấy sinh viên chấp nhận chi trả cho dịch vụ di động một số tiền rất lớn (so sánh với mức chi trả bình quân của cả nước). Đây là cơ hội cho các mạng di động nhắm đến đối tượng này và tìm mọi cách biến đối tượng sinh viên thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)

Biểu đồ 08: Hình thức thanh toán

Theo kết quả điều tra được, hầu hết số tiền mà sinh viên chi trả cho các nhà mạng di động đều do sinh viên tự chi trả (với 50/63 người trả lời phương án này chiếm 79,4%). Với việc được người khác thanh toán (thường thì do bố mẹ, anh chị thanh toán cho) chiếm 14,3 % với 9/63 người lựa chọn. Phần còn lại là do được người khác thanh toán cho một phần ( chiếm 6,3%).

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của Thương hiệu đến chất lượng cảm nhận của sinh viên Đại học Huế đối với dịch vụ 3G trên điện thoại di động (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w