PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U

Một phần của tài liệu tiền đề và kết quả của động cơ làm việc (Trang 30)

3.2.1.1 S liu th cp.

Số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu là các bài báo nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước để làm tiền đề cho cơ sở lý luận và xây dựng thang đo qua các nguồn website.

3.2.1.2 S liệu sơ cấp.

Từ các cuộc điều tra phỏng vấn trực tiếp các đối tượng cần nghiên cứu. Thông tin sơ cấp được thu thập theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện phi xác xuất để phỏng vấn trược tiếp nhân viên thông qua bản câu hỏi.

Đề tài nghiên cứu các nhân viên khối văn phòng của các tổ chức trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu từ tháng 02 đến tháng 03 năm 2014.

Phương pháp chọn mẫu

Mẫu được lấy bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện phi xác suất. Lý do của việc chọn mẫu thuận tiện là thời gian nghiên cứu có hạn, mức độ phức tạp của bảng câu hỏi nên đôi khi đáp viên cần sự hướng dẫn trả lời và có lược khảo trước khi thu mẫu.

Cỡ mẫu

Phương pháp phân tích dữ liệu chính được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính. Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đều đồng ý là phương pháp này đòi hỏi phải có cỡ mẫu lớn (Raykov and Widaman, 1995), tuy nhiên kích thước mẫu bao nhiêu được gọi là lớn thì hiện nay chưa xác định rõ ràng. Hơn nữa kích thước mẫu còn tùy thuộc vào phương pháp ước lượng sử dụng (ví dụ, ML, GLS hay ADF). Trong EFA kích thước mẫu thường được xác định dựa kích thước tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Hair et al., (2006) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, và tốt hơn là 100. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) “ thông thường thì số quan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố EFA”. Nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML (Maximum Likelihood) thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair et al., 1998). Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200 (Hoelter, 1983).

20

Chính vì vậy, tác giả chọn cỡ mẫu của nghiên cứu phụ thuộc vào yêu cầu của phân tích nhân tố, theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) “Thông thường thì số quan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố”. Trong nghiên cứu có tiến hành phân tích nhân tố cho 4 thang đo là lòng tin nhận thức, quan hệ cá nhân, động lực làm việc và kết quả làm việc của nhân viên gồm 70 biến, do hạn chế về thời gian nghiên cứu cùng với số biến cần phân tích nhân tố lớn nên tác giả kỳ vọng thu số lượng mẫu khoảng 280, gấp khoảng 4 lần số biến.

3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu.

Sau khi mã hóa và làm sạch dữ liệu ta sẽ tiến hành các phân tích sau:

Thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp thống kê tần số để mô tả các thuộc tính của nhóm như: giới tính, độ tuổi, thâm niên, trình độ học vấn, vị trí công tác, thu nhập trung bình/tháng, tình trạng hôn nhân và nơi công tác. Tính điểm trung bình đánh giá mức độ quan trọng của thang đo.

Phương pháp tính điểm trung bình đối với thang đo Likert 5 mức độ: Giá trị khoảng cách = (Max-Min)/cấp độ = (5-1)/5 = 0,8

1,00 - 1,80: Hoàn toàn không đồng ý (Rất thấp) 1,81 - 2,60: Không đồng ý (Thấp)

2,61 - 3,40: Không ý kiến (Trung bình) 3,41 - 4,20: Đồng ý (Cao)

4,21 - 5,00: Hoàn toàn đồng ý (Rất cao)

Đánh giá độ tin cậy của phép đo lường bằng phương pháp tính hệ số

Crombach’s Alpha:

Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế của những biến rác trong mô hình nghiên cứu vì nếu không chúng ta không thể biết được chính xác độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến.

Công thức của Cronbach’s Alpha là: α = Np/[1+p(N-1)]

21

Những biến có hệ số tương quan biến động (Item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Theo quy ước thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá là tốt nhất phải có hệ sốα 0,8.

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý khi Cronbach α từ 0,8 đến 1 là thang đo tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là sử dụng được trong những trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Stater, 1995).

Tiếp theo, những biến có hệ số tương quan giữa các biến và tổng (Item – total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại (Nunnally and Burnstein 1994).

Phân tích nhân tố (EFA)

Dùng để kiểm tra mối quan hệ tương quan giữa các biến của các thang đo bao gồm: Thang đo lòng tin nhân thức, động cơ, kết quả làm việc và quan hệ cá nhân của nhân viên. Phân tích giúp gom các biến quan sát thành những nhóm trong đó các biến có quan hệ chặt chẽ với nhau. Phương pháp phân tích EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships). EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát. Số lượng các nhân tố cơ sở tuỳ thuộc vào mô hình nghiên cứu, trong đó chúng ràng buộc nhau bằng cách xoay các vector trực giao nhau để không xảy ra hiện tượng tương quan.

Khi phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn như:

Thứ nhất: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0,5, mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0,05. (KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai: Hệ số tải nhân tố (Factor loading) ≥ 0,5. Nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố < 0,5 sẽ bị loại. (Theo Hair et al., 1998), Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thực của EFA (Ensuring Practical significance). Factor loading > 0,3 được xem là đạt

22

được mức tối thiểu, Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng, Factor loading ≥ 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair et al (1998) cũng khuyên bạn đọc như sau: Nếu chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu của bạn ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,55, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 50 thì Factor loading phải > 0,75).

Thứ ba: Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% (Gerbing and Anderson, 1988).

Thứ tư: Hệ số eigenvalue có giá trị lớn hơn 1 (Trần Đức Long, 2006).

Thứ năm: là khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Bùi Nguyên Hùng và Võ Khánh Toàn, 2005).

Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

Sử dụng thích hợp khi nhà nghiên cứu có sẵn một số kiến thức về cấu trúc biến tiềm ẩn cơ sở. Trong đó mối quan hệ hay giả thuyết (có được từ lý thuyết hay thực nghiệm) giữa biến quan sát và nhân tố cơ sở thì được các nhà nghiên cứu mặc nhiên thừ nhận trước tiến hành kiểm định thống kê. Như vậy CFA là bước tiếp theo của EFA nhằm kiểm định xem có một mô hình lý thuyết có trước làm nền tảng cho một tập hợp các quan sát không. CFA cũng là một dạng của SEM.

Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA chấp nhận các giả thuyết của các nhà nghiên cứu, được xác định căn cứ theo quan hệ giữa mỗi biến và một hay nhiều hơn một nhân tố. Về mặt lý thuyết, trong CFA chúng ta cần chú ý đến một số vấn dề sau: để đo lường mức độ phù hợp của mô hình với thông tin thị trường, người ta sử dụng Chi – square (CMIN); Chi–square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df); chỉ số thích hợp so sánh (CFI – Comparative Fit Index). Chỉ số Tucker and Lewis (TLI – Tucker and Lewis Index); chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation). Mô hình được xem là thích hợp với dữ liệu thị trường khi kiểm định Chi – square có P – value > 0,05. Tuy nhiên Chi – square có nhược điểm là phụ thuộc vào kích thước mẫu. Nếu một mô hình nhận được các giá trị TLI, CFI ≥ 0,9, CMIN/df ≤ 2, RMSEA ≤ 0,08 thì mô hình thích hợp với dữ liệu thị trường (Nguyễn Đình Thọ and Nguyễn Thị Mai Trang, 2008).

23

1. Hệ số tin cậy tổng hợp (composite reliability): Đo lường tính kiên định nội tại xuyên suốt tập hợp các biến quan sát của các câu trả lời. Hệ số tin cậy của mỗi khái niệm cũng phải lớn hơn 0,5 (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2008).

2. Tổng phương sai trích được (varience extracted): Phản ánh lượng biến thiên chung của các biến quan sát được tính toán bởi biến tiềm ẩn. phương sai trích của mỗi khái niệm nên vượt quá 0,5 theo (Hair, 1998).

3. Tính đơn nguyên (unidimensionality): Theo Steenkamp and Van Trijp (1991), mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu của thị trường cho chúng ta điều kiện cần và đủ cho tập biến quan sát đạt được tính đơn nguyên, trừ trương hợp các sai số của biến quan sát có tương quan với nhau.

4. Giá trị hội tụ ( convergent validity): Gerbring and Anderson (1988) cho rằng thang đo đạt được giá trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa của thang đo đều cao (> 0,5) và có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

5. Giá trị phân biệt (discriminant validity): Kiểm định giá trị phân biệt của các khái niệm nghiên cứu có thực sự khác biệt so với một hay không. Nếu có sự khác biệt thì thang đo đạt được giá trị phân biệt.

Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM):

SEM (Structural Equation modelling) là một kỹ thuật mô hình thống kê rất tổng quát, được sử dụng rộng rãi trong khoa học nghiên cứu hành vi. Nó có thểđược xem là sự kết hợp của phân tích nhân tố và hồi quy hay phân tích đường dẫn. Sự quan tâm trong SEM thường là vào các kiến trúc lý thuyết (các khái niệm lý thuyết), được trình bày bởi các nhân tố ngầm (các khái niệm tiềm ẩn). Các quan hệ giữa các kiến trúc lý thuyết được trình bày bởi các hệ số hồi quy hay hệ số đường dẫn giữa các nhân tố. SEM ám chỉ một cấu trúc của các hiệp tương quan (covariances_hiệp phương sai) giữa các biến được quan sát, các quan hệ này cho ra một tên khác là mô hình hóa cấu trúc hiệp tương quan (Covariance structure modeling_mô hình cấu trúc hiệp phương sai). Tuy nhiên, mô hình có thể được mở rộng thêm bao gồm trung bình của các biến quan sát được hoặc các nhân tố trong mô hình, làm cho tên mô hình hóa cấu trúc hiệp tương quan ít chính xác. Nhiều nhà nghiên cứu chỉ đơn giản nghĩ mô hình loại này là “Các mô hình Lisel”, điều này cũng ít chính xác. LISREL là chữ viết tắc của Linear Structure RELatiins (các quan hệ cấu trúc tuyết tính), và tên này được Jureskog sử dụng cho một trong những chương trình (phần mềm) SEM đều tiên thông dụng nhất. Các mô hình phương trình cấu trúc

24

ngày nay không nhất thuyết phải tuyết tính, và khả năng mở rộng của SEM xa hơn phương trình Lisrel ban đầu. Ví dụ, Browne (1993) thảo luận khả năng làm thích hợp các đường cong phi tuyết tính.

SEM cung cấp một khung thuận tiện và rất tổng quát cho các phân tích thống kê bao gồm các thủ tục đa biến truyền thống, ví dụ các trường hợp đặc biệt là phân tích nhân tố, phân tích hồi quy, phân tích phân biệt và tương quan canonical. SEM thường được minh họa bằng biểu đồ dường dẫn (sơ đồ đường dẫn). Phương trình thống kê này thường được trình bày trong một hệ phương trình ma trận. Trong đầu thập niên 70, khi kỹ thuật này được giới thiệu lần đầu tiên trong nghiên cứu xã hội và nghiên cứu hành vi, phần mềm thường yêu cầu cài đặt chỉ rõ mô hình theo điều kiện của những ma trận này. Do đó, các nhà nghiên cứu đã phải lọc việc trình bày ma trận từ biều đồ đường dẫn, và cung cấp phần mềm với một chuỗi ma trận cho các tập hợp tham số khác nhau, như là hệ số nhân tố và các hệ số hồi quy. Các phần mềm được phát triển gần đây cho phép các nhà nghiên cứu chỉ định trược tiếp mô hình như là một biểu đồ đường dẫn. việc này hiệu quả với các vấn đề đơn giản, nhưng có thể gây mệt mỏi đối với các mô hình có tính phức tạp hơn. Vì lý do này, phần mềm SEM hiện tại cũng vẫn hỗ trợ các đặc tính kỹ thuật của mô hình loại câu lệnh-hay ma trận.

Path analysis (phân tích đường dẫn) là kỹ thuật thống kê dùng để kiểm tra quan hệ nhân quả giữa hai hay nhiều biến (biến quan sát). Dựa trên hệ thống phương trình tuyết tính.

Path analisis là thành phần phụ của SEM, một thủ tục đa biến mà theo định nghĩa của Ullman (1996), “cho phép kiểm tra một tập quan hệ giữa một hay nhiều biến độc lập, hoặc là liên tục hoặc là rời rạc và nhiều biến phụ thuộc, hoặc là liên tục hoặc rời rạc”.

SEM liên quan đến các biến đo lường được (Measured variable) và các biến ngầm (latent variables). Một latent variable là một biến không thể được quan sát trược tiếp và được đo lường. Biến đo lường được cũng được biết đến như biến quan sát được (observed variable), biến chỉ báo hay biến chỉ thị (indicator or manifest variables). Một latent variable là một biến không thể được quan sát trực tiếp và phải được suy ra từ measured variable. Latent variables được ám chỉ bởi hiệp tương quan (covariances) giữa hai hay nhiều measured variable. Chúng cũng được biết đến như là các nhân tố (nghĩa là, phân tích nhân tố), các biến kiến trúc hay các biến không quan sát được (constructs or unobserved variables). SEM là sự kết hợp giữa hồi quy đa biến

25

và phân tích nhân tố. Path analysis chỉ liên quan đến các biến đo lường (measure variables).

3.3 XÂY DỰNG THANG ĐO.

Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này đều dựa vào lý thuyết và các thang đo của các nghiên cứu trước đó trên thế giới. Tất cả các thang đo được đo lường dạng Likert 5 điểm:

1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý

3. Không ý kiến 4. Đồng ý

5. Hoàn toàn đồng ý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.1 Xây dựng thang đo lòng tin nhận thức trong tổ chức.

Khái niệm lòng tin nhận thức trong tổ chức là một khái niệm đa hướng bao gồm bốn thành phần là: (1) Kỳ vọng phần thưởng, (2) giá trị quản lý, (3) Sựủng hộ về mặt tâm lý và (4) Lòng tin ở quản lý, thang đo này bao gồm 21 biến quan sát.

Bảng 3.1: Ký hiệu các biến thang đo lòng tin nhận thức trong tổ chức

Nhóm biến Tác giả

Kỳ vọng phần thưởng

PT1 Tôi sẽ được tăng lương hoặc thăng tiến nếu tôi hoàn thành nhiều việc trong năm

PT2 Tôi sẽ được tăng lương hoặc thăng tiến nếu tôi thực hiện công việc đạt chất lượng tốt

PT3 Hoàn thành công việc một cách nhanh chóng sẽ làm tăng cơ hội tăng lương hoặc thăng tiến của tôi

PT4 Thực hiện công việc tốt sẽ được thưởng nhiều ở cuối năm

PT5 Tôi cảm thấy an tâm khi hoàn thành công việc đúng tiến độ

Eisenberge et al (1990)

Sự hỗ trợ tâm lý

HTTL1 Tổ chức của tôi thật sự quan tâm đến niềm vui của tôi

HTTL2 Tổ chức của tôi quan tâm nhiều đến kỳ vọng và định hướng công việc của tôi

Rhoades et al (2001)

26

HTTL3 Tổ chức của tôi ít quan tâm đến tôi

HTTL4 Tổ chức của tôi quan tâm đến ý kiến của tôi HTTL5 Tổ chức của tôi sẵn sàng giúp đỡ tôi nếu tôi

cần sự giúp đỡ đặc biệt

Một phần của tài liệu tiền đề và kết quả của động cơ làm việc (Trang 30)