Thông tin về mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá nhu cầu sử dụng các sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển của người dân trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 36 - 40)

Bảng câu hỏi khảo sát bao gồm những thông tin cá nhân về ngƣời dân ở địa bàn thành phố Cần Thơ nhƣ: tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, địa chỉ, số điện thoại. Bên cạnh đó, đề tài còn thu thập những thông tin về những địa điểm mà ngƣời dân đã từng mua các sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển, mục đích sử dụng sản phẩm, và những vấn đề mà ngƣời dân quan tâm khi lựa chọn sản phẩm. Ngoài ra, đề tài còn thu thập những thông tin về nhu cầu sử dụng các sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển của ngƣời dân trong thời gian hiện tại và tƣơng lai.

Ngoài những nội dung trên, đề tài còn thu thập những nhận định của ngƣời dân về ngành mỹ nghệ làm từ ốc biển trên địa bàn thành phố Cần Thơ thông qua 4 yếu tố: sản phẩm, hệ thống phân phối, sự nhận biết sản phẩm, lợi ích của sản phẩm. Qua đó, khách hàng sẽ cho điểm về mức độ đồng ý với những nhận định mà tác giả đã đƣa ra, qua đó, sẽ có những phân tích và đƣa ra những giải pháp phù hợp để phát triển các sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển ở Cần Thơ.

Tác giả tiến hành lấy mẫu nghiên cứu bằng cách phỏng vấn trực tiếp ngƣời dân theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện tại các địa điểm: Siêu thị Coop.Mark, siêu thị BigC bến Ninh Kiều, Chợ An Lạc.

Tổng cộng có 90 mẫu đƣợc phát ra, sau thời gian khoảng 1 tháng tiến hành lấy mẫu thì số mẫu thu về đạt 90 mẫu (100%), tuy nhiên, do cần thiết phải sàng lọc các khách hàng từng sử dụng các sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển để phục vụ mục đích nghiên cứu nên chỉ sử dụng đƣợc 74 mẫu để tiến hành phân tích. Với N= 74, ta có bảng tổng hợp về mẫu thông tin đƣợc nghiên cứu nhƣ sau:

Bảng 4.1: Tổng hợp thông tin mẫu nghiên cứu.

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp tháng 10/2013

Tiêu chí Tần số Tỷ trọng (%) Giới tính Nam 33 45,00 Nữ 41 55,00 Tổng cộng 74 100,00 Độ tuổi Dƣới 18 tuổi 6 8,11 Từ 18 đến 30 tuổi 21 28,38 Từ 31 đến 40 tuổi 28 37,84 Từ 41 tuổi đến 50 tuổi 13 17,57 Trên 50 tuổi 12 16,22 Tổng cộng 74 100,00 Thu nhập (/tháng) Dƣới 1 triệu 6 8,11

Từ 1 triệu đến dƣới 3 triệu 12 16,22 Từ 3 triệu đến dƣới 6 triệu 47 63,51 Từ 6 triệu đến dƣới 10 triệu 9 12,16

Từ 10 triệu trở lên 1 1,35

Tổng cộng 74 100,00

Nghề nghiệp

Công nhân viên chức nhà nƣớc 23 31,08

Làm thuê 17 22,97 Tự kinh doanh 14 18,92 Nghề khác 20 27,03 Tổng cộng 74 100,00 Trình độ học vấn Phổ thông 38 51,35 Trung cấp 3 4,05 Cao đẳng 8 10,81 Đại học 25 33,78 Sau đại học 0 0,00 Tổng cộng 74 100,00 Tình trạng hôn nhân Chƣa kết hôn 24 32,43 Đã kết hôn 47 63,51 Đã ly dị 3 4,05 Khác 0 0,00 Tổng cộng 74 100,00

Trong số 74 ngƣời dân đƣợc phỏng vấn, tác giả nhận thấy số lƣợng nữ nhiều hơn số lƣợng nam (55% nữ), nguyên nhân là do ngƣời nữ có xu hƣớng sử dụng những sản phẩm làm từ ốc biển nhiều hơn những ngƣời nam, đặc biệt là những sản phẩm trang sức làm từ ốc biển chỉ có những ngƣời nữ mới sử dụng, hầu hết những ngƣời nam không có nhu cầu sử dụng sản phẩm này, hoặc là chỉ mua để tặng cho ngƣời khác chứ họ không trực tiếp sử dụng.

Về độ tuổi, đối tƣợng nghiên cứu trọng nhóm tuổi dƣới 18 chiếm số lƣợng ít (6,11 %), nguyên nhân là do đối tƣợng này chủ yếu là học sinh và chƣa có thu nhập, tiền tiêu xài còn phụ thuộc vào gia đình nên hạn chế trong việc tự do mua sắm theo nhu cầu của bản thân, do đó, nhóm đối tƣợng này ít sử dụng những sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển, đây không phải là nhóm đối tƣợng tiềm năng để phát triển những sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển. Nhóm tuổi chiếm t lệ lớn nhất đó là từ 18 đến 40 tuổi (66,22 %). Nhóm tuổi này hầu hết đều đã có đƣợc thu nhập riêng và có khả năng tự chi trả cho việc mua sắm theo nhu cầu của bản thân, mặc khác, đây là nhóm ngƣời trong độ tuổi năng động và có nhiều nhu cầu về các khía cạnh làm đẹp và thẫm mỹ trong cuộc sống hơn là những ngƣời ở độ tuổi trung niên. Đây là nhóm đối tƣợng tiềm năng để có thể phát triển sản phẩm. Nhóm tuổi từ 40 trở lên chiếm 33,79 %, t lệ này chƣa phải là cao, nguyên nhân là do những ngƣời dân trong nhóm tuổi này đã thuộc độ tuổi trung niên, họ tập trung vào các nhu cầu về sức khỏe hơn là các nhu cầu về việc thỏa mãn nhu cầu làm đẹp, tính thẩm mỹ trong cuộc sống, tuy vậy, không phải là họ không có nhu cầu sử dụng các sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển, mà là họ không có nhu cầu cao về các sản phẩm này.

Thu nhập của đối tƣợng nghiên cứu khá đa dạng, tuy nhiên, mức thu nhập chủ yếu của ngƣời dân là từ 3 triệu đến 6 triệu/ tháng (63,51 %). Nhóm đối tƣợng này chủ yếu là công nhân viên chức, những ngƣời làm thuê dƣới hình thức lao động trí óc, buôn bán. Nhóm đối tƣợng có thu nhập thấp, dƣới 3 triệu/ tháng chiếm 24,33 %, nhóm đối tƣợng này chủ yếu gồm những ngƣời làm thuê dƣới hình thức lao động chân tay, tự kinh doanh với hình thức nhỏ lẻ, học sinh, sinh viên. Nhóm đối tƣợng thu nhập trên 6 triệu/tháng chiếm 13,51 %, nhóm đối tƣợng này gồm những ngƣời tự kinh doanh, công nhân viên chức lâu năm. Ở từng mức thu nhập khác nhau, họ sẽ có nhu cầu khác nhau trong việc sản phẩm, mà vấn đề nhạy cảm thƣờng đƣợc nói đến chính là giá cả của sản phẩm. Tùy theo từng nhóm đối tƣợng để có thể phát triển những dòng sản phẩm khác nhau với giá cả phù hợp với từng đối tƣợng, từ đó có thể kích thích nhu cầu của họ.

Bên cạnh đó, trình độ học vấn của đối tƣợng nghiên cứu cũng khá đa dạng, những ngƣời dân đƣợc phỏng vấn có trình độ học vấn chủ yếu là phổ thông (51,35 %) và đại học (33,78 %). Trong quá trình phỏng vấn, tác giả nhận thấy có sự khác nhau về nhận thức nhu cầu ở những ngƣời có trình độ học vấn khác nhau. Những ngƣời có trình độ học vấn ở mức phổ thông thƣờng quan tâm nhiều đến vấn đề giá cả, chất lƣợng của sản phẩm hơn, còn với những ngƣời có trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng và đại học họ quan trọng hơn vấn đề giá trị thẩm mỹ của các sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển, tuy nhiên, cả 2 nhóm này vẫn quan tâm đến những khía cạnh khác nhƣng với mức độ ít hơn những điều vừa đề cập tới. Dựa vào những đặc điểm này để có thể phát triển những dòng sản phẩm phù hợp với từng đối tƣợng.

Tình trạng hôn nhân của các đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu là những ngƣời đã kết hôn (63,51%), với nhóm đối tƣợng này, nhu cầu của họ phụ thuộc nhiều vào gia đình, do đó, có những ảnh hƣởng nhất định tới việc lựa chọn những sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển, họ gặp hạn chế trong vấn đề thoải mái quyết định mua sản phẩm với giá cao vì bị ảnh hƣởng bởi kinh tế gia đình. Những ngƣời chƣa kết hôn chiếm 32,43 %, nhóm ngƣời này có thể thoải mái hơn trong việc lựa chọn mua những sản phẩm theo nhu cầu cá nhân, tuy nhiên đối với đối tƣợng là học sinh, sinh viên thì vẫn gặp nhiều hạn chế do chƣa có đƣợc thu nhập riêng ổn định. Nhóm ngƣời thuộc nhóm đã ly dị chiếm 4,05%, đây là một t lệ nhỏ và tình trạng hôn nhân này không có sự ảnh hƣởng nhiều đến nhu cầu sử dụng sản phẩm của họ, nhóm đối tƣợng này có thể trung hòa giữa nhóm đã kết hôn và chƣa kết hôn.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá nhu cầu sử dụng các sản phẩm mỹ nghệ làm từ ốc biển của người dân trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 36 - 40)