Toán chuyển động là dạng toán hay và mới đối với các em học sinh. Tuy chỉ được đưa vào chương trình học ở cuối học kỳ hai của lớp 5 nhưng lại là mảng kiến thức quan trọng đối với cả giáo viên và học sinh. Với những đặc trưng riêng của toán chuyển động giúp các em phát triển tư duy cho các em và cũng là dạng toán mang đến cho các em những hứng thú học toán nhất định. Các bài toán chuyển động đa dạng với nhiều mức độ từ dễ đến khó đòi hỏi giáo viên phải luôn tìm tòi phương pháp dạy học phù họp đáp những nội dung kiến thức, đồng thời đáp ứng được yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình ở Tiểu học hiện nay.
Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “Bồi dưỡng học sinh giỏi về toán chuyển động ở Tiểu học” nhằm giúp giáo viên tìm ra phương pháp dạy học toán
chuyển động phù hợp, đề tài đã đạt được những kết quả chủ yếu sau:
- Đề tài đã trình bày tổng quan lí luận về nội dung, phương pháp giảng dạy và bồi dưỡng HSG môn toán bậc tiểu học, tổng quan phần kiến thức giải toán chuyển động, các dạng toán chuyển động cơ bản và nâng cao dành cho học sinh lớp 5.
- Đề tài đã phân tích được những tồn tại và vướng mắc của giáo viên và học sinh khi giảng dạy mảng kiến thức giải toán chuyển đọng từ đó tìm ra phương pháp giải quyết vướng mắc phù hợp, kịp thời.
- Đề xuất một số phương pháp hướng dẫn học sinh cách giải các bài toán chuyển động nhằm nâng cao chất lượng HSG toán 5.
- Đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho giáo viên tiểu học và sinh viên ngành sư phạm tiểu học.
61
2. Một số đề xuất – kiến nghị
Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực tế việc dạy toán lớp 5 và bồi dưỡng đối tượng học sinh giỏi, tôi nhận thấy để có được kết quả cao trong dạy toán nói chung và dạy bồi dưỡng HSG giải các bài toán có liên quan đến chuyển động đều, người giáo viên cần phải chú ý đến những vấn đề sau:
- Nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học là hiếu động tò mò, ham hiểu biết, nhanh nhớ cũng mau quên, tư duy cụ thể. Từ đó lựa chọn cách dạy kích thích học sinh tự tìm tòi, sáng tạo trong học toán để các em có khả năng nhận dạng và phân tích từng dạng toán qua việc nắm chắc bản chất từng dạng toán như đưa bài toán ra thực tế rất đơn giản để các em có cơ sở tư duy, liên tục động viên các em cố gắng không ngại khó, giúp các em thấy được điều thú vị trong mỗi bài toán để tạo cho các em có tình yêu trong toán học .
- Nắm chắc nội dung chương trình môn toán từ lớp 1 đến lớp 5, bản chất nội dung của từng dạng, từng ví dụ để tìm điểm yếu mà học sinh hay mắc phải, những kiến thức học sinh đã có, những kiến thức về kĩ năng sống mà các em chưa biết để từ đó lựa chọn phương pháp phù hợp giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức một cách tự tin .
- Người giáo viên phải luôn tự nâng cao trình độ chuyên môn, biết rút kinh nghiệm sau mỗi ví dụ, sau mỗi dạng toán, sau mỗi chuyên đề, sau mỗi lần thi. Từ đó có biện pháp kịp thời thích hợp để lấp chỗ trống cho các em tạo cho các em tự tin hơn khi tiếp nhận kiến thức mới.
- Giáo viên phải tự lựa chọn và xây dựng từng chuyên đề bồi dưỡng phù hợp với đối tượng, tự rút ra cách giải tổng quát cho từng dạng toán, soạn thêm các bài tập mở
62
rộng kiến thức theo hình thức “dấu ” kiến thức cơ bản trong một nội dung toán nào đó, bắt buộc các em phải tư duy để đưa nó về dạng cơ bản.
- Tổ chức lớp học cho mọi học sinh được hoạt động một cách chủ động, tích cực sáng tạo.
Tóm lại, việc đổi mới phương pháp dạy học về giải toán chuyển động môn toán lớp 5 cho học sinh nói chung và bồi dưỡng HSG nói riêng có thể nói là một quá trình lâu dài. Để dạy tốt các dạng toán chuyern động trong môn Toán 5 không phải là một việc dễ. Trên thực tế cho thấy giữa lý thuyết đưa ra và việc dạy trên lớp còn rất nhiều cách biệt. Việc vạch ra được các phương pháp dạy các dạng toán chuyển động nó thực sự giúp giáo viên tránh được sự lúng túng, thiếu phương hướng khi thực hiện giảng dạy trên lớp. Song để những biện pháp đó thực sự hiệu quả thì nó lại phụ thuộc hoàn toàn vào kiến thức, năng lực truyền đạt và kinh nghiệm giảng dạy của mỗi giáo viên. Trong đó vốn kiến thức toán của giáo viên được xem là yếu tố đầu tiên cho việc đưa đến sự thành công của các phương pháp nêu trên. Đó cũng là một yêu cầu bắt buộc khi các bạn muốn thực hiện chuyên đề này hiệu quả.
Trên đây là đề tài “Bồi dưỡng học sinh giỏi về toán chuyển động ở Tiểu học”.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong qúa trình nghiên cứu, triển khai thực hiện nhưng chắc chắn rằng không tránh khỏi việc thiếu sót, mong muốn được đóng góp một phần bé nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học Toán ở Tiểu học nói chung và giải toán chuyển động nói riêng. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành và quý báu của các bạn, các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn.
63 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Toán 5. Nhà xuất bản giáo dục.
2. Đỗ Trung Hiệu (chủ biên) – Nguyễn Hùng Quang – Kiều Đức Thành (2001), Phương pháp dạy học toán. Nhà xuất bản giáo dục.
3. Nguyễn Áng – Dương Quốc Ấn – Hoàng Thị Phước Thảo – Phan Thị Nghĩa. Toán bồi dưỡng học sinh lớp 5. Nhà xuất bản giáo dục.
4. Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Đinh Thị Kim Thoa – Trần Văn Tính. Tâm lý học giáo dục. Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội.
5. Phạm Đinh Khương. Rèn luyện tư duy toán học cho học sinh qua giải bài tập toán. Nghiên cứu giáo dục, 1998.
6. Phạm Minh Lạc – Lê Khanh – Trần Trọng Thủy. Tâm lý học. Nhà xuất bản đại học sư phạm.
7. Nguyễn Bá Kim. Phương pháp dạy học môn Toán. Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội.
8. Th.S Nguyễn Kế Tam. Bài giảng phương pháp dạy học toán ở tiểu học.
9. Vũ Dương Thụy – Nguyễn Danh Ninh. Phương pháp giải toán ở Tiểu học. Nhà xuất bản giáo dục.
10. Vũ Dương Thụy – Nguyễn Danh Ninh. Các bài toán phát triển trí tuệ. Nhà xuất bản giáo dục.
11. Huỳnh Quốc Hùng – Huỳnh Bảo Châu (2008). Toán nâng cao tiểu học 5. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
64 12.Một số trang web:
+ http://violet.com + http://tailieu.vn + www.sachbaovn.vn