Quan điểm và định hớng đối với việc phát triển Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn tớ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM (Trang 65 - 69)

Triển vọng và một số giải pháp phát triển Tập đoàn kinh tế Việt Nam trong thời gian tớ

3.1. Quan điểm và định hớng đối với việc phát triển Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn tớ

Nam trong giai đoạn tới

3.1.1. Quan điểm

3.1.1.1. Quan điểm về mô hình:

Theo quan điểm của Nhà nớc, sẽ không có mô hình chung cho các Tập đoàn, do đó sẽ không có văn bản nào theo dạng “mẫu” áp dụng cho mọi đối tợng. Đổi mới quản trị trong tập đoàn thông qua việc chuyển đổi tổng công ty nhà nớc trớc đây sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, theo đó chuyển quan hệ trong tập đoàn từ cơ chế hành chính, giao vốn là chủ yếu sang liên kết bằng lợi ích kinh tế, công ty mẹ quan hệ với công ty con với địa vị là nhà đầu t thay cho địa vị là doanh nghiệp cấp trên. Mỗi đơn vị, trên cơ sở đặc điểm ngành nghề, liên kết, cấu trúc... sẽ lựa chọn mô hình phù hợp với bản thân các doanh nghiệp để phát huy sức mạnh và chuẩn mực theo nguyên tắc quốc tế. Dù lựa chọn mô hình nào thì các TCT đợc xây dựng theo mô hình TĐKT cũng cần quán triệt, thống nhất các quan điểm sau:

Về ngành nghề: Trong môi trờng kinh doanh đầy biến động hiện nay, các TĐKT cần không ngừng mở rộng ngành, lĩnh vực kinh doanh nhằm phát huy lợi thế về quy mô, vốn, thơng hiệu và tiềm lực tài chính. Việc lựa chọn các ngành nghề kinh doanh ngoài ngành chính cần xuất phát từ chiến lợc của mỗi tập đoàn nhng nhìn chung, giai đoạn đầu các tập đoàn nên lựa chọn những ngành liên quan đến ngành kinh doanh chính để khai thác các thế mạnh vốn có trên thị trờng. Theo ông Phạm Tuấn Anh, phó vụ trởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp – Văn phòng Chính phủ: “Để đảm bảo các tập đoàn kinh tế nhà nớc tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh chính đã đợc nhà nớc giao, Chính phủ đã quy định công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế nhà nớc và các doanh nghiệp thành viên đợc đăng ký những ngành nghề kinh

doanh theo quy định của pháp luật, nhng phải tập trung đầu t và hoạt động kinh doanh trong các ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan đến ngành nghề chính, và chịu sự giám sát của nhà nớc về việc đầu t, tỷ lệ vốn đầu t và hiệu quả vốn đầu t vào ngành, nghề kinh doanh chính, ngành nghề có liên quan đến ngành nghề chính và ngành nghề không liên quan đến ngành nghề chính. Trờng hợp công ty mẹ trực tiếp hoặc thông qua công ty con kinh doanh các ngành, nghề không liên quan đến ngành nghề chính thì phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh chính, phải sử dụng hoạt động và kết quả kinh doanh của các ngành nghề này để hỗ trợ, phát triển các ngành, nghề kinh doanh chính”.[42]

Về sở hữu: Đa sở hữu là nguyên tắc bắt buộc khi xây dựng các TĐKT. Trớc hết các TĐKT có thể do Nhà nớc sở hữu 100% vốn nhng cần xây dựng lộ trình cổ phần hóa và cam kết thực hiện nhằm thu hút các nguồn lực trong và ngoài nớc, của các thành phần kinh tế khác, dới nhiều hình thức khác nhau, nh liên kết, liên doanh, trở thành công ty con dới dạng công ty t nhân, công ty cổ phần... Các công ty do Nhà nớc sở hữu 100% vốn điều lệ cũng cần đợc chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên để đủ điều kiện hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Bên cạnh đó phải mở rộng các hình thức liên doanh với các thành phần kinh tế trong và ngoài nớc, phát triển từ đơn sở hữu thành đa sở hữu.

Về cấu trúc: Cấu trúc CTM – CTC tỏ ra phù hợp hơn cả trong điều kiện hiện nay của nớc ta. Tuy nhiên đây không phải là yêu cầu bắt buộc với mọi TCT bắt buộc phát triển thành tập đoàn. Việc lựa chọn cấu trúc quan hệ trong nội bộ phải phát huy đợc thế mạnh, tạo điều kiện thực hiện các biện pháp liên kết và đầu t, ra quyết định, giúp cho điều hành hiệu quả và khoa học. Đầu t, phát triển công ty mẹ có thực lực sẽ là cơ sở để công ty này có thể tạo lập các quan hệ liên kết thông qua mua bán, sáp nhập, đầu t vào các thành viên khác, xây dựng mối quan hệ trên cơ sở đầu t, yếu tố cốt lõi liên kết chặt chẽ các thành viên trong mỗi tập đoàn.

3.1.1.2. Quan điểm về liên kết:

Phát triển cả liên kết ngang (cùng ngành) và liên kết dọc (khác ngành) và hỗn hợp (đan xen hai hình thức trên). Các tập đoàn sẽ căn cứ vào chiến lợc phát triển và đặc thù ngành nghề để lựa chọn các liên kết nhằm tăng cờng sức mạnh. Mở rộng đầu t phát triển với sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế khác thông qua việc cổ phần hóa đa số các doanh nghiệp thành viên. Bên cạnh đó, tập đoàn tham gia

đầu t góp vốn với các thành phần kinh tế khác, hình thành thêm nhiều công ty thành viên mới, để thông qua đó phát triển kinh doanh đa ngành, đồng thời thu hút thêm vốn, kinh nghiệm quản lý và các nguồn lực khác của các thành phần kinh tế để đầu t, phát triển và đổi mới phơng thức quản trị doanh nghiệp theo hớng hiện đại, phù hợp với cơ chế thị trờng.

3.1.1.3. Quan điểm về phơng thức thành lập:

Kết hợp cả phơng thức phát triển truyền thông và phơng thức hình thành bởi sự can thiệp của Nhà nớc.

Nh vậy, cần thống nhất quan điểm trong điều kiện hiện nay, đối với các tập đoàn thuộc SHNN, Nhà nớc cần có những can thiệp nhất định, trớc hết nhằm hình thành một số tập đoàn ở những ngành, lĩnh vực chủ chốt, vừa làm vừa rút kinh nghiệm cho các bớc phát triển tiếp theo, đồng thời tích cực tạo lập môi trờng cho các TĐKT tồn tại và phát triển. Với những tiền đề và điều kiện sẵn có của TCTNN, Nhà nớc cần có những biện pháp cụ thể để từng bớc hình thành những TĐKT mạnh theo đúng nghĩa. Đối với các TĐKT t nhân, vai trò tạo lập các tiền đề, điều kiện, trớc hết là tạo lập môi trờng kinh doanh bình đẳng, môi trờng pháp lý minh bạch và dễ dự đoán, tăng cờng đầu t phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội, bên cạnh đó, phát triển đồng bộ các loại thị trờng với các yếu tố cấu thành nên nó. Việc làm này sẽ có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và lớn mạnh của các TĐKT trong thời gian tới ở nớc ta.

3.1.2. Định hớng:

Các TĐKT Việt Nam ra đời nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng các thực thể kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nớc. Để làm đợc điều đó mục tiêu trớc mắt là các TĐKT phải góp phần thúc đẩy tăng trởng kinh tế, nâng cao trình độ quản lý, trình độ công nghệ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động. Chính vì thế, việc hình thành và phát triển các TĐKT ở nớc ta cần quán triệt một số định hớng sau:

- Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, việc phát triển các TĐKT cần xuất phát từ nhu cầu nội tại của bản thân các doanh nghiệp, bằng con đờng kinh tế, chứ không nên gò ép bằng biện pháp hành chính. Nhà nớc chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ,

xúc tiến mà không nên là ngời quyết đinh thành lập tập đoàn, dù là tập đoàn đợc hình thành từ các doanh nghiệp nhà nớc. Xuất phát từ đặc tính cơ bản của TĐKT là sự liên kết kinh tế, nên việc thành lập các TĐKT trớc hết phải tuân thủ nguyên tắc tự nguyện.

- Việc thành lập TĐKT phải nhằm đạt đợc hiệu quả kinh tế – xã hội cao hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, phát huy đợc những u điểm và khắc phục đợc những mặt hạn chế của các TCTNN. Tập trung nguồn lực để hình thành đợc những tổ hợp doanh nghiệp quy mô lớn trong một số ngành, lĩnh vực then chốt cần phát triển, góp phần dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hớng hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới công nghệ, năng suất lao động và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế.

- Việc phát triển TĐKT phải đợc thực hiện dần dần, từng bớc có chọn lọc, không ồ ạt và phù hợp với tiến trình đổi mới chung của nền kinh tế. Phơng hớng chung là xây dựng các tổng công ty nhà nớc đủ mạnh để làm nòng cốt trong những TĐKT lớn, có năng lực cạnh tranh trên thị trờng trong nớc và quốc tế nh: Dầu khí, Điện, Than, Hàng không, Đờng sắt, Hóa chất...

- TĐKT cần đợc hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh, xác định chiến l- ợc, quy hoạch phát triển cũng nh các biện pháp thực hiện nhằm đạt đợc kế hoạch đã đề ra, nhng vẫn phải phù hợp với kế hoạch và chiến lợc phát triển của nền kinh tế quốc dân. Nhà nớc sẽ không can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn.

- Phát triển các TĐKT trong giai đoạn này cần quán triệt quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nớc: Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, Ban chấp hành Trung ơng khóa IX chỉ rõ: “Hình thành một số TĐKT mạnh trên cơ sở các TCTNN, có sự tham gia của các thành phần kinh tế... Thí điểm hình thành các TĐKT trong một số lĩnh vực có điều kiện, có thế mạnh, có khả năng phát triển để cạnh tranh...”.[22] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X tiếp tục nhấn mạnh: “Thúc đẩy việc hình thành một số TĐKT và TCTNN mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có nhiều ngành chính, có nhiều chủ sở hữu, SHNN giữ vai trò chi phối”.[32] Nh vậy, chủ trơng hình thành các TĐKT của nớc ta là không “nóng vội”, để rồi dẫn đến hội chứng thành lập nhiều tập đoàn không cần thiết, kéo theo những bất cập phát sinh.

Thay vào đó, các TĐKT phải đợc u tiên hình thành ở các ngành, lĩnh vực có điều kiện, có thế mạnh sản xuất riêng và sở hữu nhà nớc đóng vai trò chi phối. Một điểm đáng lu ý nữa, đó là chủ trơng của Đảng vẫn chỉ dừng lại ở “thí điểm thành lập” chứ không hình thành, phát triển ồ ạt. Cần tổng kết, rút kinh nghiệm để phát triển các tập đoàn hiệu quả và bền vững. Trớc mắt vẫn chỉ nên giới hạn số lợng các tập đoàn đã đ- ợc thành lập để Nhà nớc có điều kiện đầu t vốn, công nghệ... tạo sức mạnh thực sự để có thể vững vàng cạnh tranh ở cả thị trờng trong nớc, khu vực và quốc tế.

Với điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam hiện nay, để sớm hình thành các TĐKT, cần lấy TCTNN làm nòng cốt, trên cơ sở đó thu hút rộng rãi trên sự tham gia của các thành phần kinh tế trong nớc và các nhà đầu t nớc ngoài, mở rộng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh trên cơ sở ngành chuyên môn chính của tổng công ty. Trong giai đoạn hiện nay, giải pháp này có tính khả thi cao vì kinh tế t nhân trong thời gian qua đã phát triển khá nhanh, nhng về cơ cấu vẫn cha tập trung phát triển vào những ngành kinh tế mũi nhọn, cha tập trung đợc những nguồn lực lớn, tiềm lực cha đủ mạnh và còn phân tán, mức độ tích tụ tập trung cha cao. Bên cạnh đó, trình độ liên kết kinh doanh yếu, cả về kĩ năng cũng nh về tập quá, do đó, nếu để các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế này tự hình thành tập đoàn một cách tự nhiên thì sẽ rất chậm. Hiện nay đã có khá nhiều tập đoàn t nhân ra đời nh: Hòa Phát, Kinh Đô, Tân Hoàng Minh,... nhng sự phát triển của các tập đoàn này cũng cha đủ sức tạo thành những bớc đột phá trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w