Nhóm giải pháp đối với Nhà nớc

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM (Trang 77 - 82)

Triển vọng và một số giải pháp phát triển Tập đoàn kinh tế Việt Nam trong thời gian tớ

3.4.1. Nhóm giải pháp đối với Nhà nớc

3.4.1.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện môi trờng pháp lý để phát triển Tập đoàn kinh tế

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cần thiết cho các tập đoàn kinh tế hoạt động nh các thực thể kinh tế độc lập: Nhà nớc đã có những chính sách tạo ra môi trờng pháp lý thích hợp với mô hình tập đoàn kinh tế. Tạo ra khung cơ chế thực sự cho việc hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế, xác định rõ nội dung, kể cả ph- ơng diện pháp lý nh địa vị pháp lý của tập đoàn kinh tế, quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong tập đoàn kinh tế, báo cáo hợp nhất, nộp thuế, quan hệ trong nội bộ tập đoàn kinh tế. Trớc hết, các quyết định ban hành cần nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật, đề cập đúng bản chất và đặc thù về mô hình, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế. Trong chiến lợc phát triển tập đoàn kinh tế phải kiểm tra, kiểm soát thị trờng bằng những biện pháp mà chúng ta đã cam kết khi gia nhập WTO, bao gồm:

đã ban hành. Nhà nớc đã xây dựng các văn bản hớng dẫn và qui định khác có liên quan đến hoạt động đầu t, kinh doanh của các tập đoàn kinh tế nhng vẫn cha đầy đủ. Cần rà soát và có chơng trình triển khai theo đúng tiến độ các cam kết hội nhập liên quan đến mở cửa thị trờng; công bố các cam kết của nớc ta với các nớc trong các Hiệp định song phơng và đa phơng tạo ra sự minh bạch về các điều kiện phát triển tập đoàn kinh tế, nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của môi trờng đầu t nhằm phát triển tập đoàn kinh tế ở nớc ta.

Về thủ tục hành chính, rà soát các vớng mắc về thủ tục hành chính ở tất cả các

lĩnh vực, các thủ tục liên quan tới triển khai dự án đầu t nh thủ tục về đất đai, xuất nhập khẩu, cấp dấu, xử lý tranh chấp... Đồng thời, cần tập trung xử lý dứt điểm các vớng mắc trong quá trình cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu t và các vấn đề vớng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia hình thành các tập đoàn kinh tế.

Về kết cấu hạ tầng, tiếp tục tập trung nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng nói

chung, trớc mắt giải quyết tốt vấn đề nhu cầu năng lợng cho các doanh nghiệp. Có cơ chế khuyến khích t nhân đầu t phát triển các công trình kết cấu hạ tầng, trong đó có các nhà máy điện độc lập, các công trình giao thông, cảng biển...

Về lao động, tiền lơng, tăng cờng công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lợng

nguồn nhân lực, từng bớc đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các tập đoàn kinh tế. Đặc biệt chú ý đào tạo, xây dựng đợc đội ngũ những nhà quản trị trẻ tài năng. Bên cạnh đó, phải khắc phục tình trạng đình công bất hợp pháp trong các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài đã diễn ra trong thời gian qua. Đồng thời nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong các tập đoàn kinh tế, đặc biệt là trong các tập đoàn kinh tế có vốn đầu t nớc ngoài.

Về phát triển công nghiệp phụ trợ, triển khai các giải pháp đồng bộ để phát

triển ngành công nghiệp phụ trợ, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu t vào phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ trực tiếp cho việc hình thành các tập đoàn kinh tế

Về xúc tiến đầu t, thúc đẩy triển khai kết quả từ các cuộc vận động đầu t của

Việt Nam tại các nớc trong thời gian qua. Nghiên cứu để có các giải pháp thu hút đầu t thích hợp đối với các tập đoàn kinh tế lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia

(TNCs) của một số nớc phát triển, trớc hết là Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU. Sự thu hút này diễn ra theo cả hai hớng: Thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao hớng vào xuất khẩu và tạo điều kiện để một số tập đoàn xuyên quốc gia xây dựng các trung tâm nghiên cứu phát triển, xây dựng vờn ơm công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực. Chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu t nớc ngoài giàu tiềm năng tiến hành đầu t vào Việt Nam.

3.4.1.2. Nhóm giải pháp khuyến khích thành lập Tập đoàn kinh tế

 Xây dựng môi trờng kinh tế vĩ mô và môi trờng kinh tế chính trị thuận lợi cho việc hình thành tập đoàn kinh tế. Việc ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện tiên quyết cho việc tính toán kinh doanh của các TĐKT. Chỉ trong môi trờng kinh tế vĩ mô ổn định, các TĐKT mới có thể tiến hành kinh doanh một cách lành mạnh, thực hiện hạch toán đầy đủ và đảm bảo những kết quả kinh doanh không bị bóp méo do sự biến động của thị trờng. Ban hành các chính sách tài chính đối với các tổng công ty để tạo điều kiện cho các tổng công ty tự tích tụ vốn, chủ động tái đầu t phát triển và chú trọng nuôi dỡng nguồn thu. Phát triển các thị trờng tài chính, lao động, bất động sản, thị trờng vốn, công nghệ tạo ra sự đồng bộ liên kết hỗ trợ lẫn nhau giữa các thị trờng này trong nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi hình thành các tập đoàn kinh tế. Sự ổn định về môi trờng chính trị xã hội cũng quan trọng không kém. Trong một xã hội ổn định về chính trị, các TĐKT đợc đảm bảo an toàn về đầu t, quyền sở hữu và các loại tài sản khác, do đó họ sẵn sàng đầu t những khoản tiền lớn và thực hiện các dự án dài hạn. Nhà nớc cần giải quyết các vấn đề xã hội nh: vấn đề về dân số, vấn đề việc làm, dân chủ, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trờng, đạo đức kinh doanh theo hớng tích cực, cho phép các tổ chức kinh doanh có điều kiện hoạt động hiệu quả hơn.

 Khuyến khích hỗ trợ và thúc đẩy hình thành các tập đoàn kinh tế: Nhà nớc cần quan tâm hơn nữa chính sách huy động vốn qua kênh cổ phần hóa, qua thị trờng chứng khoán, các chính sách khác nh chính sách khoa học, công nghệ cũng tạo động lực mạnh để hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế. Bên cạnh đó, cần xây dựng các chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp nhằm tạo tiền đề cho việc hình thành các TĐKT. Phải nhanh chóng tạo ra cơ chế, chế tài, quy chế để các tập đoàn kinh tế hoạt động một cách thuận lợi,

đạt đợc những tiêu chuẩn của xu thế phát triển tập đoàn kinh tế trên thế giới, từng b- ớc nâng cao sức cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế trong nớc với các tập đoàn kinh tế có vốn đầu t nớc ngoài.

3.4.1.3. Nhóm giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại hình Tập đoàn kinh tế.

Để thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại hình tập đoàn kinh tế cần phải dựa vào các tổng công ty nhà nớc với một số chính sách sau:

 Lựa chọn con đờng hình thành TĐKT: Trong điều kiện hiện nay, con đờng hình thành các TĐKT ở Việt Nam có thể kết hợp cả con đờng truyền thống và con đờng có sự can thiệp của Chính phủ:

Hình thành các TĐKT bằng con đờng truyền thống là khi mà các doanh nghiệp tích tụ và tập trung vốn đến một quy mô nhất định, các doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn lực của mình để mua lại hoặc đầu t vào các doanh nghiệp khác, tạo mối liên kết đa dạng và bền vững, từ đó hình thành các TĐKT. Để đi theo con đờng này Nhà nớc cần tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, môi trờng để các doanh nghiệp có điều kiện tích tụ, tập trung vốn. Ngoài ra, các biện pháp khuyến khích đối với các đơn vị đạt đợc những tiêu chí về tích tụ, tập trung vốn cũng là nhân tố thúc đẩy quá trình này.

Còn con đờng hình thành TĐKT bằng việc tổ chức lại một số TCT có tiềm lực, có những điều kiện ban đầu của mô hình mới cần có các bớc chuyển đổi cụ thể và cần có những quy định chặt chẽ trong mỗi bớc chuyển đổi. Để đảm bảo hiệu quả của con đờng này Nhà nớc cần xác định rõ lĩnh vực cần thành lập TĐKT, xác định vai trò của doanh nghiệp hạt nhân sẽ đợc chuyển đổi thành công ty mẹ. Ngoài ra Nhà nớc cần kiên quyết thực hiện các biện pháp chuyển đổi, cơ cấu lại khu vực DNNN nói chung, các TCT nói riêng theo phơng án đã đợc phê duyệt.

Dù lựa chọn con đờng nào cũng cần có những bớc, những khâu nhất định, không quá nôn nóng thành lập theo phong trào, cũng không quá thận trọng có thể làm mất những điều kiện, những cơ hội phát triển. Đồng thời không nên sử dụng biện pháp hành chính thuần tuý trong quá trình sắp xếp, chuyển đổi TCT thành tập đoàn mà các biện pháp hành chính này chỉ nên mang tính hỗ trợ cho quá trình sắp xếp, chuyển đổi sở hữu.

kết kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính sách này hớng vào việc đẩy mạnh cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu doanh nghiệp nhà nớc, phát triển thị trờng chứng khoán, thúc đẩy liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhà nớc với doanh nghiệp t nhân, doanh nghiệp trong nớc với doanh nghiệp nớc ngoài.

 Hoàn thiện về tổ chức và thể chế tạo điều kiện cho hoạt động của tập đoàn. Đó là cơ chế một đầu mối thực hiện chức năng chủ sở hữu Nhà nớc đối với phần vốn nhà nớc tại công ty mẹ của tập đoàn. Bên cạnh đó là việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về công ty tài chính, trong đó có hớng dẫn cụ thể về công ty tài chính của các tập đoàn kinh tế. Xây dựng và hoàn thiện thể chế hỗ trợ phát triển các TĐKT trớc hết cần tập trung giải quyết các mối quan hệ giữa Đảng và chính quyền, quan hệ giữa công đoàn và lãnh đạo tập đoàn, về cơ chế ủy quyền, cơ chế đại diện, cơ chế trách nhiệm giữa các nhóm lợi ích với nhau,.. theo hớng quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm các bên, xác định mối quan hệ trong những trờng hợp cụ thể. Bên cạnh đó, cần khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế bằng nhiều biện pháp, trong đó cần tạo lập môi trờng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Sự lớn mạnh của các thành phần kinh tế sẽ tất yếu hình thành các TĐKT ngoài quốc doanh. Hơn nữa, sự phát triển các thành phần kinh tế sẽ tạo những liên kết kinh tế bền chặt hơn những mối quan hệ đan xen, là tiền đề hình thành những tập đoàn trong tơng lai.

 Đối với tập đoàn kinh tế hình thành trên cơ sở các tổng công ty Nhà nớc, cần có hớng dẫn về vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính hợp nhất của các đơn vị doanh nghiệp là thành viên của tập đoàn kinh tế. Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tổng hợp của cả công ty mẹ và các công ty con, sau khi loại trừ những chi phí giao dịch trong nội bộ tập đoàn kinh tế, sẽ phản ánh chính xác giá trị sản phẩm và lợi nhuận thực đạt đợc. Trong đó, quy định các giao dịch tài chính giữa các doanh nghiệp thành viên tập đoàn phải đợc báo cáo đầy đủ và công khai. Báo cáo này do công ty mẹ thực hiện. Công ty mẹ tổng hợp báo cáo quyết toán tài chính của các công ty con do công ty mẹ nắm giữ toàn bộ vốn và công ty con có cổ phần, vốn góp chi phối và báo cáo lên đầu mối chủ sở hữu Nhà nớc. Báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn phải đề cập đến vốn, nợ, chi phí, doanh thu, lợi nhuận, thuế thu nhập của cả tập đoàn sau khi đã loại bỏ các giao dịch giữa công ty mẹ và các công ty con cũng

nh giữa các công ty con với nhau. Khi tính vốn của tập đoàn, báo cáo tài chính hợp nhất không tính khoản đầu t cổ phần hoặc vốn góp của công ty mẹ vào các công ty con hoặc giữa các công ty con.

 Chính sách đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn kinh tế. Cho phép công ty mẹ (là đại diện của tập đoàn) đợc sử dụng năng lực của toàn bộ các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn để tham gia các hoạt động đấu thầu, kể cả đấu thầu quốc tế. Trờng hợp trúng thầu, công ty mẹ đợc chia gói thầu cho các công ty con thực hiện. Tuy nhiên, công ty mẹ là ngời chịu trách nhiệm cuối cùng.

 Chính sách đối với thơng hiệu của tập đoàn kinh tế. Tập đoàn kinh tế có th- ơng hiệu chung. Thơng hiệu của công ty mẹ có thể trở thành thơng hiệu chung của tập đoàn kinh tế. Trong một số trờng hợp, các doanh nghiệp thành viên tập đoàn kinh tế sử dụng thơng hiệu chung này bên cạnh thơng hiệu của mình. Các doanh nghiệp thành viên tập đoàn sử dụng thơng hiệu của công ty mẹ trong hoạt động giao dịch kinh doanh nhng phải đợc phép của công ty mẹ và theo thoả thuận với công ty mẹ.

 Thực hiện đồng thời chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các thành phần kinh tế, tạo tiền đề thuận lợi cho việc hình thành tập đoàn kinh tế với chính sách khuyến khích cạnh tranh và hạn chế độc quyền của tập đoàn kinh tế. Thực hiện các chính sách này cũng là hoàn thiện quản lý nhà nớc đối với tập đoàn kinh tế. Trớc hết là nhanh chóng triển khai các quy định và ban hành đồng bộ các văn bản hớng dẫn Luật cạnh tranh, nhất là triển khai thành lập và hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh và hội đồng quản lý cạnh tranh hoặc kiểm soát độc quyền. Cần mở rộng phạm vi chức năng của cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc kiểm soát quá trình tập trung kinh tế bao gồm sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w