6. Kết cấu luận văn
1.2.2. Đảng bộ tỉnh Hòa Bình chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm
2001 đến năm 2005
1.2.2.1. Phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc
Về sản xuất nông nghiệp: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình
lần thứ XIII xác định: “Phát huy lợi thế của từng vùng chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa và phát triển bền vững gắn liền với thâm canh tăng vụ, thanh toán ruộng một vụ, mở rộng diện tích vụ đông. Phát triển vùng nguyên liệu tập trung phục vụ chế biến và xuất khẩu. Gắn sản xuất với thị trường, khai thác thị trường tại chỗ song song với việc vươn ra thị trường bên ngoài. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP nông, lâm, ngư nghiệp bình quân đạt 5 – 5,5%/năm” [14; 59].
Đối với cây lương thực: Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ trên diện tích đảm bảo tưới tiêu, để ổn định diện tích trồng lúa khoảng 40.000 ha, mở rộng tăng vụ màu. Đến năm 2005, phấn đấu đạt 25 vạn tấn lương thực trở lên. Bảo đảm an ninh lương thực, xóa đói giáp hạt hàng năm.
35
Đối với cây công nghiệp ngắn ngày, Văn kiện Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII chỉ rõ: Vùng mía mở rộng diện tích theo hướng khai thác đất đồi, đến năm 2005 lên 7.500 ha. Đối với cây công nghiệp dài ngày: Mở rộng diện tích chè 3000 đến 3.500 ha tập trung ở các huyện Lương Sơn, Lạc Sơn, Yên Thủy và Lạc Thủy. Hình thành vùng chè tuyết 500 ha tại hai huyện Mai Châu, Đà Bắc;
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi cũng là một thế mạnh của tỉnh, Đảng bộ chủ trương: “Phát triển chăn nuôi, coi trọng cả về số lượng và chất lượng... Đẩy mạnh nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt. Trong những năm tới phát triển chăn nuôi bò sữa ở Lương Sơn, Kỳ Sơn và Thị xã Hòa Bình. Nuôi dê sữa ở Lạc thủy và ở những nơi có điều kiện. Quản lý khai thác, đánh bắt hợp lý nguồn thủy sản hồ Sông Đà và các hồ trong tỉnh” [14; 59 – 61].
Thực hiện chủ trương của Đảng bộ được đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XIII về phát triển sản xuất nông nghiệp , trong giai đoạn 2001 – 2005, tốc đô ̣ tăng trưởng bình qu ân của ngành nông nghiê ̣p đạt 5,2%/năm, sản lượng lương thực cây (có hạt) tăng 9%/năm, đàn gia súc , gia cầm tăng 3 - 4%/năm. Kết quả này đã tạo động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần mang lại diện mạo mới cho nông thôn Hoà Bình.
Từ năm 2001 đến năm 2005, sản xuất lương thực trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có bước phát triển vượt bâ ̣c: tổng sản lượng lương thực (có hạt) năm 2005 tăng 43% so với năm 2001. Đạt được kết quả n ày trước hết là do các địa phương đã tích cực chỉ đạo đồng bào các dân tộc gieo trồng đúng thời vụ, đẩy ma ̣nh pho ng trào thi đua thâm canh , tăng năng suất , phòng trừ sâu bê ̣nh, điển hình là vùng cao các xã : Kim Bôi, Lương Sơn, Lạc Sơn,... Viê ̣c đưa những giống mới , giống có năng suất cao vào sản xuất được nông dân tích cực thực hiê ̣n . Những địa phương có phong trào sử dụng giống lúa mới đa ̣t khá như: Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, Đà Bắc,...
36
Bên ca ̣nh đó , viê ̣c thực hiê ̣n nhiều chính sách đồng bô ̣ hỗ trợ cho đồng bào dân tộc như trơ ̣ giá giống , cước vâ ̣n chuyển phân bón, cho người nghèo vay vốn với lãi suất thấp để đầu tư sản xuất , thâ ̣m chí các huyê ̣n Kim Bôi , Lạc Sơn, Lạc Thuỷ còn trích ngân sách trợ giá giống cây , con mới cho nông dân , hỗ trơ ̣ tiền xăng dầu chống ha ̣n , chống úng đ ã khích lệ nông dân phấn khởi thi đua lao đô ̣ng sản xuất .
Công tác khuyến nông , khuyến lâm cũng được chú tro ̣ng . Hệ thống khuyến nông đã phá t triển tới các xã , thôn, bản, khuyến khích đồng bào các dân tộc thiểu số tích cực phát triển sản xuất. Phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình có chuyển biến đáng kể, nhiều nơi đã chuyển ruộng 1 vụ lúa bấp bênh sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, có thu nhập cao hơn. Cây mía, dưa hấu đã hình thành những vùng tập trung, cây mía tím đã trở thành cây đặc sản của tỉnh Hòa Bình.
Trong chăn nuôi , nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã ma ̣nh da ̣n đưa những giống mới vào như chăn nuôi bò sữa , cải tạo đàn bò vàng ở Lương Sơn; nuôi dê lai hướng t hịt, sữa như dê Bách Thảo ở Lạc Thuỷ, Kim Bôi, Yên Thuỷ... Mô ̣t số hô ̣ gia đình nhờ phát triển chăn nuôi đã có thu nhâ ̣p khá (60 - 70 triệu đồng /năm) như hô ̣ gia đình ông Thuâ ̣n (Yên Thượng - Cao Phong), chị Hương (Chiềng Châu - Mai Châu), ông Đi ̣nh (Tiến Sơn - Lương Sơn).
Nhờ chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế , chuyển đổi cơ cấu cây trồng , vâ ̣t nuôi, nên giá tri ̣ sản xuất nông - lâm - ngư nghiê ̣p ngày càn g tăng, năm 2005 đa ̣t 1.284 tỷ đồng, tăng 16,8% so vớ i năm 2001. Đời sống của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình , nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn đươ ̣c cải thiê ̣n , góp phần thúc đẩy công cuộ c công nghiê ̣p hoá , hiê ̣n đại hoá của tỉnh.
Về công tác bảo vệ rừng: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Hòa Bình lần thứ
37
các diện tích hiện có. Trồng mới ở diện tích đất trống, đồi trọc, đất phòng hộ. Cây trồng tập trung là luồng, tre giống mới và cây keo để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến... Phấn đấu đến năm 2005 nâng độ che phủ rừng lên 45%” [14; 61].
Thực hiện chủ trương trên, để trồng và bảo vệ rừng tốt, trong 5 năm 2001 - 2005, Đảng bộ Hòa Bình đã tổ chức thực hiện những việc sau:
+ Tạo đủ vốn trung hạn hay dài hạn cho nông dân vay để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, “trồng cây nào phải thâm canh cây đó”. Trồng có kết quả cây ăn quả, cây công nghiệp của gia đình mình, là cơ sở vững chắc tạo ra nguồn thu mới, không phá rừng làm nương, mà có đời sống khá giả, giàu có hơn.
+ Trợ cấp cho hộ tình nguyện thông qua hợp đồng kinh tế bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng tái sinh. Làm tốt công tác bảo vệ không phải hoàn trả số tiền đã trợ cấp, trái lại bảo vệ không tốt, diện tích rừng bảo vệ bị phá, phải hoàn trả lại đủ số tiền cho Nhà nước.
+ Đảng bộ tỉnh Hòa bình coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục việc bảo vệ rừng và lợi ích to lớn, giàu có do trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi con đặc sản thu được để nhân dân các dân tộc tự nguyện chuyển đổi tập quán sản xuất, thực hiện tốt việc bảo vệ rừng.
Trong nghề rừng phải làm rừng như làm vườn, khuyến khích các hộ nhận đất và nhận khoán bảo vệ rừng, để tổ chức thành vườn rừng, trại rừng. Thực hiện nông, lâm kết hợp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp xen canh trên đất rừng, kết hợp chăn nuôi với trồng trọt, để đất rừng đa dạng, sản phẩm thu được phong phú, đồi núi xanh tươi, tạo ra môi trường xinh thái hài hòa giữa thiên nhiên, chống xói mòn, bảo vệ và bồi bổ đất ngày càng phì nhiêu, màu mỡ và có hiệu quả kinh tế cao.
38
Lực lượng Kiểm lâm vừa làm tham mưu cho ủy ban nhân dân các cấp, vừa là lực lượng nòng cốt, xung kích công tác bảo vệ rừng, Kiểm lâm nhân dân các huyện phối hợp chặt chẽ với nơi có lâm trường, với Ban lâm nghiệp xã, làm quy hoạch khoanh nuôi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng tái sinh, lập bản đồ bảo vệ rừng, kiểm tra xử lý các vụ vi phạm Luật bảo vệ rừng, nơi không có lâm trường, kiểm lâm nhân dân ký hợp đồng kinh tế với các chủ hộ nông dân nhận bảo vệ rừng.
Rừng có liên quan chặt chẽ đến đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, địa bàn cư trú chủ yếu ở vùng núi, vùng cao. Không chỉ đồng bào du canh du cư, mà cả đồng bào định canh định cư, phương thức sinh sống chủ yếu là dựa vào thiên nhiên, khai thác của cải tự nhiên, phá rừng làm nương rẫy, trong khi đó rừng thì có hạn, dân số tănh nhanh, hơn nữa, rừng không chỉ là nơi cung cấp lâm thổ sản mà còn có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái và cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt. Do đó, trước đây đồng bào các dân tộc chưa hiểu được bảo vệ rừng có lợi ích gì nên nạn lửa rừng thường xuyên xảy ra. Nhưng từ khi có các Nghị quyết, Chỉ thị, Pháp lệnh bảo vệ rừng của Đảng và Nhà nước, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình, đồng bào các dân tộc đã thấy được trồng rừng, bảo vệ rừng là ích nước, lợi nhà, nên bà con đã hăng hái thực hiện.
Chính sách định canh định cư: Đi đôi với công tác trồng rừng là chính sách định canh định cư và kinh tế mới. Từ năm 2001 đến năm 2005, các xóm xã thuộc diện định canh định cư trên địa bàn tỉnh tiếp tục được đầu tư hỗ trợ để phát triển kinh tế - xã hội. Tổng số dự án đầu tư là 16 dự án trên địa bàn 25 xã với 119 xóm bản, 5.660 hộ. Tổng kinh phí đầu tư từ 2001 đến 2005 là 8.457 triệu đồng, đầu tư cho các danh mục: Hỗ trợ khai hoang, phục hóa 136 ha, bảo vệ 4.896 ha rừng, trồng và chăm sóc 631 ha
39
chè tuyết, hỗ trợ sản xuất 8.691 hộ trồng lúa lai, ngô lai; hỗ trợ trồng 44 ha cây ăn quả, cây dược liệu… [74].
Được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, sự nỗ lực vươn lên của chính đồng bào thuộc diện vận động định canh định cư, công tác định canh định cư – kinh tế mới trong 5 năm 2001 – 2005 đạt được một số kết quả tốt:
+Về sản xuất không còn tình trạng phá rừng làm nương rẫy, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Đồng bào được hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất, thâm canh tăng năng suất cây trồng vật nuôi.
+ Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thuộc diện đã được cải thiện. Không còn hộ đói kinh niên và đói giáp hạt, tỷ lệ hộ đói nghèo hàng năm giảm từ 5 – 6%, trẻ em đến tuổi đi học được đến trường, người ốm được khám, chữa bệnh.
+ Về cơ sở hạ tầng đã được cải thiện, các công trình hạ tầng thiết yếu như trường học, trạm y tế, thủy lợi, nước sinh hoạt, đường giao thông đã phần nào đáp ứng được nhu cầu cho phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào thuộc diện, thực hiện hỗ trợ khai hoang thêm hàng trăm ha ruộng nước, ruộng màu đưa vào sản xuất góp phần ổn định định canh cho hàng ngàn hộ.
+ Đã có nhiều mô hình xóm bản định canh định cư vững chắc, là những điểm sáng thực hiện công tác định canh định cư như đồng bào Dao: Bản Mít, Rãnh, Ngù huyện Đà Bắc, bản Hang Lờm, Hạ Sơn huyện Kim Bôi; đồng bào Mường bản Xôm huyện Tân Lạc, xã Mường Tuổng huyện Đà Bắc… [74].
Về phát triển công nghiệp và thủ công nghiệp: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII chỉ rõ: Phát triển tiểu thủ công nghiệp gia đình, tổ hợp tác chế biến, mở rộng công nghiệp quy mô nhỏ, khuyến khích các thành
40
phần kinh tế chế biến nông lâm sản thành nước mắm, nước chấm từ cá, từ đậu tương; từ khoai, sắn, ngô, dong riềng, gạo… thành đậu phụ, mì miến, bánh, kẹo; từ bương, tre, bông lau… thành hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, trước mắt đảm bảo đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân các dân tộc trong vùng, khuyến khích phát triển các nghề truyền thống: dệt thổ cẩm, dệt bông, đan lát,…
Thực hiện chủ trương của Đảng bộ, trong những năm 2001 – 2005, ngành công nghiệp và thủ công nghiệp của tỉnh có bước phát triển. Giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp địa phương năm 2005 đạt 59 tỷ đồng, tăng 70% so với năm 2001. Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình, điển hình như đồng bào Thái, Mường, Mông… Nhiều gia đình tăng thu nhập nhờ nghề dệt thổ cẩm như các gia đình ở khu vực Thị trấn Mai Châu, xã Nà Phòn, xã Chiềng Châu, xã Tòng Đậu… thuộc huyện Mai Châu..
Để phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, theo cơ chế mới ở nhiều cơ sở, nhiều loại dịch vụ thương mại được phát triển, mở thêm các chợ mới như Bao La, Co Lương, Vạn Mai, Bãi Sang, Sà Lính… thuộc huyện Mai Châu. Nhờ vậy lưu thông hàng hóa giữa các vùng thuận lợi hơn, cung cấp kịp thời hàng hóa chính sách, giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo.
Nhìn chung, tất cả những thành tựu về phá t triển kinh tế mà nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đa ̣t đươ ̣c trong giai đoa ̣n 2001 - 2005 đã góp phần nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Những thành tựu đó đã và đang được phát huy nhằm ta ̣o đà cho tỉnh phát triển ở mức cao hơn
trong những năm tới . Bước sang giai đoa ̣n mới , Đảng bô ̣ và nhân dân các dân tô ̣c Hoà Bình tiếp tục phát huy nguồn lực , sức ma ̣nh tổng hợp của khối đa ̣i
41
đoàn kết toàn dân tô ̣c , cùng "chung sức , đồng lòng " thực hiê ̣n thắng lợi các mục tiêu, nhiê ̣m vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương giàu đe ̣p , văn minh.
1.2.2.2. Thực hiện Chính sách xóa đói giảm nghèo, Chương trình 135, Chương trình 134
Chủ trương xóa đói giảm nghèo đã được Đảng đề cập đến lần đầu tiên
trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VII, tiếp tục cụ thể hóa chương trình này, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, chủ trương xóa đói giảm nghèo được xác định là một trong những chương trình quốc gia quan trọng.
Thực hiện chủ trương trên, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã triển khai, vận dụng sáng tạo đường lối đó vào tình hình cụ thể của địa phương. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII khẳng định: “Tiếp tục thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, phấn đấu cơ bản xóa xong hộ đói, giảm mạnh hộ nghèo, đến năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10%, nâng dần mức sống các hộ thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo” [14; 71].
Tỉnh Hòa Bình có 214 xã, phường, thị trấn với 174.197 hộ dân. Theo kết quả điều tra năm 2005, số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh là 54.546 hộ, chiếm 31,31%. Trong đó có 102 xã đặc biệt khó khăn và An toàn khu với 66.231 hộ dân, số hộ nghèo là 30.074 hộ, chiếm 45,40% so với các hộ dân trong khu vực và chiếm 55,13% so với tổng số hộ nghèo toàn tỉnh.
Trong 5 năm (2001 – 2005), Chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo và được các cơ quan, Ban, Ngành, đoàn thể cùng đông đảo nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Đến năm 2005, 100% các huyện, thị xã và các cơ sở xã, phường, thị trấn đã có Nghị quyết chuyên đề về xóa đói giảm nghèo
42
và việc làm giai đoạn 2001 – 2005. Các huyện, thị xã thường xuyên chủ động