Giáo dục trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc từ năm tái lập tỉnh (1997) đến nay đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo, sát sao của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh đã phát triển mạnh mẽ cả về số lƣợng, chất lƣợng đặc biệt là về đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở vật chất đáp ứng cho việc đổi mới phƣơng pháp dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hƣớng phát triển học sinh, tăng cƣờng giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tăng cƣờng cơ hội tiếp cận với thực tiễn học đi đôi với hành nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng dạy và học. Chính vì vậy những năm gần đây giáo dục trung học phổ thông Vĩnh Phúc luôn đứng trong tốp đầu về chất lƣợng đại trà cũng nhƣ chất lƣợng mũi nhọn trong cả nƣớc.
36
Tính đến thời điểm tháng 5 năm 2015 toàn tỉnh có 39 trƣờng trung học phổ thông trong đó: 38 trƣờng công lập, 01 trƣờng tƣ thục với 811 lớp, 28.802 học sinh (công lập 804 lớp; 28.596 học sinh; tƣ thục 7 lớp, 206 học sinh).
Tỉnh Vĩnh Phúc đặt ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển Giáo dục trung học phổ thông đến năm 2020 là:
Tập trung đầu tƣ nâng cấp hiện đại hoá để xây dựng Trƣờng trung học phổ thông Chuyên Vĩnh Phúc trở thành 1 trong 15 trƣờng THPT Chuyên trọng điểm của cả nƣớc. Phấn đấu đầu tƣ về cơ sở vật chất và đôi ngũ giáo viên để mỗi huyện, thị, thành phố có 01 trƣờng THPT chất lƣợng cao.
Quy hoạch lại mạng lƣới các trƣờng trung học phổ thông, nhất là vị trí các trƣờng trƣớc kia là trƣờng bán công nay là trƣờng công lập ra địa điểm mới cho phù hợp với phát triển khu dân cƣ, đô thị của từng huyện, thị xã và phù hợp với quy hoạch vùng của toàn tỉnh.
Cùng với đảm bảo về số lƣợng, bổ sung giáo viên cho các môn học còn đang thiếu nghiêm trọng là ngoại ngữ, tin học, giáo dục thể chất...
Tích cực xúc tiến đầu tƣ, tạo điều kiện và môi trƣờng thuật lợi để hình thành trên địa bàn tỉnh trƣờng quốc tế liên thông từ mầm non đến trung học phổ thông.