Một số kinh nghiệm chủ yếu

Một phần của tài liệu quá trinh thực hiện chính sách dân tộc của đảng ở tình hòa bình từ 2001 2010 (Trang 108 - 155)

6. Kết cấu luận văn

3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu

Qua nghiên cứu việc lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ Hòa Bình sau 10 năm (2001- 2010) có thế rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu sau:

Một là, quán triệt sâu sắc và nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách dân tộc của Đảng, vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ trương đó, đề ra các chương trình, chỉ thị phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của địa phương, đơn vị.

Hòa Bình là tỉnh miền núi, rất có tiềm năng về đất, rừng, lao động, khí hậu phù hợp với việc trồng cây công nghiệp và cây ăn quả. Nắm rõ được ưu thế này của tỉnh, Đảng bộ Hòa Bình trong việc lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội miền núi và dân tộc đã nhanh chóng thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn những cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh và cho năng suất cao, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu “mùa nào thứ đó”. Một mặt, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng vốn có của tỉnh Hòa Bình, mặt khác nhằm đảm bảo nhu cầu công nghiệp hóa hiện nay, việc

105

phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả sẽ tạo ra nguồn nguyên liệu quý giá cho ngành công nghiệp chế biến. Góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Hòa Bình.

Đảng khẳng định: “miền núi không thể đi lên bằng lương thực, tuy lương thực tại chỗ là rất quan trọng, phải tập trung vào một số vùng có điều kiện thâm canh, tăng năng suất, đạt hiệu quả cao”. Vì thế, Đảng bộ Hòa Bình đã mạnh dạn chuyển diện tích trồng hoa màu, trồng lúa nước năng suất thấp sang trồng cây công nghiệp và cây ăn quả. Thực hiện thâm canh, tăng vụ ở những nơi đất đai phì nhiêu, tưới tiêu bảo đảm.

Là một tỉnh nhiều dân tộc, trình độ phát triển kinh tế thấp, do đó Đảng bộ Hòa Bình đã có một số chính sách ưu đãi nhằm tranh thủ lực lượng khoa học - kỹ thuật, các trung tâm khoa học của nước ngoài, Trung ương, Hà Nội để phục vụ và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình. Đồng thời, Tỉnh ủy Hòa Bình thường xuyên mở các lớp học IPM hướng dẫn bà con phương pháp sản xuất hiệu quả. Có chính sách trợ giá, trợ cước về cây, con giống, thuốc trừ sâu bệnh và phân bón. Cử cán bộ chuyên môn xuống tận cơ sở để hướng dẫn cách làm ăn.

Là tỉnh có tiềm năng về rừng, nhưng đồng bào dân tộc thiểu số sống du canh, du cư cũng nhiều. Điều đó đã đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại vốn rừng. Đảng bộ Hòa Bình đã chủ trương thực hiện bảo vệ rừng gắn với định canh định cư. Đây là một nhiệm vụ có ý nghĩa rất cấp bách đối với một tỉnh miền núi như Hòa Bình. Song, đây là vấn đề cực kỳ lớn, ngoài việc phân loại rừng, tiến hành giao đất khoán rừng cho từng hộ nông dân, lâm trường để rừng thật sự có chủ, Đảng bộ Hòa Bình còn đề ra các dự án kêu gọi vốn đầu tư bên ngoài, giao trách nhiệm cho các ngành và các địa phương phối hợp thực hiện, nhờ vậy, chủ trương trên đã sớm đạt được kết quả đáng phấn khởi.

106

“Giặc đói”, “Giặc dốt” là hai thứ giặc còn tồn tại ở Hòa Bình. Để thanh toán hai thứ giặc này Đảng và Nhà nước đã có chủ trương, chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo và phổ cập giáo dục tiểu học - xóa mù chữ. Đây là những chương trình mang tính chất liên ngành nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, Đảng bộ Hòa Bình đã nhanh chóng đề ra chương trình phù hợp với tình hình của địa phương. Giao cho các cấp ủy Đảng chỉ đạo các đoàn thể, coi công tác này là một trong những nội dung chương trình hoạt động của tổ chức mình. Các cấp chính quyền lồng ghép hai chương trình này với nhau bằng những công việc cụ thể, có chỉ tiêu, biện pháp rõ ràng như: chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng lòng hồ sông Đà đã dành trên 500 triệu đồng để xây dựng các lớp tiểu học, đào tạo giáo viên thôn, bản, bồi dưỡng giáo viên dạy lớp ghép, mở các lớp bổ túc văn hóa cho cán bộ và nhân dân, hướng dẫn kỹ thuật trồng cây ăn quả, nuôi cá lồng trên sông Đà.

Những chủ trương, giải pháp Đảng bộ Hòa Bình đề ra phù hợp với lòng dân, được nhân dân hưởng ứng, tin tưởng và đã đạt được kết quả như mong muốn. Đó là một thành công rất lớn của Đảng bộ và đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Hai là, phát huy sức mạnh của toàn dân, tăng cường đoàn kết nội bộ, đoàn kết nhân dân các dân tộc trong tỉnh, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, coi trọng các mô hình điển hình tiên tiến, có tổng kết đánh giá để nhân ra diện rộng trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng.

Hòa Bình là tỉnh nhiều dân tộc, có truyền thống đoàn kết, thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ nhau. Đó là vốn quý của dân tộc, Đảng bộ Hòa Bình đã nhận thức sâu sắc điều này nên đã phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp đó để phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào các dân tộc nói riêng và của cả tỉnh nói chung.

107

Thực hiện mục tiêu “dân giàu, tỉnh mạnh”, là công việc chính của đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, là sự kết hợp, phối hợp chặt chẽ với mặt trận, với các đoàn thể nhân dân, với các ngành, các cấp.

Phải lấy dân làm gốc, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ. Dân phải làm, phải lao động thì dân mới giàu, tỉnh mới mạnh. Song, để dân ý thức được điều đó Đảng bộ Hòa Bình đã giáo dục cho dân hiểu được lao động là cho mình, do đó phải nâng cao tinh thần tự lực, tự cường, phát huy tinh thần tự chủ để làm đủ ăn và làm giàu. Đường lối đúng, chính sách phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, lại phát động được toàn dân tham gia, thì dù khó khăn đến mấy cũng giành được thắng lợi. Thực tiễn 10 năm qua là những bài học sinh động chứng minh điều đó. Đảng bộ Hòa Bình luôn phát động các phong trào thi đua rộng rãi trong quần chúng nhằm phát huy sức mạnh của toàn dân. Phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phổ cập giáo dục trung học – xóa mù chữ, phong trào xóa đói, giảm nghèo… Chính nhờ khí thế thi đua sôi sục mạnh mẽ của hàng vạn đồng bào các dân tộc anh em trong tỉnh mà Hòa Bình đảm bảo không ngừng phát triển đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc.

Ba là, làm tốt công tác giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ động nắm bắt tình hình và giải qiuyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc liên quan đến các dân tộc thiểu số ngay từ cơ sở.

Hòa Bình là tỉnh có địa bàn cơ động chiến lược ở Bắc Bộ, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, là hậu cứ bảo vệ thành phố Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ. Địa hình, địa thế hiểm trở tạo nên lợi thế trong việc xây dựng căn cứ, một thế đất “tiến có thể đánh, lui có thể giữ”. Hơn thế nữa, đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình sống xen kẽ với nhau trên một địa bàn, thậm chí trên một địa bàn nhỏ, cùng có nhiều thành phần dân tộc, với nhiều đơn vị, tổ chức khác nhau, điều

108

này dễ xảy ra các vụ va chạm thông thường, gây mất đoàn kết dân tộc. Do đó, phải kịp thời tìm ra nguyên nhân cụ thể, trên tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau mà giải quyết hợp tình, hợp lý, không để kéo dài, để cho địch lợi dụng, kích động. Không những gây mất đoàn kết, ảnh hưởng đến tình hình chính trị trong tỉnh mà còn có nguy cơ mở rộng ra cả nước, dẫn đến hậu quả khó lường.

Để tạo được lòng tin của đồng bào các dân tộc trong tỉnh đối với sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Đảng bộ Hòa Bình. Đảng bộ đã có giải pháp tạo ra không khí an toàn trong xã hội, để đồng bào yên tâm sản xuất, xử lý nghiêm minh những vụ vi phạm pháp luật để tạo ra sự công bằng trong xã hội, không phân biệt tầng lớp, giai cấp, chức vụ, các thành phần tộc người.

Đảng bộ thường xuyên tuyên truyền và giáo dục tính ưu việt của xã hội xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, Đảng bộ Hòa Bình cũng quan tâm đến việc nâng cao nhận thức về nhiệm vụ quốc phòng và công tác quân sự địa phương ở các cấp, các ngành và toàn dân, tạo ra sức mạnh tổng hợp, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh, nâng cao nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân và bảo vệ chính mình.

Tạo thế chủ động đẩy lùi, ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch, và các yếu tố gây mất ổn định an ninh nông thôn và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương, giữ môi trường ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội.

Đảng bộ Hòa bình đã chỉ đạo công an tỉnh phát động mạnh mẽ, sâu rộng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc: công an tỉnh luôn đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp phong trào và nhân rộng các điển hình tiên tiến

109

trên địa bàn tỉnh; tăng cường triển khai thực hiện các nghị quyết liên tịch, các quy chế, chương trình phối hợp giữa lực lượng công an với các ngành, đoàn thể; thực hiện tốt Nghị định 40/CP của Chính phủ về công an xã, xây dựng, bồi dưỡng kiến thức chính trị, nghiệp vụ cho lực lượng công an xã, bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan, đơn vị vững vàng, đủ sức mạnh hoàn thành nhiệm vụ từ cơ sở.

Bốn là, làm tốt công tác quy hoạch cán bộ nhất là cán bộ người các dân tộc, đánh giá, chọn đúng cán bộ và bố trí sử dụng cán bộ đúng công việc.

Ban chấp hành Đảng bộ Hòa Bình thường xuyên chú trọng hoạch định tốt trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trước mắt cũng như lâu dài. Trí thức hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên chủ chốt ở tỉnh và huyện, nhất là cán bộ, đảng viên là người dân tộc thiểu số, vươn nhanh tới mục tiêu khép kín độ đồng đều về trình độ cán bộ để đủ sức lãnh đạo phong trào quần chúng. Đối với Tỉnh ủy Hòa Bình có quy chế làm việc chặt chẽ, kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo và phân công, phân nhiệm rõ ràng trong Ban chấp hành mà trước hết là Ban thường vụ.

Thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ đi đôi với việc vận dụng hợp lý các chế độ, chính sách đối với cán bộ. Bảo đảm chặt chẽ trong việc tuyển dụng, đánh giá, bổ nhiệm cán bộ tránh được tình trạng “sống lâu lên lão làng”.

Là một Đảng bộ của một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc anh em đang chung sống trên cùng một địa bàn, phong tục tập quán khác nhau, trình độ của đảng viên không đồng đều về văn hóa, lý luận và quản lý kinh tế - xã hội… Để tạo được sự đoàn kết thống nhất trước hết là đoàn kết trong Đảng, phải thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ từ tỉnh đến Đảng bộ cơ sở xã, xóm. Mọi cán bộ, đảng viên phải nói và làm theo Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, tuyệt đối không được nói và làm theo ý muốn chủ quan cá nhân. Phải

110

tự phê bình và phê bình nghiêm túc theo quy định của Điều lệ Đảng. Trong quá trình thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết và Điều lệ Đảng, các cấp ủy phải tiến hành kiểm tra thường xuyên, kịp thời, phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, giáo dục cán bộ, đảng viên, kịp thời ngăn ngừa sự vi phạm kỷ luật của Đảng, bảo đảm cho Đảng bộ luôn trong sạch, vững mạnh. Đặc biệt trong thời kỳ chuyển tiếp như hiện nay.

“Cán bộ nào, phong trào đó”, nhận định này luôn luôn đúng với thực tiễn của Hòa Bình. Nơi nào cấp ủy Đảng, cán bộ lãnh đạo quan tâm, chú ý xây dựng, tổ chức phong trào thi đua thì nơi đó phong trào phát triển mạnh mẽ và vững chắc. Ngược lại, nơi nào cấp ủy và cán bộ lãnh đạo thiếu quan tâm, buông lỏng phong trào thi đua thì nơi đó phong trào phát triển không đồng đều và không vững chắc.

Những bài học kinh nghiệm trên đây là kết quả của 10 năm thực hiện chính sách dân tộc của đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ. Đó là những thành quả đáng tự hào mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình sẽ tiếp tục phát huy trong giai đoạn tiếp theo, để góp phần thực hiện thắng lợi hơn nữa mục tiêu của Đảng là “đưa vùng cao tiến kịp vùng thấp, miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân tộc thiểu số tiến kịp các dân tộc đa số cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội”.

111

KẾT LUẬN

Loài người đã trải qua thế kỷ XX đầy biến động. Nền văn minh đạt đến mức độ phát triển ngày càng cao. Nền tảng tư tưởng và lối sống tiến bộ đang được khẳng định. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ thu được những thành tựu quan trọng. Thế kỷ XXI với nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc, kinh tế tri thức chiếm vị trí ngày càng lớn trong quá trình phát triển. Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan mở ra nhiều cơ hội lớn và thách thức lớn. Trong tình hình đó, chính sách dân tộc là một trong những chính sách lớn của Đảng, nó vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn và mang tính thời sự đối với sự phát triển của cộng đồng dân tộc Việt Nam hiện nay.

Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong Điều 5 có ghi: “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số”. Hòa Bình là một tỉnh miền núi đa dân tộc nên đây cũng là một vấn đề mà Đảng bộ Hòa Bình rất quan tâm.

Là một tỉnh nghèo nhưng Hòa Bình có một bề dày lịch sử đáng tự hào. Trải quan hơn 100 năm (1886 – 1991) xây dựng và bảo vệ quê hương, Hòa Bình chính thức tái lập từ ngày 01/10/1991 cho đến năm 2010 đã hơn 20 năm. Hơn 20 năm đó so với chiều dài của lịch sử tuy ngắn nhưng đó là cả một chặng đường tìm chọn con đường đi lên bằng chính sức lực của đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Đảng bộ tỉnh Hòa Bình.

Việc nghiên cứu, tìm hiểu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng giai đoạn 2001 – 2010, những năm đầu của thế kỷ XXI sẽ góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu lịch sử quê hương Hòa Bình nói chung, lịch sử Đảng bộ Hòa Bình nói riêng.

112

Mười năm đầu sau khi tỉnh Hòa Bình được tái lập, trực tiếp lãnh đạo đồng bào các dân tộc địa phương mình, Đảng bộ Hòa Bình đã kế thừa những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ Hà Sơn Bình để vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo vào điều kiện cụ thể của một tỉnh miền núi, làm cho tỉnh Hòa

Một phần của tài liệu quá trinh thực hiện chính sách dân tộc của đảng ở tình hòa bình từ 2001 2010 (Trang 108 - 155)