Chủ trương thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Hòa

Một phần của tài liệu quá trinh thực hiện chính sách dân tộc của đảng ở tình hòa bình từ 2001 2010 (Trang 32 - 38)

6. Kết cấu luận văn

1.2.1. Chủ trương thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Hòa

Bình giai đoạn 2001 - 2005

1.2.1. Chủ trương thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2001 - 2005 Bình giai đoạn 2001 - 2005

Cụ thể hóa tư tưởng chiến lược của Đảng về vấn đề dân tộc và phát huy sức mạnh toàn dân tộc được ghi trong Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 7 (khóa IX) vào tháng 1/2003. Hội nghị thông qua Nghị quyết số 24 – NQ/TW về công tác dân tộc. Nghị quyết khẳng định: Đảng ta dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện chính sách dân tộc theo nguyên tắc “bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển” nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Một trong những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là thực hiện bình đẳng giữa con người với con người trong xã hội, xóa bỏ áp bức, bóc lột, cùng nhau sống ấm no, hạnh phúc. Điều này có nghĩa là: các dân tộc anh em trong đất nước ta đều được bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Ở đất nước ta không có kỳ thị dân tộc, không có một dân tộc nào áp bức, bóc lột dân tộc khác; không có dân tộc nào dù đông người hay ít người bị coi là thấp kém… Tất cả mọi dân tộc, mọi người đều có quyền sống trong độc lập, tự do và vươn tới ấm no, hạnh phúc, có quyền giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình. Sự bình đẳng giữa các dân tộc bao hàm cả nghĩa vụ và quyền lợi, về vật chất cũng như về tinh thần. Mỗi thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội…

29

của đất nước, các dân tộc đều được chung hưởng, và mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thiên tai, địch họa, các dân tộc đều cố kết thành một khối vững chắc, cùng chia sẻ, cùng nhau gánh vác, khắc phục và không hề có sự phân biệt nào.

Cơ sở quan trọng nhất để thực hiện sự bình đẳng và cùng tiến bộ giữa các dân tộc là đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đường lối và hệ thống pháp luật đó luôn được củng cố, bổ sung và ngày càng hoàn thiện, được thực hiện nghiêm túc, triệt để.

Tiếp tục sự nỗ lực đó, Đảng, Nhà nước ta từ nhiều năm nay đã vạch ra đường lối phát triển toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, quốc phòng ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội; coi trọng phát triển nguồn nhân lực của đồng bào; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số. Đặc biệt chú ý giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào trong nền văn hóa tiên tiến chung của đất nước.

Nghị quyết số 24 – NQ/TW về công tác dân tộc nêu ra mục tiêu cụ thể đến năm 2010 là: phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống đồng bào các dân tộc; Nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc sức khỏe, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào; Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại chỗ có phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu của địa phương, giữ vững an ninh, quốc phòng ở vùng dân tộc và miền núi. Nghị quyết đã xác định những nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách để thực hiện mục tiêu đó:

+ Đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số, trọng tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

+ Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình phủ sóng phát thanh truyền hình; thực hiện chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở và các

30

chương trình giáo dục miền núi; tăng cường cơ sở khám, chữa bệnh, cán bộ y tế cho các xã, bản, thôn, ấp.

+ Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số.

+ Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, thực hiện tốt chính sách tín ngưỡng và tôn giáo ở vùng dân tộc và miền núi.

+ Đổi mới nội dung, phương hướng công tác dân tộc phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Hòa Bình là một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc anh em (Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông, Hoa…) cùng chung sống từ lâu đời, có tinh thần đoàn kết cùng nhau xây dựng quê hương, đất nước. Là một tỉnh nghèo, trên địa bàn toàn tỉnh có 102 xã đặc biệt khó khăn và ATK đang được Nhà nước đầu tư theo chương trình 135, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội ở những vùng này còn nhiều khó khăn.

Trước năm 2001, công tác dân tộc của tỉnh bên cạnh những thành tựu đạt được, còn tồn tại nhiều hạn chế yếu kém như: Kinh tế ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn chậm phát triển, đời sống đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, tập quán canh tác còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, tiêu thụ rất khó khăn, kinh tế lâm nghiệp chuyển biến chậm, chính sách đối với lâm nghiệp chưa thực sự bảo đảm cho đồng bào sống và gắn bó với nghề rừng; Chất lượng hiệu quả giáo dục và đào tạo ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn thấp, việc đào tạo nghề cho người lao động chưa được quan tâm, công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào ở những vùng này còn gặp nhiều khó khăn. Mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào còn thấp; Hệ thống chính trị cơ sở nhiều nơi còn yếu, đội ngũ cán bộ nhìn chung hạn chế nhiều mặt về trình độ, năng lực.

31

Quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) về công tác dân tộc, để tiếp tục giữ vững những thành quả đã đạt được, khắc phục những yếu kém, Tỉnh ủy Hòa Bình đã xây dựng Chương trình hành động số 212 – CTr/TU ngày 02/5/2003 về công tác dân tộc đến năm 2005 như sau:

 Chương trình 1: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.

 Chương trình 2: Phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo với các giải pháp: Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhất là vùng sâu, vùng cao theo hướng sản xuất hàng hóa; Tiếp tục duy trì và ổn định thành quả của công tác định canh, định cư, giúp bà con có cuộc sống tốt hơn; Thực hiện việc luân chuyển cán bộ, đưa cán bộ có năng lực, các sinh viên tốt nghiệp trung học, đại học về cơ sở, giúp cơ sở xây dựng mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tạo điều kiện giúp bà con phát triển sản xuất, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi;…

 Chương trình 3: Phát triển văn hóa – xã hội với các giải pháp: Tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách, Chỉ thị, Nghị quyết đến các tầng lớp nhân dân nhất là vùng sâu, vùng cao, vùng xa; Củng cố nâng cao chất lượng các trường dân tộc nội trú; Tăng cường dạy nghề, đào tạo nghề, dịch vụ y tế… cho vùng sâu, vùng cao; Đẩy mạnh thực hiện phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

 Chương trình 4: An ninh quốc phòng: Xây dựng phát triển sâu rộng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, giữ vững và đập tan mọi âm mưu chống phá cách mạng của địch; Tăng cường công tác đào tạo cán bộ, giáo dục ý thức quốc phòng cho vùng sâu, vùng cao, vùng dân tộc ít người.

32

 Chương trình 5: Thực hiện dân chủ, phát huy tốt quyền làm chủ của nhân dân. Thực hiện xây dựng quy ước, hương ước ở thôn, bản, cơ quan, đơn vị, phát huy dân chủ trong nhân dân trong khuôn khổ pháp luật quy định [46].

Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước bao giờ cũng xuất phát từ tình hình thực tiễn của cách mạng cả nước trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể. Chính sách dân tộc chỉ mang lại hiệu quả thực sự khi được Đảng bộ các cấp địa phương quán triệt đầy đủ, sâu sắc, tạo nên sự nhất trí cao trong cán bộ, Đảng viên, nhân dân, đồng thời phải được cụ thể hóa bằng các chính sách và biện pháp cụ thể, sát hợp với thực tế của từng địa phương.

Đảng bộ tỉnh đã luôn quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ các ngành, các giới, các cấp, đổi mới tư duy nhận thức về công tác dân tộc trước hết là cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ cấp huyện trở lên. Ngoài các lớp bổ túc văn hóa, Đảng bộ thường xuyên mở thêm các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị và chuyên môn cho cán bộ cấp ủy, cán bộ lãnh đạo các ban, ngành.

Tăng cường đội ngũ cán bộ Đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, có kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân.

Trên cơ sở nâng cao nhận thức về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ đảng viên, từ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ đã họp toàn thể, bàn bạc dân chủ và định ra nội dung, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo cho phù hợp với thực tế địa phương.

Để Nghị quyết của Đảng bộ đi vào cuộc sống, bên cạnh sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng và đảng viên, cần phải đổi mới về công tác cổ động, tuyên truyền để mọi người dân, nhất là dân tộc thiểu số, dân cư sống ở vùng sâu,

33

vùng xa hiểu được những chủ trương, chính sách của Đảng, qua đó thực hiện tốt hơn chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Song song với đổi mới về công tác chính trị, tư tưởng, cần tiến hành đổi mới công tác tổ chức đảm bảo thực hiện chính sách dân tộc.

Do đặc điểm kinh tế, trình độ dân trí thấp, bên cạnh đó các thế lực thù địch đang thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; tác động tiêu cực của cơ chế thị trường nên đòi hỏi hệ thống chính trị trong vùng dân tộc cần phải được tăng cường mạnh mẽ hơn nữa.

Tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể quần chúng ở cơ sở có vai trò to lớn trong việc thực hiện dân chủ và quyền làm chủ của quần chúng, điều hành và quản lý xã hội, phát huy vai trò chủ động và sáng tạo của nhân dân. Việc xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu nhằm tăng cường năng lực thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, đặc biệt là các cơ quan chuyên trách như Chi cục định canh, định cư – kinh tế mới, Ban dân tộc, Bộ phận quản lý chương trình 135. Nếu Đảng, chính quyền cơ sở không đủ mạnh thì những chủ trương, kế hoạch, phương án phát triển tại vùng dân tộc sẽ ít phát huy tác dụng. Giải pháp mang tính then chốt để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng trong vùng dân tộc thiểu số là phải xây dựng, củng cố tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đảm bảo vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị ở địa phương, nâng cao trình độ văn hóa, lý luận cho đội ngũ Đảng viên.

Trong công tác phát triển Đảng, hướng vào các đối tượng trẻ tuổi, có văn hóa, trưởng thành trong phong trào quần chúng, chú trọng các chức danh chủ chốt, kế cận công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể. Chú trọng phát triển đảng viên ở vùng ít đảng viên nhằm phục vụ cho việc thực hiện chính sách dân tộc được tốt hơn. Tổ chức Đảng và đảng viên phải sâu sát thực tiễn, bám

34

sát dân chủ, nắm chắc tình hình kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng ở địa bàn, hiểu sâu sắc tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu của đồng bào, biết xác định nhiệm vụ lãnh đạo, trọng tâm công tác trong từng thời điểm, tập trung các nguồn lực thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng về chính sách dân tộc, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) về công tác dân tộc, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XIII và các Nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, quá trình thực hiện chính sách dân tộc trên điạ bàn tỉnh Hòa Bình đã được tiến hành một cách tích cực, có hiệu quả trên nhiều mặt.

Một phần của tài liệu quá trinh thực hiện chính sách dân tộc của đảng ở tình hòa bình từ 2001 2010 (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)