6. Kết cấu luận văn
2.1. Phương hướng, kế hoạch thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ
tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2010
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng cộng sản Việt Nam (04/2006) đã nhận định: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra trong thời điểm lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Sự nghiệp đổi mới trên đất nước ta đã trải qua 20 năm. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vừa kết thúc 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, cũng là 5 năm đầu tiên của thế kỷ XXI. Nhìn khái quát 20 năm đổi mới chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, đã đưa lại cho đất nước ta một sự thay đổi cơ bản, toàn diện, làm cho thế và lực, uy tín quốc tế của nước ta tăng lên nhiều so với trước.
Trên tinh thần đó, Đại hội đã xác định mục tiêu giai đoạn 2006 – 2010 đó là: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
66
Về chính sách dân tộc, Đảng cộng sản Việt Nam luôn coi vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng khẳng định: “Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng; làm tốt công tác định canh, định cư và xây dựng vùng kinh tế mới. Quy hoạch, phân bổ, sắp xếp lại dân cư, gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số; động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu trong các dân tộc. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trí thức là người dân tộc thiểu số. Cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận. Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc” [25; 121-122].
Hòa trong không khí thi đua sôi nổi của nhân dân cả nước tiến tới thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lầ thứ X của Đảng, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XIV đã diễn ra từ ngày 18 đến ngày 21/12/2005. Đại hội đã tổng kết, kiểm điểm, đánh giá một cách sâu sắc nhiệm kỳ 5 năm qua, làm rõ những mặt đã làm được, những mặt chưa làm được, những tồn tại, yếu kém, rút ra những bài học kinh nghiệm, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, xác định những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng có tính đột phá để đưa tỉnh Hòa Bình tiến nhanh
67
và bền vững trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên cơ sở đó, Đại hội đề ra mục tiêu: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, huy động tối đa các tiềm năng và nguồn lực, phấn đấu đưa tỉnh Hòa Bình cơ bản thoát khỏi tỉnh nghèo vào năm 2010” [15; 7].
Tiếp tục quán triệt thực hiện Nghị quyết số 24 –NQ/TW về Công tác dân tộc được thông qua tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khoá IX) của Đảng, ngày 12/08/2008, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã ban hành Chỉ thị số 29 – CT/TU về việc: Tiếp tục thực hiện Nghị Quyết Trung ương 7 (khóa IX) về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, về công tác dân tộc, công tác tôn giáo”.
Để Chỉ thị đi vào quần chúng và phát huy hiệu quả cao nhất, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ yêu cầu các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở thực hiện tốt một số nội dung sau:
1 - Tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, về công tác dân tộc, công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình mới; phát huy tối đa sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của tỉnh và cả hệ thống chính trị.
2- Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với xoá đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc; phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất. Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các chương trình, dự án, các chính sách của Trung ương, của tỉnh dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Chú trọng phát triển giáo dục, y tế, văn hoá xã hội, nâng cao dân trí vùng đồng bào dân tộc. Làm tốt công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc, đồng bào có đạo; chủ động nắm và
68
xử lý tốt những tình huống phức tạp, cảnh giác trước âm mưu chia rẽ đoàn kết dân tộc, chia rẽ lương giáo; tích cực giải quyết các mâu thuẫn, khiếu kiện trong nội bộ nhân dân, không để xảy ra những “điểm nóng”, về an ninh, trật tự xã hội.
Các địa phương, cơ quan, đơn vị bổ sung các nhiệm vụ vào chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX) sát với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị; phát huy nội lực, tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước.
3- Chăm lo bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, những người có uy
tín, tiêu biểu trong đồng bào dân tộc, tôn giáo bản; thường xuyên nắm chắc tình hình, tâm tư nguyện vọng đồng bào dân tộc, đồng bào có đạo. Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác dân tộc, công tác tôn giáo ở cấp tỉnh, cấp huyện.
4- Ban Dân vận Tỉnh uỷ chủ trì phối hợp với Uỷ ban MTTQ tỉnh, Ban
Dân tộc và Tôn giáo tỉnh tham mưu giúp Ban Thường vụ Tỉnh uỷ theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chỉ thị này ở các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh; hàng năm có báo cáo về Ban Thường vụ Tỉnh uỷ [44].