Thương hiệu Mobifone

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của Thương hiệu đến chất lượng cảm nhận của sinh viên Đại học Huế đối với dịch vụ 3G trên điện thoại di động (Trang 34)

2.6.3.1 Tên thương hiệu (Brand Name)

Từ khi mới ra đời công ty đã chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu của mình. Tên thương hiệu Mobifone cũng ra đời từ đó. Mobifone là một từ viết tắt của hai yếu tố: “Mobi” (từ “Mobi” - di động) và “Fone” (từ “fone” – điện thoại), chữ “F” trong từ fone còn là chữ cái đầu tiên trong từ “First” có nghĩa là mạng di động đầu tiên.

2.6.3.2 Biểu tượng của thương hiệu Mobifone (Logo)

Sau một thời gian dài khẳng định thương hiệu của mình và nhận được sự tin cậy, tín nhiệm từ phía người tiêu dùng, Mobifone chính thức cho ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới vào tháng 6/2007 cũng là thời điểm mà Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO sau 05 tháng. Sự thay đổi này khá quan trọng với Mobifone.

Logo cũ Logo mới

(Nguồn:Phòng kinh doanh Mobifone)

Hình 01: Logo cũ và mới của Mobifone

Logo mới đã thể hiện tinh thần của thương hiệu: đó là yếu tố truyền thống kết hợp với sự đổi mới. Logo mới là sự thể hiện của một doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực thông tin di động. Mobifone là một từ viết tắt của 2 yếu tố: “Mobi” (từ “mobi” - di động) và “Fone” (từ “fone” – điện thoại). Logo mới được cấu thành từ hai bộ phận: xanh và đỏ, trong đó màu đỏ thể hiện sự thịnh vượng, sự ổn định, may mắn trong khi màu xanh tạo nên cảm giác về sự tin cậy và ổn định. Điều đó là rất cần đối với dịch vụ di động. Nếu Logo cũ được thiết kế với tinh thần chính là những cái gì quen thuộc, ổn định, tạo cảm giác yên tâm thì Logo mới thể hiện bằng một kiểu chữ gần với một phong cách tối giản tạo nên ấn tượng về sự hiện đại và tính năng động. Đây là một khuynh hướng rất mạnh trong thiết kế, kiến trúc và mỹ thuật đương đại trên thế giới. Giữa hai khối chữ, chữ “i” đóng vai trò như một vạch nối. Chữ này được cấu tạo từ hai màu, nó liên kết giữa hai khối màu sắc chính của logo đồng thời cũng mang thông điệp về sự kết nối. Chữ “i” trong Logo cũng thể hiện sự gắn kết giữa văn hóa truyền thống “Tất cả vì khách hàng” của Mobifone và yếu tố hiện đại mạnh mẽ trong bối cảnh mới.

2.6.3.3 Slogan

Đi kèm với Logo của Mobifone là slogan “Mọi lúc – Mọi nơi”. Slogan vừa thể hiện sức mạnh và tính ổn định của mạng di động, một yếu tố hết sức cần thiết cho loại hình dịch vụ thông tin di động. Đồng thời đây cũng là một cam kết với khách hàng, nó là sự hiện thực hóa của một triết lí kinh doanh hai mặt: chất lượng sản phẩm và cam kết hậu mãi.

(Nguồn:Phòng kinh doanh Mobifone)

Hình 02: Logo Mobifone

Ngày 20/06/2007, Công ty Thông tin di động VMS - chính thức thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu mới cho dịch vụ thông tin di động Mobifone. Mobifone sẽ hiện diện ở mọi lúc mọi nơi với một hình ảnh mới: trẻ trung, đơn giản, hiện đại và mạnh mẽ hơn để thể hiện cam kết "Tất cả vì khách hàng".

Logo Mobifone được thiết kế dựa trên sự kết hợp giữa màu xanh và màu đỏ với đường nét đơn giản và hiện đại. Hai màu xanh và đỏ tưởng chừng như tương phản đã được kết hợp tinh tế tạo nên logo Mobifone ấn tượng. Màu sắc chính là ấn tượng đầu tiên và là yếu tố tác động lên mặt xúc cảm, thị giác và khơi gợi trí nhớ của người tiêu dùng đối với thương hiệu. Màu xanh truyền thống của mạng Mobifone được tiếp tục sử dụng như khẳng định sự thừa hưởng toàn bộ giá trị lâu bền của Mobifone. Màu xanh của tiền tố "Mobi" thể hiện sự trẻ trung, hiện đại, sự tin cậy và an toàn. Đây là màu xanh của bầu trời nên rất được ưa chuộng vì sự trong sáng và tươi mát. Thông điệp chính mang đến cho khách hàng thông qua gam màu xanh của logo mới là sự ổn định và tin tưởng. Hậu tố "fone" được sử dụng màu đỏ là màu thu hút sự chú ý của mọi người, thể hiện sự năng động, tràn đầy năng lượng, sự mạnh mẽ, quyết đoán. Đối với người Á Đông màu đỏ tượng trưng cho hạnh phúc, sự thịnh vượng và sự may mắn cho người sử dụng. Dấu chấm trên chữ i màu đỏ tạo điểm nhấn cho logo nhìn về mặt tổng thể. Sự hiện diện chấm màu đỏ trong tiền tố "Mobi" nói lên đó chính là sự khởi đầu cho toàn bộ sản phẩm mang tên Mobi: Mobicard, Mobigold, Mobi4U.

(Nguồn:Phòng kinh doanh Mobifone)

Hình 03: Logo bộ sản phẩm Mobicard, Mobigold, Mobi4U.

Slogan “mọi lúc - mọi nơi” như một cam kết không thay đổi được giữ vững trong 14 năm qua với khách hàng để thể hiện tinh thần “Tất cả vì khách hàng” của Mobifone. Slogan này cũng đã trở thành một nét văn hóa riêng của Mobifone, trong đó, khách hàng được đặt ở vị trí trọng tâm và ưu tiên cao nhất. Do vậy, luôn cố gắng để mang lại cho khách hàng một dịch vụ chất lượng ổn định nhất, gia tăng giá trị cho khách hàng cao nhất, Công ty Thông tin di động VMS đã luôn tập trung đầu tư mở rộng mạng lưới, tăng dung lượng tổng đài để đảm bảo chất lượng mạng lưới với tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công >=96%, đi đầu trong phát triển nhiều dịch vụ mới mang tính đột phá công nghệ như dịch vụ Funring, dịch vụ MCA, dịch vụ Mobifone Info... Đồng thời, các chương trình chăm sóc khách hàng liên tục được cải tiến và đa dạng hoá với mục tiêu mang lại cho khách hàng những giá trị vượt trội hơn...

Sự gắn kết kỳ diệu và hài hòa giữa màu xanh và màu đỏ với đường nét đơn giản mà vẫn mạnh mẽ, trẻ trung, diện mạo mới của Mobifone thể hiện được mong muốn luôn đồng hành cùng khách hàng trong nhịp sống hiện đại.

2.6.3.4 Bộ nhận diện thương hiệu Mobifone

(Nguồn:Phòng kinh doanh Mobifone)

Chương 3

NỘI DUNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Tổng quan mẫu nghiên cứu

Bảng 05: Đặc điểm mẫu nghiên cứu – Mạng di động đang sử dụng

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Mobifone 30 47,6 47,6 47,6

Viettel 30 47,6 47,6 95,2

Vinaphone 3 4,8 4,8 100,0

Total 63 100,0 100,0

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)

Theo kết quả điều tra, với câu hỏi “Bạn đang dùng mạng di động nào” thì có 30/63 sinh viên trả lời dùng mạng di động Mobifone chiếm 47,6%. Các con số trên chứng tỏ Mobifone chiếm thị phần rất lớn, gần một nửa thị phần trên thị trường mạng di động sinh viên đại học Huế. Còn đối với mạng Viettel, số lượng sinh viên đang dùng di động này là: 30/63, chiếm 47,6%. Các số liệu trên chứng tỏ thị phần của Mobifone và Viettel xấp xỉ nhau trên thị trường mạng di động đối với sinh viên Đại học Huế. Đối với mạng Vinafone thì chỉ 3/63 sinh viên đang dùng mạng di động này, chiếm gần 4,8% thị phần mạng di động của sinh viên Đại học Huế.

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)

Biểu đồ 02: Tỷ lệ dùng các mạng trong mẫu điều tra

Điều này cũng dễ hiểu bởi vì: Hai nhà mạng Mobifone và Viettel xác định đối tượng học sinh, sinh viên là nhóm khách hàng mục tiêu của công ty, do đó họ luôn có các chính sách ưu đãi dành cho nhóm đối tượng này.

3.1.1. Thông tin mẫu

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)

Biểu đồ 03: Tỷ lệ Nam, Nữ của mẫu điều tra

Theo nguồn số liệu đã điều tra được, số lượng mẫu là nam sinh viên chiếm 37/63 người, tương ứng 58,7%. Còn nữ chiếm 26/63 sinh viên, tương ứng 41,3%. Điều này cho thấy nam sinh viên sử dụng dịch vụ 3G trên điện thoại nhiều hơn là nữ sinh viên. Kết luận này cũng đúng trong thực tế bởi vì: 3G là dịch vụ mới, công nghệ cao và nam sinh viên là giới trẻ, có niềm đam mê công nghệ, thích khám phá nên sử dụng dịch vụ 3G nhiều hơn.

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)

Biểu đồ 04:Tỷ lệ sinh viên các khóa trong mẫu điều tra

Từ kết quả điều tra cho thấy: Sinh viên năm một dùng 3G chiếm 22/63 sinh viên đã được điều tra chiếm 34,9% tổng số sinh viên các năm dùng 3G (Theo số liệu đã được được điều tra); sinh viên năm hai chiếm 6/63 sinh viên, tương ứng 9,5%; sinh viên năm ba: 20/63 sinh viên, tương ứng 31,7%; sinh viên năm bốn là 14/63 sinh viên, chiếm 22,2%; sinh viên trên năm năm là 1/63 sinh viên, chiếm 1,6%.

Qua đây cho thấy những sinh viên những năm đầu nắm bắt thông tin nhanh nhạy và ưa thích trải nghiệm công nghệ mới. Các mạng viễn thông cần nắm bắt đặc điểm này để có phương án tiếp cận các bạn sinh viên ngay từ khi họ mới nhập học.

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)

Biểu đồ 05: Tỷ lệ sinh viên các trường & khoa trực thuộc Đại học Huế

Từ kết quả điều tra cho thấy số lượng sinh viên Đại học Huế mà nhóm nghiên cứu đã trực tiếp phỏng vấn bao gồm: Kinh Tế: 14/63 sinh viên chiếm 22,2 % tổng số sinh viên được điều tra; Y Dược:10/63 chiếm 15,9%; Ngoại Ngữ: 7/63 tương ứng 11,1 %; Khoa học: 9/63 chiếm 14,3%; Sư phạm có 10/63 chiếm 15,9 %; Nông Lâm: 5/63 tương ứng 7,9 %; Nghệ Thuật: 2/63 sinh viên, chiếm 3,2%; Du lịch và Luật, mỗi trường có 3/63 sinh viên chiếm 4,8%.

Việc lựa chọn tuỳ thuộc vào tổng số lượng sinh viên các trường, thị phần dich vụ 3G trên di động của các nhà mạng ở mỗi trường. Chính điều đó đã làm cho số lượng sinh viên mỗi trường mà nhóm nghiên cứu cần diều tra là khác nhau.

3.1.2 Mục đích sử dụng các dịch vụ

Với dịch vụ 3G, đa số mẫu điều tra thường sử dụng nhiều nhất là Mobile Internet, có tới 46/63 mẫu điều tra sử dụng với mục đích này, chiếm tỷ lệ 73%. Số lượng mẫu điều tra thường dùng với mục đích đọc báo cũng chiếm tỷ lệ khá cao, 47/63 mẫu điều tra chiếm tỷ lệ 74,6%.

Ngoài ra, 31/63 mẫu thường sử dụng 3G để xem video trực tuyến chiếm 49,2%. Đây là những dịch vụ mà số mẫu điều tra sử dụng trên 3G là nhiều nhất. Ngoài ra, dịch vụ Music portal và Push mail cũng được sử dụng khá cao. Với số

lượng lần lượt là 20/63 và 26/63 mẫu tương đương 31,7% và 41,3%. Dịch vụ Game có 17/63 mẫu sử dụng với tỷ lệ 27%. Các dịch vụ đọc truyện tranh, Mobile TV, Application portal và Camera giao thông được rất ít mẫu điều tra sử dụng, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong việc sử dụng trên 3G của họ.

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)

Biểu đồ 06: Mục đích sử dụng của mẫu điều tra

Nhìn chung, các mẫu điều tra sử dụng nhiều cho dịch vụ Mobile Internet, đọc báo, chat, facebook, xem video trực tuyến, Mail và nghe nhạc. Theo kết quả thống kê, sinh viên sử dụng dịch vụ 3G cho những mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu tập trung nhiều cho hai mục đích: Mobile internet (chiếm 73%), đọc báo (chiếm 74,3%).

Ngoài hai mục đích này sinh viên cũng sử dụng dịch vụ 3G cho các mục đích khác nhưng ở mức ít hơn. Vì vậy các nhà mạng cần phải chú trọng đầu tư hơn nữa để khai thác 2 dịch vụ nói trên, đồng thời cải tiến chất lượng của các dịch vụ khác để tạo ra tính hấp dẫn lôi cuốn sinh viên.

Đây là cơ sở để nhà mạng xây dựng và phát triển, làm đa dạng hóa các dịch vụ này để đáp ứng hơn nữa nhu cầu sử dụng các gói dịch vụ này của khách

hàng. Ngoài ra, cần có các chương trình quảng bá cho các dịch vụ Mobile TV, Videocall,…hay các chương trình khuyến mãi, giá cước hợp lí để khách hàng sử dụng nhiều hơn các gói dịch vụ này.

Với kết luận trên, các nhà mạng muốn giữ chân những khách hàng hiện tại đang sử dụng dịch vụ 3G trên điện thoại di động và tăng lượng khách hàng trong tương lai thì phải tăng cường phát triển và ngày càng hoàn thiện dịch vụ Mobile internet.

Với mục đích sử dụng Mobile TV trên điện thoại di động, chỉ có 6/63 người sử dụng dịch vụ này, còn lại 57/63 người không quan tâm và sử dụng dịch vụ này. Điều này chứng tỏ rằng: Người sử dụng là sinh viên chưa có nhu cầu sử dụng dịch vụ này hoặc do nhà mạng chưa có chiến lược quảng bá hay giới thiệu dịch vụ này tới người sử dụng. Hoặc họ có nhu cầu sử dụng nhưng do điều kiện khách quan là điện thoại của họ không hỗ trợ tính năng xem Tivi thì họ cũng không thể sử dụng dịch vụ này được.

Đặc biệt mục đích sử dụng Application portal là 0% chứng tỏ những dịch vụ này còn xa lạ và chưa tạo sự hấp dẫn đối với sinh viên.

GPRS cũng giúp sinh viên đọc báo mạng một cách tiện lợi với giá thành tương đối rẻ nhưng khi đăng kí 3G, đây vẫn là mục đích sử dụng chủ yếu của sinh viên vì 3G có tốc độ truy cập nhanh hơn GPRS và vì sinh viên thường có nhu cầu cao trong việc tìm hiểu thông tin phục vụ nhu cầu học tập và giải trí.

3.1.3. Mức cước bình quân hàng tháng và cách thức chi trả cho dịch vụ di động động

Theo kết quả điều tra, mức cước bình quân hàng tháng mà những sinh viên được điều tra chi trả cho dịch vụ di động ở các mức khác nhau. Với mức cước bình quân dưới 50 nghìn đồng/tháng chiếm 6/63 sinh viên đã được điều tra, tương ứng 9,5%. Còn mức cước từ 50 đến 100 nghìn đồng/tháng là: 25/63 sinh viên, chiếm 39,7%. Ở mức cước bình quân trên 100 nghìn đồng/tháng thì có 32/63, tương ứng 50,8% sinh viên được điều tra đã lựa chọn phương án này.

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)

Biểu đồ 07: Tỷ lệ sử dụng mức cước bình quân hàng tháng

Qua bảng số liệu cho thấy sinh viên chấp nhận chi trả cho dịch vụ di động một số tiền rất lớn (so sánh với mức chi trả bình quân của cả nước). Đây là cơ hội cho các mạng di động nhắm đến đối tượng này và tìm mọi cách biến đối tượng sinh viên thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)

Biểu đồ 08: Hình thức thanh toán

Theo kết quả điều tra được, hầu hết số tiền mà sinh viên chi trả cho các nhà mạng di động đều do sinh viên tự chi trả (với 50/63 người trả lời phương án này chiếm 79,4%). Với việc được người khác thanh toán (thường thì do bố mẹ, anh chị thanh toán cho) chiếm 14,3 % với 9/63 người lựa chọn. Phần còn lại là do được người khác thanh toán cho một phần ( chiếm 6,3%).

3.2. Các yếu tố nhận biết dịch vụ 3G

3.2.1 Mức độ nhận biết về dịch vụ 3G của Mobifone

Qua điều tra 30 mẫu đang dùng mạng 3G của Mobifone và dùng lệnh Select case nhóm nghiên cứu đã chỉ ra được số sinh viên đang sử dụng dịch vụ 3G của mạng di động Mobifone nhưng khi nhắc đến 3G lại nhớ đến mạng khác đầu tiên hoặc nhận diện sai Logo biểu tượng 3G của mạng Mobifone.

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)

Biểu đồ 09: Mức độ nhớ đến mạng Mobifone đầu tiên khi nhắc đến 3G

Cụ thể, khi nhắc đến dịch vụ 3G thì có 18/30 mẫu nhớ đến mạng di động Mobifone đầu tiên, chiếm tỷ lệ 60%. Tuy nhiên vẫn có 7/30 mẫu đang dùng Mobifone nhưng vẫn nhớ đến mạng di động Viettel đầu tiên khi nhắc đến dịch vụ 3G và chiếm tỷ lệ 23,33%. Và chỉ có 5/30 mẫu điều tra nhớ đến mạng di động Vinaphone khi nhắc tới dịch vụ 3G, chiếm tỷ lệ 16,67%. Qua kết quả đó cho thấy, mức độ nhận biết về dịch vụ 3G của Mobifone dựa trên các mẫu điều tra mà đang sử dụng mạng di động này là khá cao. Có thể thấy rằng việc khách hàng nhớ về 3G của Mobifone đầu tiên khi nhắc đến 3G sẽ là cơ hội để sản phẩm này thường sẽ xuất hiện trong danh mục mua sắm của khách hàng hay ít ra là có cơ hội để được khách hàng lựa chọn sử dụng.

Khi nhóm nghiên cứu đưa 3 mẫu Logo 3G cho các mẫu điều tra nhận biết thì có 12/30 mẫu đang sử dụng Mobifone nhận biết đúng Logo 3G của Mobifone, chiếm tỷ lệ 40%.

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)

Biểu đồ 10: Mức độ nhận biết Logo Mobifone chính xác

Tuy số người biết tới dịch vụ 3G của Mobifone là khá cao, nhưng việc

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của Thương hiệu đến chất lượng cảm nhận của sinh viên Đại học Huế đối với dịch vụ 3G trên điện thoại di động (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w