Sau khi tiến hành nghiên cứu ở cả hai nhóm lớp (đối chứng và thực nghiệm), chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả đầu vào và kết quả đầu ra rồi xử lí kết quả.
Mỗi bài kiểm tra gồm các bài toán nâng cao về giải toán chuyển động dành cho đối tượng học sinh giỏi. Các bài toán với nhiều dạng toán khác nhau được lựa chọn phù hợp.
55
Kết quả thu được của chúng tôi trình bày theo bảng giữa kết quả đầu vào và kết quả đầu ra của các nhóm học sinh thực nghiệm và đối chứng, so sánh đối chiếu và rút ra kết luận.
Hướng đánh giá của chúng tôi là phân loại điểm kết quả đầu vào và kết quả đầu ra của hai nhóm học sinh thực nghiệm và đối chứng theo 4 mức độ (giỏi, khá, trung bình, yếu), tính số lượng xuất hiện ở mỗi mức độ, sau đó quy ra tỉ lệ phần trăm. So sánh các nhóm điểm giỏi, khá, trung bình, yếu; so sánh mức độ tăng, giảm về số lượng cũng như tỉ lệ phần trăm đầu vào và đầu ra ở hai nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng để từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết.
Kết quả kiểm tra đầu vào
(Kết quả điều tra học lực học sinh trong học kì I)
Xếp loại Lớp Giỏi (9 - 10) Khá (7 – dưới 9) Trung bình (5 – dưới 7) Yếu (dưới 5) SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % Thực nghiệm 4/17 23,5 6/17 35,3 5/17 29,4 2/17 11,7 Đối chứng 3/14 22,4 6/14 42,8 4/14 28,5 1/14 7,1
Tóm lại: Qua kết quả kiểm tra đầu vào các học sinh ở cả hai nhóm thực nghiệm
và đối chứng, chúng tôi nhận thấy rằng điểm kiểm tra giữa hai nhóm là tương đương nhau. Tỉ lệ học sinh đạt mức khá giỏi ở nhóm thực nghiệm chiếm 58,8%, ở nhóm đối chứng chiếm 65,2%; tỉ lệ học sinh đạt mức trung bình, yếu ở nhóm thực nghiệm
56
chiếm 40,2%, ở nhóm đối chứng chiếm 34,8%. Điều này chứng tỏ trình độ nhận thức giữa hai nhóm trên là tương đương nhau (độ chênh lệch không đáng kể).
Kết quả kiểm tra đầu ra
Đánh giá kết quả đầu ra thông qua bài kiểm tra đánh giá:
Đề bài:
Câu 1: Một ô tô chạy từ A đến B. Sau khi chạy 1 giờ phải giảm vận tốc chỉ còn
53 3
vận tốc ban đầu, vì thế đến B chậm 1 giờ 20 phút. Tính quãng đường AB.
Câu 2: Lúc 9 giờ tối, tàu hải quân ta phát hiện một chiếc tàu địch cách 15km đang chạy trốn. tàu ta đuổi theo tàu địch với vận tốc 40km/giờ và đến 10 giờ 30 phút thì đuổi kịp và bắt được tàu địch. Tính vận tốc của tàu địch và quãng đường tàu ta đã đuổi bắt được tàu địch.
Câu 3: Hai đơn vị bộ đội ở hai địa điểm A và B cách nhau 41km. Lúc 9 giờ tối, đơn vị ở A hành quân về B, mỗi giờ đi dược 6km. Trước đó 30 phút, đơn vị ở B hành quân về A, mỗi giờ đi được 6km. Hỏi hai đơn vị gặp nhau lúc mấy giờ?
Câu 4: Một chiếc ca nô xuôi dòng từ A đến B mất 3 giờ, rồi lại ngược dòng từ B về A mất 4 giờ. Vận tốc ca nô xuôi dòng lớn hơn vận tốc ngược dòng là 8km/giờ. Tính quãng đường từ A đến B.
Câu 5: Một đoàn tàu đi qua 1 cầu dài 450m mất 45 giây. Và đi qua một cột điện mất 15 giây. Tính chiều dài và vận tốc của đoàn tàu.
57 Xếp loại Lớp Giỏi (9 - 10) Khá (7 – dưới 9) Trung bình (5 – dưới 7) Yếu (dưới 5) SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % Thực nghiệm 6/17 35,3 8/17 52,3 3/17 17,5 0 0 Đối chứng 4/14 28,5 6/14 44,8 3/14 21,4 1/14 7,1
Ở nhóm thực nghiệm, tỉ lệ học sinh đạt mức khá giỏi chiếm 87,6tăng 28,8%với kết quả kiểm tra đầu vào, tỉ lệ học sinh đạt mức trung bình, yếu chiếm 17,5 giảm 17,5 % với kết quả ban đầu.
Ở nhóm đối chứng, tỉ lệ học sinh đạt mức khá giỏi chiếm 73,3% tăng 8,1% so với kết quả kiểm tra đầu vào, tỉ lệ học sinh đạt mức trung bình, yếu chiếm 28,5% giảm 8,1% so với kiểm tra đầu vào.
So sánh độ lệch điểm giữa đầu vào và đầu ra của nhóm thực nghiệm và đối chứng ta thấy độ chênh lệch điểm giữa đầu vào và đầu ra của nhóm thực nghiệm cao hơn. Tỉ lệ điểm giỏi của nhóm thực nghiệm chiếm 87,6 % và không có học sinh đạt điểm yếu. Trong khi đó tỉ lệ chiếm khá, giỏi của nhóm đối chứng là 73,3 % và vẫn còn học sinh yếu.
Ta thấy rằng, kết quả kiểm tra đầu ra đã phần nào khẳng định được học sinh ở lớp thực nghiệm nắm chắc kiến thức đã được học và có kết quả cao hơn so với lớp đối chứng, trong khi đó học sinh ở lớp đối chứng vẫn duy trì ở mức bình thường, thay đổi không đáng kể so với kết quả đầu vào. Điều đó chứng tỏ việc áp dụng phương pháp
58
hướng dẫn học sinh cách giải các bài toán chuyển động có hiệu quả tới quá trình học tập của học sinh.