Quản lý nhà nước trong quá trình triển khai dự án XDCB

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản khối các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 29 - 32)

- Kinh phí đầu tƣ XDCB là chi phí bao gồm từ khâu chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ, kết thúc dự án đƣa vào vận hành khai thác sử dụng đƣợc thông qua hợp đồng kinh tế với các nhà thầu xây dựng, nhà thầu tƣ vấn, chi phí thẩm định, kiểm toán... Để thực hiện dự án đầu tƣ, chủ đầu tƣ có thể thuê các nhà thầu thực hiện các công việc nhƣ tƣ vấn lập dự án, thiết kế, giám sát chất lƣợng công trình, xây lắp, cung cấp máy móc, thiết bị cho dự án, kiểm toán.

Công tác lựa chọn nhà thầu trong XDCB: Đƣợc thực hiện thông qua các hình thức: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu. Tùy theo mức độ tính chất, giá trị của gói thầu để áp dụng hình thức đấu thầu cho phù hợp với qui định của nhà nƣớc.

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng đƣợc các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu. Đầu thầu thƣờng thực hiện trong các khâu nhƣ: Thi tuyển chọn tƣ vấn dự án; thiết kế; đấu thầu mua sắm vật tƣ, thiết bị; đấu thầu xây lắp...

Hình thức đấu thầu rộng rãi: là hình thức không hạn chế số lƣợng nhà thầu tham dự thầu. Bên mời thầu bán hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu.Trong hồ sơ mời thầu nghiêm cấm nêu bất cứ điều kiện

19

nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Hình thức đấu thầu hạn chế: là chủ đầu tƣ có thể lựa chọn và gửi thƣ quan tâm đến một số nhà thầu mà chủ đầu tƣ thấy năng lực phù hợp (các nhà thầu này phải gửi hồ sơ năng lực hoặc hồ sơ đề xuất). Đấu thầu hạn chế đƣợc áp dụng cho các gói thầu nhóm C, gói thầu có mức đầu tƣ nhỏ, hay các gói thầu có tính chất phức tạp mà không phải nhà thầu nào cũng có khả năng thực hiện đƣợc (gần tƣơng tự với chỉ định thầu) nhƣng có tính cạnh tranh hơn (số lƣợng nhà thầu từ 5 nhà thầu trở lên).Áp dụng trong trƣờng hợp theo yêu cầu của nhà tài trợ nƣớc ngoài đối với nguồn vốn của gói thầu.

Hình thức chỉ định thầu: là chủ đầu tƣ lựa chọn trực tiếp một nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thƣơng thảo hợp đồng. Hình thức này chỉ đƣợc áp dụng trong các trƣờng hợp đặc biệt quy định tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ. Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu đƣợc xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định.

Công tác nghiệm thu, thẩm định chất lƣợng và bàn giao công trình đƣa vào sử dụng.

Chất lƣợng thi công xây dựng công trình phải đƣợc kiểm soát từ công đoạn mua sắm, sản xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị đƣợc sử dụng vào công trình cho tới công đoạn thi công xây dựng, chạy thử và nghiệm thu đƣa hạng mục công trình, công trình hoàn thành vào sử dụng.

Chất lƣợng công trình đƣợc xác định dựa theo hồ sơ thiết kế đã đƣợc xác định trƣớc khi sản xuất sản phẩm. Do đặc điểm công trình xây dựng có quy mô và giá trị lớn, không di chuyển đƣợc nên việc mua bán đƣợc thỏa thuận ngay trƣớc khi xây dựng công trình. Trong quá trình sản xuất hai bên mua và

20

bán có thể nghiệm thu, thanh toán từng phần theo hợp đồng đã thỏa thuận. Giám sát chất lƣợng công trình là một phần của nội dung quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN, việc giám sát chất lƣợng công trình nhằm đảm bảo vốn đầu tƣ bỏ ra có thể mua đƣợc công trình theo đúng chất lƣợng đã xác định.

Trong giai đoạn thi công xây lắp còn có nhiều hoạt động kiểm tra giám sát của nhiều tổ chức có chức năng nhƣ: Giám sát của các cơ quan nhà nƣớc là giám sát về đảm bảo chất lƣợng, môi trƣờng, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động của nhà thầu; giám sát của cơ quan nhà nƣớc chỉ làm điểm, kiểm tra khi có yêu cầu và đặc biệt khi có sự cố công trình; Giám sát của Chủ đầu tƣ thông quan ban quản lý dự án, các tƣ vấn giám sát là giám sát các hoạt động thƣờng xuyên của nhà thầu trên công trƣờng; Giám sát của tƣ vấn thiết kế là giám sát quyền tác giả; Kiểm tra của chính nhà thầu xây lắp.

Trong nghiệm thu, thẩm định chất lƣợng công trình XDCB cần chú ý tăng cƣờng kiểm tra, tránh làm bừa, làm ẩu, tránh giao việc không phù hợp với ngành nghề. Cần tổ chức chặt chẽ nghiệm thu sản phẩm, công việc ngay từ khi đào móng, đến khi đƣa công trình vào khai thác sử dụng. Thành phần tham gia nghiệm thu bao gồm chủ đầu tƣ, tƣ vấn giám sát thì công, tƣ vấn thiết kế, nhà thầu thi công có nhiệm vụ đánh giá chung chất lƣợng của sản phẩm. Trong quá trình nghiệm thu nhà thầu thi công cần trình cho các bên tham gia nghiệm thu các hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác nghiệm thu nhƣ các biên bản thử nghiệm công việc trƣớc đó, hoá đơn chứng từ nguồn gốc vật tƣ, vật liệu sử dụng trong công trình, nhật ký thi công công trình, các tài liệu có liên quan đến hoàn công.

Thực tế cho thấy có nhiều chất lƣợng thi công xuống cấp trầm trọng, nhiều công trình vừa nghiệm thu bàn giao đƣa vào sử dụng đã bị hƣ hỏng nặng nhƣ báo chí, truyền hình đã đƣa tin một số công trình giao thông quan trọng nhƣ các đƣờng cao tốc chƣa thi công xong đã bị lún, nứt, vỡ. Trong đó

21

phần lớn là quy trình thi công không đúng hoặc nhà thầu công cẩu thả, chủng loại vật tƣ, vật liệu đƣa vào sử dụng thi công cho công trình có vấn đề về chất lƣợng, khối lƣợng thì chƣa đủ. Nhƣ vậy công tác, kiểm tra, giám sát và nghiệm thu, quản lý chất lƣợng công trình chƣa đúng qui trình hoặc chƣa hết trách nhiệm dẫn đến ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng, tuổi thọ của công trình, gây ra lãng phí, thất thoát.

Căn cứ để đánh giá thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong nghiệm thu và quản lý chất lƣợng công trình cần dựa vào căn cứ sau: Khối lƣợng hoàn thành do hội đồng nghiệm thu có theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, dự toán công trình đã đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu nghiệm thu tăng khối lƣợng cho nhà thầu dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí trong giai đoạn này là rất phổ biến. Kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên, bám sát hiện trƣờng công trình nghiệm thu và nghiệm thu đúng quy trình, quy phạm trong thi công, tổ chức kiểm tra, nghiệm thu vật tƣ, vật liệu đầu vào trƣớc khi đƣa vào sử dụng trong công trình; Nâng cao trách nhiệm cán bộ tƣ vấn giám sát và yêu cầu phải có mặt thƣờng xuyên tại công trƣờng để giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, sai khác; để đảm bảo nâng cao chất lƣợng của các công trình xây dựng là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản khối các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 29 - 32)