Những hạn chế:

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản khối các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 64 - 71)

Thứ nhất, hạn chế trong thực hiện quy trình quản lý:

54

trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chƣa đƣợc xây dƣ̣ng theo tiêu chuẩn ISO để thƣ̣c hiê ̣n, có định hƣớng ngay từ đầu. Tƣ̀ đó dẫn đến quản lý tùy tiê ̣n, thiếu khoa ho ̣c, mà các chủ đầu tƣ thƣờng khoán trọn gói cho đơn vi ̣ tƣ vấn, cá biệt còn khoán thẳng cho nhà thầu thi công. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến thất thoát, lãng phí, nợ đọng trong XDCB trong các nhà trƣờng nhƣng không đƣợc kiểm soát.

Số đơn vị tƣ vấn trên địa bàn tỉnh rất nhiều nhƣng năng lực của chủ đầu tƣ và đơn vị tƣ vấn còn hạn chế không đáp ứng đƣợc với yêu cầu công việc, cô ̣ng với việc nóng vội trong khâu chuẩn bị dự án, vì mong muốn có công trình mang lại lợi ích cục bộ; nhiều dự án thực hiện chậm tiến độ, đề nghị gia hạn hợp đồng mà chƣa có quy định thống nhất giải quyết… là nhƣ̃ng nô ̣i dung thƣ̣c hiê ̣n sai quy trình quản lý đầu tƣ XDCB, gây lãng phí trong đầu tƣ.

Thứ hai, chậm bổ sung, hoàn thiện văn bản QLNN về đầu tư XDCB:

Quy định về quản lý đầu tƣ xây dựng công trình và đấu thầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có một số điểm chƣa phù hợp với cơ chế quản lý đầu tƣ xây dựng khối các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh do các cơ quan của Trung ƣơng ban hành nhƣng chƣa đƣợc sƣ̉a đổi, bổ sung, kể cả văn bản chỉ đa ̣o của UBND tỉnh và các ngành liên quan đặc biệt là việc phân cấp đầu tƣ cho các nhà trƣờng.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về việc quản lý dự án đầu tƣ xây dựng có hiệu lực từ ngày 05/8/2015 nhƣng tỉnh vĩnh phúc chƣa sửa đổi Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 16/6/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phân cấp quyết định đầu tƣ cho phù hợp với Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của chính Phủ.

Luật đầu tƣ công số 49/2014/QH13 thông qua ngày 18/6/2014 của Quốc Hội đã có hiệu lực thi hành từ 01/01/2015 nhƣng tỉnh Vĩnh Phúc chƣa sửa đổi Nghị quyết số 38/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng dân nhân cho phù hợp với Luật đầu tƣ công nên vẫn gây nợ đọng xây dựng cơ bản trong các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

55

Thứ ba về công tác quy hoạch, kế hoạch.

- Công tác quy hoa ̣ch:

Chất lƣợng quy hoạch xây dựng của các trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn thấp, còn phải chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần.Tiến độ lập, rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể của một số trƣờng còn chậm và chất lƣợng chƣa cao, tính dự báo về quy mô phát triển học sinh, tính gắn kết giữa các công trình nhƣ: Từ nhà điều hành đến nhà lớp học, nhà thƣ viện không thuận tiện, thiếu tính tổng thể. Một số chủ đầu tƣ đƣợc giao lập quy hoạch còn thiếu sâu sát, chƣa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác quy hoạch phát triển của nhà trƣờng lâu dài.

Nhiều quy hoạch chƣa có đủ tính rõ ràng, cụ thể để định hƣớng đầu tƣ, không phù hợp với yêu cầu thực tế, một số quy hoạch còn chƣa tính đến các điều kiện và yếu tố cần thiết cho khai thác sử dụng.

Công tác quản lý quy hoạch, xây dựng của các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực xây dựng còn nhiều bất cập; các văn bản quy định pháp quy về quy hoạch thiết kế trƣờng học kèm theo thông số kỹ thuật chƣa chặt chẽ.

- Công tác kế hoa ̣ch:

Việc giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tƣ xây dựng khối các trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn dàn trải; số lƣợng công trình dự án nhiều, trong khi nguồn vốn đầu tƣ hạn hẹp. Việc phân bổ kinh phí đầu tƣ cho hầu hết các dự án thƣờng kéo dài nhiều năm, nên tiến độ xây dựng công trình chậm theo không phát huy đƣợc hiệu quả dự án . Việc giao kế hoa ̣ch vốn một số công trình chuyển tiếp bị gián đoạn nhất là những năm 2011, 2012 do tình hình kinh tế của tỉnh giảm sút.

Một số công trình phải điều chỉnh nguồn vốn nhiều lần do công tác tổng hợp từ cơ sở lên chƣa chính xác làm ảnh hƣởng đến việc thanh toán vốn đầu tƣ cho các nhà thầu.

56

Kế hoạch huy động vốn xã hội hoá của các nhà trƣờng thƣờng không đúng với cam kết trƣớc khi trình phê duyệt dự án dẫn đến việc nợ đọng trong xây dựng cơ bản kéo dài và chậm tiến độ công trình.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầu tƣ phân tán dàn trải là do còn chế độ xin cho, nể nang, chủ nghĩa bình quân do đó bố trí vốn không tập trung, dứt điểm, hơn nữa nhu cầu đầu tƣ thì nhiều nhƣng nguồn vốn lại có hạn nên tình trạng dàn trải trong đầu tƣ ngày càng thể hiện rõ nét hơn, chính vì vậy các ác dự án nhóm C không hoàn thành trong 3 năm, các dự án nhóm B không thể hoàn thành trong 5 năm.

Công tác lập Kế hoạch hầu nhƣ không cân đối giữa vốn đầu tƣ xây dựng mới và vốn duy tu, bảo dƣỡng công trình thƣờng xuyên chủ yếu nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc chủ yếu tập trung vào đầu tƣ cho các công trình mới, phần vốn dành cho công tác duy tu, bảo dƣỡng là rất ít. Do vậy hiệu quả sử dụng các công trình chƣa cao, công trình không đƣợc chú ý du tu bảo dƣỡng thƣờng xuyên nên nhanh xuống cấp, hƣ hỏng. Việc duy tu bảo dƣỡng, chữa các công trình theo một kế hoạch và theo quy trình bắt buộc chứ không phải theo kiểu hỏng đâu sửa đấy, sửa chữa chắp vá. Đây là một tồn tại rất lớn trong quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản mặc dù Chính phủ đã có Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 Quy định về bảo trì công trình xây dựng.

Thư tư công tác thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế, dự toán công trình XDCB.

Một số cán bộ của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ khi tiếp nhận hồ sơ để thẩm định chƣa đƣợc chặt chẽ; chất lƣợng thẩm định dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật - dự toán tuy đƣợc nâng lên song vẫn còn nhiều hạn chế nhƣ: thẩm định các chi tiết thiết kế thiếu, khối lƣợng công trình chƣa chính xác, quy mô công trình chƣa phù hợp với dự án đầu tƣ đƣợc phê duyệt. Mặt khác số lƣợng công trình đầu tƣ tƣơng đối lớn vì vậy tiến độ thẩm đinh chậm, chất lƣợng hồ sơ

57 đƣợc thẩm định của một số dự án còn thấp.

Đội ngũ cán bộ thẩm định của một số Sở còn thiếu, trình độ còn hạn chế trong đó có một phần chậm do Sở Giáo dục và Đào tạo; lại phải thẩm định một khối lƣợng lớn các công trình, dự án đƣợc phân bố trên địa toàn tỉnh nhiều. Đây là nguyên nhân quan trọng ảnh hƣởng đến chất lƣợng và tiến độ thẩm định dự án.

Công tác thẩm định của các cơ quan quản lý nhà nƣớc nặng về thẩm định tổng mức đầu tƣ, ít quan tâm tới hiệu quả, điều kiện vận hành của dự án, vì vậy nhiều dự án sau khi hoàn thành đƣa vào sử dụng kém hiệu quả, gây lãng phí. Nguyên nhân chính của hiện tƣợng này là do có sự chồng chéo, liên quan đến ý kiến thẩm định của nhiều ngành, đơn vị. Trong khi đó thời gian và quy trình thẩm định ở một số ngành chƣa đƣợc công khai thực hiện (chƣa thực hiện cải cách thủ tục hành chính đồng bộ) nên đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thời gian thẩm định chung của một số dự án chƣa đảm bảo theo quy định. Nội dung thẩm định dự án nhìn chung phức tạp, đòi hỏi phải xem xét, cân nhắc kỹ ở nhiều phƣơng diện, trong khi đó chất lƣợng dự án do các đơn vị tƣ vấn lập chƣa cao vì vậy thời gian thẩm định thƣờng kéo dài.

Thứ năm công tác quản lý trong quá trình triển khai dự án.

Công tác quản lý hoa ̣t đô ̣ng đấu thầu

Bên cạnh những mặt làm đƣợc, công tác đấu thầu công trình xây dựng cơ bản khối các trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn bộc lộ những hạn chế sau:

Việc lập kế hoạch đấu thầu chỉ thực hiện đối với những gói thầu xây lắp không lập kế hoạch đấu thầu với các gói thầu giám sát, thiết kế dẫn đến công tác quản lý tổng thể các công việc của dự án gặp khó khăn. Công tác tƣ vấn, giám sát thực hiện chƣa đƣợc chặt chẽ, ở một số dự án còn biểu hiện hình thức.

58

Mặc dù công tác quản lý đấu thầu đã đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc chấn chỉnh song vẫn còn biểu hiện hình thức, có những biểu hiện thông thầu hoặc mua bán trong đấu thầu dẫn đến hiệu quả đấu thầu chƣa cao, tỷ lệ giảm giá rất thấp.

Từ khi thực hiện phân cấp theo Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, các chủ đầu tƣ đƣợc phân cấp phê duyê ̣t hồ sơ mời thầu và kế t quả đấu thầu . Tuy nhiên Chủ đầu tƣ lại là các trƣờng trung học phổ thông nên cán bộ thực hiện công tác này chƣa nắm chắc các quy định, trình tự đấu thầu; các nội dung phục vụ cho đấu thầu còn nhiều điều bất cập.

Hầu hết các công trình xây dựng trƣờng trung học phổ thông đều đƣợc UBND tỉnh Vĩnh Phúc quyết định với hình thức đấu thầu rộng rãi, nhƣng đến khi mở thầu, chủ đầu tƣ báo cáo kết quả đấu thầu thì các công trình thƣờng chỉ có 3 hoặc 4 nhà thầu tham dự, giá trúng thầu gần nhƣ giá gói thầu đƣợc duyệt tỷ lệ giảm giá quá thấp. Qua đó chứng tỏ rằng việc đấu thầu chỉ mang tính hợp thức về thủ tục xây dựng cơ bản.

Công tác quản lý tổ chức thi công, giám sát, nghiệm thu công trình.

Công tác tổ chức thi công dự án đầu tƣ do chủ đầu tƣ không có năng lực, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với công tác quản lý xây dựng cơ bản nên một số công trình không đảm bảo yêu cầu về chất lƣợng, kỹ, mỹ thuật, không đáp ứng đƣợc nhiệm vụ đề ra và không phát huy đƣợc hiệu quả vốn đầu tƣ. Chất lƣợng công trình xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào các chủ thể và đối tƣợng tham gia trong quá trình triển khai xây dựng công trình nhƣ : Chủ đầu tƣ, nhà thầu thi công, tƣ vấn giám sát, tƣ vấn thiết kế.

Tiến độ thi công các công trình thuộc khối các trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh hiện nay còn chƣa đƣợc chú trọng, tiến độ thi công nhà thầu lập thƣờng thể hiện trong hồ sơ dự thầu, thƣờng là sao chép, copy từ những hồ sơ khác, chƣa bám chắc thực tế khác biệt giữa thi công tại các

59

trƣờng học với thi công tại nơi ít ngƣời qua lại để lập tiến độ cho phù hợp. Nhiều đơn vị nhà thầu chỉ coi đây là hình thức để hợp pháp hóa hồ sơ, có khi còn lập bảng quản lý tiến độ thi công sau khi đã nghiệm thu công trình hoặc khi có thanh tra, kiểm tra, để chống đối các cơ quan chức năng.

Công tác quản lý khối lƣợng thi công xây dựng công trình, còn một số tồn tại hạn chế chủ yếu tồn tại nhiều vì đa số Chủ đầu tƣ, Ban quản lý dự án không có kinh nghiệm, thiếu cán bộ kỹ thuật. Ở các nhà trƣờng việc nghiệm thu khối lƣợng đa phần thụ động phụ thuộc vào các đơn vị tƣ vấn giám sát, tƣ vấn quản lý dự án, nhà thầu thi công. Nhiều chủ đầu tƣ chỉ biết ký vào hồ sơ các đơn vị này lập ra mà không có khả năng, năng lực để kiểm soát khối lƣợng đã thi công thực tế với bảng xác nhận khối lƣợng thanh toán nhƣ công trình: Mở rộng diện tích đất và nhà rèn luyện thể chất trƣờng THPT Yên Lạc khi thanh tra tỉnh phát hiện Chủ đầu tƣ đã nghiệm thu khống 1.065 triệu đồng. Đối với công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng trong những năm qua còn không ít những bất cập dẫn đến chất lƣợng kỹ, mỹ thuật. Nhiều công trình chƣa đƣợc đảm bảo, nguyên nhân do chủ đầu tƣ không có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm về lĩnh vực đầu tƣ xây dựng, ban quản lý dự án kiêm nhiệm nhiều; các ban quản lý dự án thành lập không tuân thủ theo quy định về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, các chủ đầu tƣ, đơn vị tƣ vấn giám sát chƣa chú ý coi trọng đến công tác kiểm định chất lƣợng vật liệu đầu vào của nhà thầu đôi khi chỉ là chiếu lệ, làm cho đủ thủ tục và hoàn tất hồ sơ để thanh quyết toán.

Thứ sáu công tác thanh, quyết toán dự án hoàn thành.

Đối với các công trình xây dựng khối các trƣờng trung học phổ thông vẫn còn tình trạng thanh toán kinh phí rồi nhƣng chƣa có khối lƣợng (số dƣ tạm ứng) trong toàn tỉnh còn lớn, nhất là những tháng cuối năm do các Chủ đầu tƣ và nhà thầu sợ đến 31/12 hàng năm còn vốn tại Kho bạc nhà nƣớc tỉnh

60 chƣa giải ngân hết sẽ bị thu hồi.

Đối với công tác quyết toán cán bộ thẩm tra của Sở Tài chính thì quá ít, công việc thì nhiều hơn nữa việc đòi hỏi phải cẩn thận, tỷ mỷ, trong khi đó hồ sơ trình quyết toán của các trƣờng thƣờng bị thiếu phải bổ sung nhiều lần nên tiến độ duyệt quyết toán đối với các công trình xây dựng khối các trƣờng trung học phổ thông phổ biến là quá thời gian quy định.

Thứ bẩy công tác kiểm tra, thanh tra.

Các ngành thanh, kiểm tra trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chƣa có kế hoạch tổng thể trong việc thanh, kiểm tra. Do đó chủ đầu tƣ phải tiếp nhiều đoàn kiểm tra, thanh tra, thuộc một công trình nhƣ khi thì thanh tra Sở Xây dựng, khi thì thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tƣ hoặc thanh tra tỉnh gây khó khăn cho hoạt động xây dựng của chủ đầu tƣ, nhƣng hiệu quả thanh, kiểm tra lại thấp. Ngƣợc lại nhiều dự án, chủ đầu tƣ không có đơn vị thanh tra, kiểm tra đến kiểm tra, nhiều hoạt động thanh tra chƣa cao, nhiều khi mang tính hình thức, sai phạm thì nhiều nhƣng kết luận sai ít.

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản khối các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)