Thực hiện Chương trình cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ

Một phần của tài liệu quá trinh thực hiện chính sách dân tộc của đảng ở tình hòa bình từ 2001 2010 (Trang 84 - 87)

6. Kết cấu luận văn

2.2.2.Thực hiện Chương trình cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ

Dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2007 – 2010

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 05/03/2007 về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc

81

thiểu số đặc biệt khó khăn, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Văn bản số 1616/UBND-DA ngày 06/9/2007 chỉ đạo việc thực hiện Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong quá trình quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, giao Ban Dân tộc tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện báo cáo UBND tỉnh.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Ban Dân tộc đã chủ động tham mưu xây dựng văn bản hướng dẫn về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh, quy định chức năng, nhiệm vụ của từng ngành có liên quan và ủy ban nhân dân các cấp, quy định đối tượng, điều kiện, hình thức, thời hạn, mức vay vốn cho từng hộ, đồng thời chủ động phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, các sở, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố điều tra rà soát đối tượng thụ hưởng và nhu cầu vay vốn, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban dân tộc làm cơ sở phân bổ nguồn vốn đến các huyện, thành phố thực hiện.

Đối với cấp xã và thôn bản đã phân công tổ chức, cá nhân trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn các hộ gia đình lập phương án sản xuất, hướng dẫn cách làm ăn. Chỉ đạo Ban Chỉ đạo xoá đói giảm nghèo xã phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội giám sát việc bình xét đối tượng, hỗ trợ Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc cho vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay.

Công tác quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tuyên truyền chính sách trên địa bàn tỉnh được các cấp, các ngành quan tâm. Đặc biệt chính sách đã được đưa vào nội dung bài giảng đối với lớp tập huấn cho nhóm cộng đồng và người dân thuộc Chương trình 135 để người dân biết và hiểu được nội dung của chính sách.

82

Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách có sự tham gia phối hợp của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội như: Mặt trận, Đoàn thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, Cựu Chiến binh với Ngân Hàng chính sách xã hội từ tỉnh đến cơ sở đối với công tác vận động, hướng dẫn giúp các hộ đợc vay vốn sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, có hiệu quả.

Theo số liệu báo cáo điều tra, rà soát của Ủy ban nhân dân các Huyện, Thành phố năm 2007, tổng số hộ dân tộc thiểu số nghèo trên toàn tỉnh là 42.423 hộ, trong đó số hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn thuộc diện được vay vốn phát triển sản xuất theo Quyết định số 32 là: 9.690 hộ. Từ năm 2007 đến năm 2010, tổng số hộ đã được vay vốn là 667 hộ, còn lại 9.023 hộ chưa được vay vốn, tổng kế hoạch giao thực hiện qua 3 năm là 5,8 tỷ đồng [72].

Về kết quả thu hồi vốn và xử lý rủi ro: Đến năm 2010, chính sách mới thực hiện được 3 năm, vẫn đang trong thời hạn cho vay (5 năm), do đó trên địa bàn tỉnh Hòa Bình chưa thực hiện việc thu hồi vốn vay và đến thời điểm báo cáo chưa có hộ nào gặp trường hợp rủi ro ngoài ý muốn trong quá trình sản xuất phải xử lý rủi ro.

Về kết quả chi tiết sử dụng vốn vay: Chính sách vay vốn phát triển sản xuất theo Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình chủ yếu cho các hộ vay vốn theo hình thức cá nhân không qua tổ chức nhóm, để phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà….

Có thể thấy, cùng với Chương trình 135, Chính sách cho vay vốn hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định 32 của Thủ tướng chính phủ từ năm 2007 đến năm 2010 đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo người dân, góp phần động viên, khích lệ tinh thần nhân dân tích cực tích cực hơn trong sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống và sớm thoát nghèo.

83

Chương trình có sự phối hợp tổ chức, quản lý, chỉ đạo triển khai và kiểm tra đánh giá sát sao về chính sách giữa cơ quan làm công tác dân tộc với các sở, ngành có liên quan và Ngân hàng Chính sách xã hội. Thực hiện nhiệm vụ Ủy ban nhân dân tỉnh giao, Ban Dân tộc đã lồng ghép việc kiểm tra, giám sát, chỉ đạo thực hiện chính sách với các chương trình, chính sách khác trên địa bàn tỉnh; Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách được các cấp, các ngành quan tâm, giúp người dân hiểu được ý nghĩa, mục đích của nguồn vốn được vay để phát triển sản xuất; Công tác tổ chức bình xét các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn vay vốn bằng cách tiến hành bình xét từ cơ sở thôn, bản công khai, dân chủ, có biên bản kèm theo danh sách hộ của từng xã dưới sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân xã, xếp loại thứ tự ưu tiên những hộ khó khăn hơn được vay vốn trước, Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt trình Ủy ban nhân dân tỉnh, hàng năm có rà soát, phân loại hoặc bổ sung đối tượng.

Hiệu quả của nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất do Chính sách vay vốn mang lại là vô cùng thiết thực, người vay vốn đầu tư đúng mục đích, phù hợp với điều kiện sản xuất của hộ gia đình. Từ đó góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế chung của tỉnh.

Một phần của tài liệu quá trinh thực hiện chính sách dân tộc của đảng ở tình hòa bình từ 2001 2010 (Trang 84 - 87)