6. Kết cấu luận văn
2.2.4. Chăm lo bồi dưỡng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số
Ngày từ đầu những năm 1959 - 1960 Tỉnh uỷ Hoà Bình đã hết sức quan tâm đến việc đào tạo đối với con em là người dân tộc thiểu số. Một loạt các
88
trường phổ thông trung học, trường đào tạo nghề, trường Đảng, trường hành chính, trường hợp tác hoá nông nghiêp, trường sư phạm Hoà Bình ... và nhiều truờng nghiệp vụ chuyên ngành khác, hệ thống các trường Phổ thông trung học như: Trường Hoàng Văn Thụ, trường Cù Chính Lan, trường Lê Hồng Phong, trường Thanh Niên Lao Động vừa học vừa làm nay là trường Phổ thông trung học Dân tộc nội trú được thành lập. Trải qua mấy chục năm trưởng thành và phát triển, hệ thống các trường này đã đào tạo ra hàng loạt đội ngũ tri thức cung cấp cho xã hội, nhiều đồng chí đã trở thành lãnh đạo của tỉnh, lãnh đạo các bộ ngành Trung ương.
Thực hiện Quyết định số 40/2006/QĐ - TTg ngày 15 tháng 02 năm
2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức giai đoạn 2006 - 2010; Quyết định số 34/2006/QĐ - TTg ngày 08 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006 - 2010; Quyết định số 28/2007/QĐ - TTg ngày 28 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức khu vực miền núi phía bắc giai đoạn 2007 - 2010. Trong thời gian qua tỉnh đã đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức người dân tộc. Từ năm 2006 đến năm 2010 kết hợp các trường đại học, cao đẳng của Trung ương, tỉnh đã mở đợc 34 lớp đại học tại chức với tổng số 3.120 học viên, có 1.254 học viên đã tốt nghiệp, 8 lớp cao đẳng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ với tổng số 632 học viên, có 248 học viên đã tốt nghiệp, 55 cán bộ công chức viên chức đi học cao học trong đó có 39 công chức là người dân tộc thiểu số.
Cơ sở vật chất các trường được đầu tư ngày một khang trang, hệ thống trường dân tộc nội trú được xây dựng ở tất cả các huyện miền núi của tỉnh, con em là người dân tộc thuộc vùng sâu vùng xa có cơ hội đến trường ngày
89
càng đông thêm, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng cũng tăng dần theo các năm.
* Số học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng qua các thời kỳ:
Từ năm 2006 đến năm 2010 trung bình mỗi năm toàn tỉnh có khoảng 900 sinh viên tốt nghiệp các trường đại học và cao đẳng, tỷ lệ sinh viên là người dân tộc thiểu số tăng dần, chiếm trên 50% toàn tỉnh. Số con em của tỉnh sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng về công tác ở địa phương còn chiếm tỷ lệ ít. Nguyên nhân một phần do chính sách thu hút nhân tài của tỉnh chưa thật sự hấp dẫn, một phần do không bố trí được công việc hợp lý với chuyên môn đào tạo.
Về chất lượng cán bộ xã, phường, thị trấn: Danh mục Toàn tỉnh 3.427 Xã vùng sâu: (Mai Châu - Đà Bắc) 983 ngời
1. Trình độ văn hoá Số lượng
(người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) - Cấp 1 109 3,2 83 9,2 - Cấp 2 1875 54,7 551 62,0 - Cấp 3 1443 42,1 259 29,0
Khoá học Số học sinh thi đỗ vào váo trường Cao đẳng và Đại học (h/s) 2005 – 2006 989 2006 – 2007 1032 2007 – 2008 1346 2008 – 2009 1183 2009 – 2010 1515 2010 – 2011 1777
90 2. Trình độ Chuyên môn - Đại học 44 1,3 0 - Cao đẳng, Trung cấp 540 15,8 65 7,2 - Sơ cấp 346 10,1 66 7,3
- Chưa qua đào tạo 2497 72,8 762 85,0
3. Trình độ Lý luận chính trị
- Cao cấp, cử nhân 4 0,129 2 0,2
- Trung cấp 1165 34,0 250 28,0
- Sơ cấp 857 25,0 211 24,0
- Chưa qua đào tạo 1401 40,9 430 48,0
Đến năm 2010, toàn tỉnh có 214 xã, phường, thị trấn với 3.427 cán bộ, trong đó cán bộ chủ chốt có 812 người. Trình độ đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn nhìn chung còn nhiều hạn chế và bất cập, đa số chưa qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, chủ yếu qua các lớp tập huấn ngắn ngày về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế chuyên môn nghiệp vụ... vẫn còn cán bộ xã trình độ văn hoá cấp I, đặc biệt là các xã vùng sâu tỷ lệ còn 9,2% [73].
Trong những năm 2006 - 2010 tỉnh đã tập trung chăm lo công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cả về chuyên môn và lý luận chính trị, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ tỉnh, huyện và cơ sở, chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ là người dân tộc ở các xã vùng sâu của tỉnh được thể hiện bằng các chính sách xét tuyển con em dân tộc vào các trường phổ thông dân tộc nội trú, vào các trường dự bị đại học trung ương, hoặc cử tuyển vào các trường Cao đẳng, Đại học...
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được tiến hành thường xuyên và có bước chuyển biến tích cực cả về đối tượng, nội dung và loại hình đào tạo. Tỉnh đã cử trên 300 cán bộ đi đào tạo tập trung chương trình cao cấp và cử nhân chính trị tại phân viện Hà Nội và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; phối hợp với học viện, phân viện Hà Nội mở 3 lớp cao cấp chính trị tại
91
chức cho 305 cán bộ diện tỉnh quản lý. Trường chính trị tỉnh đã mở 43 lớp đào tạo chương trình trung cấp lý luận cho 3.368 cán bộ trong đó trên 50% là cán bộ chủ chốt ở cơ sở.
Tỉnh đã chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh cùng các ngành hữu quan mở một lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, kỹ thuật nghiệp vụ... cho 85 học viên là bộ đội chuẩn bị xuất ngũ nhằm tạo nguồn cho cán bộ các xã nhất là các xã vùng sâu vùng xa.
Hệ thống các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh được củng cố, trường chính trị tỉnh và trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố từng buớc được củng cố về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên, góp phần tích cực vào việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp các ngành trong tỉnh.
Về thực trạng công tác quy hoạch và sử dụng đội ngũ tri thức là người dân tộc thiểu số: Theo kết quả số liệu thống kê năm 2007, tổng số cán
bộ công chức, viên chức toàn tỉnh Hòa Bình là 23.316 người, trong đó số cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 12.065 người, chiếm 51,7%. Đây là đội ngũ tri thức đóng vai trò quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Về độ tuổi: đội ngũ tri thức có độ tuổi từ 35 - 45 chiếm tỷ lệ 46,5%, từ 46 - 55 tuổi chiếm 37,6%, từ 56 tuổi trở lên chiếm 15,78%. Nói chung đội ngũ tri thức trẻ là một thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh [73].
Tuy nhiên cơ cấu phân bổ đội ngũ tri thức còn nhiều bất cập, mất cân đối, công tác đào tạo bồi dưỡng chưa hợp lý, đặc biệt đội ngũ tri thức người dân tộc Mông, Dao chiếm tỷ lệ thấp 0,8%, số tri thức phân bố không đều giữa các ngành nghề và giữa các khu vực trong tỉnh. Chủ yếu tập trung ở thành phố và thị trấn, đây là một khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội đặc biệt đối với các huyện có nhiều xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
92
Lực lượng đội ngũ tri thức có trình độ cao, chuyên gia đầu ngành rất ít chỉ chiếm 0,79%, trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ chỉ chiếm 36% vì vậy việc giải quyết vấn đề đội ngũ tri thức làm công tác nghiên cứu khoa học công nghệ có trình độ cao còn gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó cũng còn có mặt hạn chế, số tri thức được đào tạo chính quy ở các trường đại học chưa qua thực tiễn vì vậy chưa phát huy trí tuệ khả năng sẵn có của đội ngũ tri thức trẻ. Số tri thức nghiên cứu khoa học đa số có tuổi đời cao, có kinh nghiệm công tác và thường xuyên được bồi dưỡng nhng số lượng còn quá ít, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế.
Lực lượng sinh viên ra trường ít có cơ hội, khó tìm việc làm bởi cơ chế chính sách, các cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh chậm phát triển, đây là mâu thuẫn diễn ra trong thực tế, đội ngũ tri thức vừa thừa lại vừa thiếu, thừa cán bộ hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, thiếu cán bộ có năng lực.
Đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số là lực lượng đóng vai trò không nhỏ trên nhiều lĩnh vực trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Hòa Bình. Trong sản xuất Nông – lâm- ngư nghiệp, đội ngũ này đã có nhiều đề tài nghiên cứu đưa vào ứng dụng như: giống ngô lai, lúa lai có năng suất cao đưa vào sản xuất đại trà, triển khai các biện pháp kỹ thuật tổng hợp về bảo vệ thực vật, phân bón, thủy lợi, cơ cấu mùa vụ… góp phần góp phần nâng cao năng xuất lúa trên 50 tạ/ha. Nghiên cứu nhiều mô hình thâm canh tăng vụ trên chân ruộng hai vụ thành 3 vụ với diện tích hàng trăm ha, đã ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ứng dụng các cây công nghiệp, cây ăn quả có múi nhằm phá vỡ thế độc canh cây lương thực tạo vùng sản xuất nông lâm.
Trong lĩnh vực xây dựng – công nghiệp: Đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số đã tham gia nhiều đề tài giải quyết một số vấn đề như: điền tra cơ bản, đánh giá tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy hoạch triển khai các dự án, khai thác sử dụng hợp lý hiệu quả nguồn tài
93
nguyên thiên nhiên, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật cải tiến đổi mới công nghệ, mẫu mã, chất lượng hàng hoá áp dụng các vật liệu mới... các tiến bộ khoa học và công nghệ cũng được nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, điện năng, góp phần mang lại diện mạo mới trong lĩnh vực xây dựng, công nghệ của tỉnh.
Về văn hóa, giáo dục: Đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số đã góp phần vào việc sưu tầm nghiên cứu bảo tồn và phổ biến văn hoá cổ truyền của các dân tộc tỉnh Hoà Bình như xây dựng cuốn sách “Địa chí Hoà Bình”, nghiên cứu văn hoá nhà sàn, sưu tầm và biên soạn các bản nhạc cồng chiêng, các làn điệu dân ca truyền thống. Trong lĩnh vực giáo dục, nơi tập trung đội ngũ tri thức đông đảo của tỉnh, đội ngũ giáo viên không ngừng đẩy mạnh, công tác nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác giảng dạy, đổi mới cải tiến công tác dạy và học, tăng cường trao đổi kinh nghiệm. Những cố gắng đó đã góp phần rất lớn nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh Hoà Bình, hàng năm số lượng học sinh giỏi đạt giải quốc gia và học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đạt tỷ lệ cao.
Lĩnh vực công nghệ thông tin cũng có nhiều đóng góp của đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số. Đội ngũ này đã góp phần triển khai nhiều phần mềm ứng dụng trên các lĩnh vực như quản lý tài chính, quản lý địa giới hành chính, quản lý nhân sự... việc ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyên môn nghiệp vụ đã làm thay đổi về nhận thức và hiệu quả chất lượng công việc góp phần xây dựng một nền hành chính khoa học hiện đại.
Phát huy những kết quả đạt được, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình cần tiếp tục hoàn thiện và bổ sung những chính sách, chế độ và cơ chế quản lý đội ngũ tri thức người dân tộc theo đúng quan điểm của Đảng: Khoa học, công nghệ cùng với giáo dục đào tạo là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhằm khuyến khích động viên đội ngũ trí thức
94
nghiên cứu sáng tạo đóng góp nhiều hơn cho đất nuớc nói chung, tỉnh Hoà Bình nói riêng.
* * *
Nhìn chung, sau 5 năm (2006 – 2010) thực hiện Chính sách dân tộc được quán triệt tại Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XIV, mặc dù còn nhiều khó khăn và hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện, song dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, các sở, ban, ngành liên quan, toàn quân, dân tỉnh Hòa Bình đã chung sức chung lòng thực hiện thắng lợi các chương trình, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế, chính trị, ổn định đời sống. Đặc biệt được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp, nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn trên toàn tỉnh đã cơ bản thoát khỏi đói nghèo; Trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao; Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, chăm lo sức khỏe cho đồng bào dân tộc được củng cố...
Phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc giai đoạn 2006 – 2010, cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình tiếp tục xây dựng Chương trình hành động cụ thể để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện, chủ động huy động, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn, nhất là vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2011-2015, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV.
95
Chương 3
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM