Đánh giá chung

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM (Trang 60 - 62)

Công ty mẹ (CTM)

2.4. Đánh giá chung

2.4.1Kết quả đạt đợc

Từ khi thành lập đến nay, mô hình các tập đoàn đã tạo dựng và phát huy đợc sức mạnh tổng thể, lợi thế tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của tập đoàn nói chung và các đơn vị thành viên nói riêng. Quan hệ giữa tập đoàn và các đơn vị thành viên dần đợc hình thành trên cơ sở quan hệ về kinh tế, về sở hữu giữa Công ty mẹ – Tập đoàn và các công ty con, công ty liên kết. Bên cạnh đó, t duy trong quản lý, điều hành ở các TĐKT cũng đợc thay đổi, lề lối làm việc đợc đổi mới từng ngày. Bên cạnh đó còn có những kết quả sau:

•Mô hình tổ chức Công ty mẹ công ty con đ– ợc áp dụng cho không những các

TĐKT mà tại một số công ty con của tập đoàn (cấp tổng công ty) cũng đã đợc áp dụng. Điều đó đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp này phát triển cả về quy mô tổ chức lẫn hiệu quả hoạt động thể hiện qua tăng trởng của sản lợng, doanh thu, lợi

nhuận, nộp ngân sách, thu nhập của ngời lao động và trên hết là cổ tức của các cổ đông.

•Cơ chế tài chính mới đã tạo điều kiện cho các tập đoàn phát triển mạnh tơng

xứng với những tiềm năng và thế mạnh của từng tập đoàn. Hơn nữa, nó còn tạo điều kiện cho các tập đoàn trong việc huy động vốn để đầu t sản xuất kinh doanh, trong việc thu xếp vốn cho các dự án của các công ty con, phát hành trái phiếu, hợp tác quốc tế, đầu t và thu hút đầu t nớc ngoài.

•Môi trờng kinh doanh ngày càng thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các TĐKT. Các loại thị trờng từng bớc đợc hoàn thiện và trở nên đồng bộ. Một số thị trờng chủ yếu nh thị trờng vốn, thị trờng lao động, khoa học công nghệ trở nên…

phát triển mạnh trong những năm gần đây, thị trờng chứng khoán có bớc phát triển cả về quy mô và chiều sâu; cơ cấu kinh tế đợc chuyển dịch theo hớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, cơ chế quản lý không ngừng đổi mới và hoàn thiện, đã đáp ứng những yêu cầu thực tiễn đã đặt ra. Bên cạnh đó, khu vực kinh tế t nhân phát triển mạnh trong những năm gần đây là một trong những động lực tăng trởng. Hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, một mặt tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trờng, đa dạng hóa sản phẩm, mặt khác đã đặt ra thách thức về áp lực cạnh…

tranh với nguy cơ mất thị phần, bị thôn tính hay thậm chí có thể dẫn đến phá sản. Thách thức đó buộc các doanh nghiệp phải tăng cờng hợp tác, liên kết nhằm tăng c- ờng quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới phơng thức kinh doanh, nâng

cao năng lực quản lý tạo nền tảng cho TĐKT ra đời và nền kinh tế ngày càng phát triển hội nhập hơn với thế giới.

•Một trong những đặc điểm của tập đoàn kinh tế là kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Các tổng công ty nhà nớc trớc đây chủ yếu thực hiện kinh doanh trong những chuyên ngành hẹp, có kinh doanh ngành nghề khác nhng không đáng kể. Khi chuyển sang mô hình tập đoàn kinh tế, ngoài lĩnh vực kinh doanh chính, hầu hết các tập đoàn đều mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác với mong muốn trở thành các tập đoàn kinh tế công nghiệp - thơng mại - tài chính - dịch vụ. Việc mở rộng kinh doanh đa ngành giúp cho các tập đoàn khai thác tối đa các nguồn lực, thế mạnh hiện có để có thể tối đa hóa lợi nhuận sản xuất, kinh doanh, đồng thời tạo ra cơ chế san sẻ rủi ro qua nhiều lĩnh vực hoạt động.

•Quy mô của các TCT không ngừng mở rộng: Nếu nh quy định trong QĐ91/TTg mỗi TCT 91 có tối thiểu 7 đơn vị thành viên thì cho đến nay, bình quân mỗi TCT 91 đã có số đơn vị thành viên gấp 5 lần. Tính đến khi có quyết định thành lập, TĐKT Điện lực Việt Nam có 6 công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên do CTM sở hữu 100% vốn điều lệ, 4 công ty truyền tải điện, 9 công ty cổ phần, 6 công ty liên kết và 5 đơn vị sự nghiệp.[30] Tơng tự, tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng có quy mô khá lớn, cả Tập đoàn có 9 đơn vị hạch toán phụ thuộc CTM, 10 công ty do CTM nắm giữ 100% vốn điều lệ, 24 công ty do tập đoàn nắm giữ dới 50% vốn điều lệ và 7 đơn vị sự nghiệp.[31] Với quy mô lớn nh vậy, các TĐKT thu hút đợc lợng lao động rất lớn so với các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế quốc dân. Hiện nay Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã có 116.000 lao động với tổng mức lơng hàng năm lên tới trên 3.000 tỷ đồng, thu nhập bình quân của ngời lao động đạt 2,2 triệu đồng/tháng. Đây là nguồn thu nhập để lu thông vào đời sống và xã hội. Trong khi đó, hiện nay toàn ngành dệt may có trên 2 triệu lao động với thu nhập bình quân đạt 2 triệu đồng/tháng.[42]

Theo đánh giá của Bộ Công Thơng, từ khi thí điểm thành lập (năm 2005) đến nay, nhìn về tổng thể, các tập đoàn hoạt động đều ổn định, tăng trởng cao, đáp ứng đợc yêu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ngời tiêu dùng, xuất khẩu, phát huy đợc sức mạnh tổng thể, đặc biệt đã góp phần quan trọng vào bình ổn giá cả, chống lạm phát và ổn định kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w