GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá nhu cầu sử dụng các sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển của người dân trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 28)

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Cần Thơ nằm giữa đồng bằng sông Cửu Long về phía Tây Sông Hậu, trên trục giao thông thu - bộ quan trọng nối Cần Thơ với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và các vùng của cả nƣớc. Ngày 26/11/2003, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh; trong đó có chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ƣơng và tỉnh Hậu Giang. Nhƣ vậy, hiện nay thành phố Cần Thơ gồm 8 đơn vị hành chính là 4 quận: Ninh Kiều, Bình Thu , Cái Răng, Ô môn và 4 huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt; có 67 đơn vị hành chính phƣờng, xã, thị trấn: 30 phƣờng, 33 xã và 4 thị trấn (Bộ kế hoạch và đầu tƣ, 2011).

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Địa hình thành phố Cần Thơ tƣơng đối bằng phẳng và cao dần từ Bắc xuống Nam. Vùng phía Bắc là vùng trũng nên thƣờng bị ngập úng vào mùa mƣa lũ tháng 9 hàng năm.

3.1.1.3 Khí hậu

Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới - gió mùa. Khí hậu điều hoà dễ chịu, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28ºC, số giờ nắng trung bình cả năm: 2.249,2h. Lƣợng mƣa trung bình năm: 1.600 mm (năm 2000 khoảng 1.911, năm 2004 khoảng 1.416mm). Độ ẩm trung bình năm: 82% - 87% (thay đổi theo các năm).

Gió có 2 hƣớng chính: Hƣớng Đông Bắc: từ tháng 12 đến tháng 4 (mùa khô). Hƣớng Tây Nam: từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa mƣa), Tốc độ gió bình quân 1,8 m/s. Ít bão nhƣng thƣờng có giông, lốc vào mùa mƣa .

Thuận lợi: Chịu ảnh hƣởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm. Các lợi thế này rất thuận lợi cho sinh trƣởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo ra 1 hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất.

Hạn chế: Mùa mƣa thƣờng đi kèm với ngập lũ ảnh hƣởng tới khoảng 50% diện tích toàn thành phố; mùa khô thƣờng đi kèm với việc thiếu nƣớc tƣới, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là khu vực bị ảnh hƣởng của mặn, phèn làm tăng thêm tính thời vụ cũng nhƣ nhu cầu dùng nƣớc không đều giữa các mùa của sản xuất nông nghiệp.

3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

3.1.2.1 Tài nguyên đất

Đƣợc bồi đắp thƣờng xuyên của sông Hậu và các sông khác nên đất đai Cần Thơ tƣơng đối màu mỡ. Diện tích đất phù sa có trên 14,6 vạn ha, chiếm 49,6% diện tích tự nhiên, hình thành một vùng rộng lớn, trải dài từ Thốt Nốt qua Ô Môn đến thành phố Cần Thơ. Ngoài ra Cần Thơ còn một số loại đất khác, trong đó có đất nhiễm mặn ít, đất nhiễm phèn nhƣng không nhiễm mặn. Nhìn chung, khí hậu

và thổ nhƣỡng Cần Thơ rất thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa ngành với nhiều loại cây trồng và vật nuôi.

3.1.2.2 Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn Cần Thơ bƣớc đầu cũng đã tìm thấy một số loại khoáng sản cho phép khai thác quy mô công nghiệp. Than bùn có ở các quận, huyện Ô Môn và Thốt Nốt. Riêng than bùn ở Ô Môn đã có trữ lƣợng 150 nghìn tấn. Sét gạch ngói đã phát hiện đƣợc 3 điểm lớn, chất lƣợng tốt với tầng đất dày 1 – 2 m và tổng trữ lƣợng khoảng 16,8 triệu m3. Cát xây dựng có ở nhiều nơi, tập trung nhất ở cù lao Linh, cù lao Khế. Nƣớc khoáng cũng đã tìm thấy ở một số điểm có độ nóng 420C với lƣu áp 16 lít/s.

3.1.3 Tiềm năng kinh tế

3.1.3.1 Tiềm năng du lịch

Cần Thơ có tiềm năng để phát triển du lịch theo hƣớng du lịch xanh, sinh thái kết hợp với tham quan các di tích văn hoá, lịch sử, nhân văn, phát huy ƣu thế sông nƣớc, miệt vƣờn của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển du lịch theo quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, an dƣỡng của khách du lịch trong và ngoài nƣớc.

3.1.3.2 Những lĩnh vực lợi thế kinh tế

Cần Thơ có khoảng 1.000 ha mặt nƣớc nuôi trồng thu sản, thích hợp với nuôi thu sản nƣớc ngọt, tập trung đầu tƣ khai thác nuôi thu sản nƣớc ngọt để trở thành lĩnh vực có lợi thế trong ngành nông nghiệp của tỉnh. Thời kỳ 2001 - 2005, dự kiến đầu tƣ khai thác ít nhất 40.000 ha mặt nƣớc nuôi thu sản, sản lƣợng nuôi trên 60.000 tấn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và khai thác tối đa năng lực chế biến, nâng kim ngạch xuất khẩu thu sản.

Thành phố Cần Thơ đã và đang khai thác có hiệu quả lợi thế tự nhiên, sinh thái trồng cây ăn quả, tập trung vào các loại cây chủ lực nhƣ xoài, bƣởi, sầu riêng, nhãn, chôm chôm, măng cụt, cam, quýt sạch bệnh. Các quận, huyện của thành phố có thể tập trung đầu tƣ kinh tế vƣờn kết hợp với khai thác du lịch thành thế mạnh gồm Ô Môn, vùng ven và các cồn của thành phố Cần Thơ.

Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh phát triển dựa trên nguồn lao động và nguyên liệu tại chỗ. Cần Thơ đầu tƣ tập trung công nghiệp chế biến, ứng dụng công nghiệp hiện đại để chế biến nông sản phẩm, trong đó chú trọng

công nghiệp sau thu hoạch. Chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế xuất để thu hút đầu tƣ.

3.2 THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM MỸ NGHỆ LÀM TỪ ỐC BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.2.1 Tình hình phát triển các sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển trên địa bàn thành phố Cần Thơ. địa bàn thành phố Cần Thơ.

Ngành thủ công mỹ nghệ làm từ ốc biển ở Việt Nam nói chung là một ngành lâu đời với hệ thống sản phẩm phong phú, đa dạng, mang đầy giá trị thẩm mỹ, nhất là ở những vùng du lịch ven biển, ngành nghề này trở nên vô cùng phổ biến và phát triển. Có thể kể đến đó là các khu du lịch biển Bà Rịa – Vũng Tàu, Mũi Né, Nha Trang, Phan Thiết,… Tuy nhiên, ở thành phố Cần Thơ nói riêng, ngành nghề này vẫn chƣa thật sự phổ biến, và mức độ phát triển vẫn còn nhiều hạn chế. a. Hệ thống cửa hàng 15% 15% 65% 5% Hệ thống cửa hàng bán các sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Siêu thị Nhà sách Cửa hàng quà lƣu niệm Khác

Nguồn: Số liệu khảo sát 2013

Hình 3.2 Hệ thống cửa hàng bán các sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Hiện tại, trên địa bàn thành phố Cần Thơ chƣa có đƣợc nhiều hệ thống cửa hàng bán các sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển. Qua nhìn nhận tổng quát, ở thành phố Cần Thơ bao gồm các siêu thị lớn có bán các sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển đó là: BigC, Vinatex, Maximark, Co.op Mark. Các nhà sách lớn bao gồm: Nhà sách Phƣơng Nam, Fahasha, Tây Đô... Khoảng trên dƣới 20 cửa hàng bán quà lƣu niệm, nhà sách nhỏ lẻ bán các sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển. Tại hầu hết các cửa hàng, các sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển đƣợc bày bán chung với những sản phẩm khác với số lƣợng và mức độ đa dạng của sản phẩm không cao. Duy chỉ có các cửa hàng bán quà lƣu niệm làm từ thủ công mỹ nghệ ở khu vực Bến Ninh Kiều, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ có bán nhiều những sản phẩm này hơn ở những khu vực khác, tuy nhiên, so với một thành phố lớn, và chỉ có vài cửa hàng bán nhiều những sản phẩm này thì chƣa thể gọi là phổ biến.

b. Hệ thống sản phẩm

Tại các cửa hàng bán sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển, các sản phẩm chủ yếu đó là: các loại chuông gió, những bức tƣợng làm từ ốc biển, những vỏ ốc có hình dạng đặc biệt, kích thƣớc lớn, các loại tranh làm từ ốc biển, các loại trang sức bao gồm hoa tai, vòng tay, dây đeo cổ làm từ ốc biển…. Các sản phẩm này đƣợc bày bán với số lƣợng ít và không thực sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Tại các siêu thị, những sản phẩm làm từ ốc biển đƣợc bày bán chủ yếu là chuông gió với những màu sắc nhân tạo, không giữ đƣợc màu sắc tự nhiên của sản phẩm, do đó, đôi khi không thu hút đƣợc ngƣời tiêu dùng. Ở những gian hàng tại các nhà sách có bán nhiều hơn những sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển, với những sản phẩm độc đáo, cầu kỳ hơn. Tuy nhiên, vẫn chƣa có đƣợc sự đa dạng. Tại các cửa hàng bán quà lƣu niệm, một vài nơi có bán các loại trang sức làm từ ốc biển với những màu sắc tự nhiên của vỏ ốc và với thiết kế độc đáo, mang lại nét đặc trƣng cho loại sản phẩm này.

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm

2013

Lợi nhuận của ngành mỹ nghệ làm từ ốc biển trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Đơn vị tính tỉ đồng

Lợi nhuận

Nguồn: Số liệu khảo sát 2013

Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện giá trị lợi nhuận của ngành mỹ nghệ làm từ ốc biển trên địa bàn thành phố Cần Thơ qua các năm.

Nhìn chung, giá trị lợi nhuận từ các mặt hàng thủ công mỹ nghệ làm từ ốc biển từ năm 2010 đến nay đều tăng trƣởng qua các năm. Giá trị lợi nhuận năm 2010 khoảng 1,2 t đồng, năm 2011 tăng lên khoảng 1,5 t đồng, năm 2012 khoảng 1,65 t đồng, và trong vòng 6 tháng đầu năm 2013, giá trị lợi nhuận của ngành hàng này vào khoảng 0,95 t đồng. Tuy giá trị lợi nhuận tăng qua các năm, nhƣng nhìn chung, giá trị lợi nhuận từ ngành mỹ nghệ làm từ ốc biển là thấp so với các ngành khác nói chung, và ngành mỹ nghệ nói riêng ở địa bàn thành phố Cần Thơ. Do đó, trong thời gian tới cần có những giải pháp đúng đắn để ngành mỹ nghệ làm từ ốc biển có thể phát triển tốt với mức lợi nhuận mà ngành mang lại sẽ đƣợc cải thiện đáng kể, giúp vị trí của ngành ngày càng quan trọng hơn trong cơ cấu kinh tế của thành phố Cần Thơ.

Theo nhìn nhận trực tiếp của tác giả, từ năm 2010 trở lại đây, ngày càng xuất hiện nhiều hơn những cửa hàng bán các loại sản phẩm làm từ ốc biển trên địa bàn thành phố Cần Thơ, các loại sản phẩm cũng có phần đa dạng hơn trong những năm gần đây. Đó là một trong những tiến triển tốt của ngành. Tín hiệu này cho thấy, ngƣời dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ đang dần quan tâm nhiều hơn đến những sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển, và những nhà phân phối, những cửa hàng đang ngày càng chú trọng nhiều hơn đến việc phát triển hệ thống buôn bán các sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển tại địa bàn thành phố Cần Thơ.

Tuy nhiên, để tác động và đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng sản phẩm của ngƣời tiêu dùng thì đó là một vấn đề hết sức khó khăn và thách thức.

c. Những hạn chế của ngành hiện tại

- Chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu cụ thể: các sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển tuy đƣợc xuất hiện và bày bán ra thị trƣờng thành phố Cần Thơ từ lâu, nhƣng đến nay vẫn chƣa có đƣợc một thƣơng hiệu cụ thể, chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu mang nét đặc trƣng riêng của ngành. Hầu hết các sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển đều đƣợc bày bán chung với những sản phẩm khác. Trên địa bàn thành phố Cần Thơ chƣa có một cửa hàng nào dành riêng cho các sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển để có thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đa dạng về chủng loại, mẫu mã, giá cả và chất lƣợng, chƣa đáp ứng đủ thị hiếu của ngƣời tiêu dùng.

- Chƣa có cơ sở sản xuất tại chỗ, chủ yếu nhập sản phẩm từ nơi khác:

hiện tại, những sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển ở thành phố Cần Thơ chủ yếu đƣợc nhập về từ nơi khác, với nguồn phân phối chủ yếu là ở thành phố Hồ Chí Minh, thông qua các kênh phân phối trung gian từ nhiều địa điểm, chƣa có đƣợc cơ sở nào sản xuất những sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển trên địa bàn thành phố Cần Thơ, do đó, không thể cung cấp đƣợc những sản phẩm độc đáo theo nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, và hạn chế trong việc quảng bá các sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển.

- Nguồn nguyên liệu khó tìm, vận chuyển xa xôi: nguyên nhân của việc chƣa có cơ sở sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển tại thành phố Cần Thơ cũng là do nguồn nguyên liệu của ngành hàng này không thể tìm thấy tại chỗ, nguồn nguyên liệu phải nhập về từ những vùng ven biển, và là nguồn nguyên liệu tự nhiên, không thể tự điều chế. Trong khi thành phố Cần Thơ là vùng đồng bằng, không giáp biển, và khoảng cách địa lí từ thành phố Cần Thơ đến những tỉnh thành ven biển nhƣ Vũng Tàu, Hà Tiên, Đà Nẵng là khá xa xôi. Để vận chuyển nguyên liệu về đến nơi sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong quá trình vận chuyển, các loại ốc biển sẽ dễ bị nứt, vỡ do va chạm mạnh, chi phí cho việc vận chuyển cũng tƣơng đối lớn.

-Các mẫu mã khó thiết kế vì phụ thuộc vào nguyên liệu tự nhiên: Trong quá trình tạo ra các sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển, khâu thiết kế là vô cùng quan trọng, tuy nhiên, việc thiết kế sẽ gặp nhiều khó khăn khi nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào tự nhiên, phải dựa vào nguyền nguyên liệu có sẵn để thiết kế nên sản phẩm, chứ không thể dựa vào các thiết kế sẵn có để tạo ra nguồn nguyên liệu thích hợp. Do đó, rất khó để tạo ra nhiều sản phẩm làm từ ốc biển đa dạng về mẫu mã, chủng loại và màu sắc.

3.2.2 Những yếu tố tạo nên cơ hội để phát triển các sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển trên địa bàn thành phố Cần Thơ. làm từ ốc biển trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

- Tình hình thắt chặt quản lý vàng của chính phủ: Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tƣ 16 hƣớng dẫn về việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực từ ngày 10 – 7 – 2012, theo đó, hoạt động kinh doanh, mua bán vàng miếng, sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải đƣợc Ngân hàng nhà nƣớc cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (Cổng thông tin điện tử Chính phủ nƣớc CHXHCNVN, 2012). Do đó, việc mua bán, sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ sẽ không còn dễ dàng nhƣ lúc trƣớc, trƣớc tình hình đó, việc tiêu dùng vàng trang sức, mỹ nghệ của ngƣời dân cũng sẽ gặp trở ngại và ngƣời tiêu dùng sẽ có xu hƣớng chuyển sang sử dụng các loại trang sức, sản phẩm mỹ nghệ khác dễ dàng mua bán hơn. Do đó, các sản phẩm trang sức làm từ ốc biển cũng sẽ có cơ hội đƣợc nhiều ngƣời tiêu dùng lựa chọn hơn vì tính tiện lợi, dễ mua bán, dễ sử dụng và thay đổi.

- Sự tiện lợi về giá cả, dễ thay đổi của các sản phẩm trang sức làm từ ốc biển: Các loại trang sức làm từ ốc biển có giá cả không quá đắt so với các sản phẩm trang sức làm từ đá quý, vàng, bạch kim,… Tuy vậy, không có nghĩa là các

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá nhu cầu sử dụng các sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển của người dân trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)