Tiếp tục thực hiện Chương trình 134

Một phần của tài liệu quá trinh thực hiện chính sách dân tộc của đảng ở tình hòa bình từ 2001 2010 (Trang 87 - 91)

6. Kết cấu luận văn

2.2.3. Tiếp tục thực hiện Chương trình 134

Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiếu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết đinh số 134/2004/QĐ-TTg tiếp tục được thực hiện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình từ 2005 trên phạm vi 210 xã, phường thuộc 10 huyện và 01 thành phố.

Chương trình đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, sự phối kết hợp tốt giữa các sở, ban, ngành của tỉnh và được nhân dân đồng tình hưởng ứng nên đã thu được kết quả tốt. Nguồn vốn của Dự án được đầu tư đúng nội dung, mục tiêu; thực hiện tốt công khai dân chủ

84

ở cơ sở, các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đã mang lại hiệu quả thiết thực, đời sống nhân dân được cải thiện từng bước, tạo điều kiện cho người dân vùng Dự án nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, các dịch vụ xã hội...

Để đánh giá tình hình tổ chức thực hiện các nội dung cũng như hiệu quả mà chính sách đã mang lại nhằm rút kinh nghiệm cho công tác chỉ đạo điều hành, ngày 08/01/2009 Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiếu số nghèo, đời sống khó khăn tỉnh Hoà Bình từ 2005 đến 2008.

Từ năm 2009 - 2010, do chưa có nguồn vốn bổ sung để thực hiện chính sách, nên kết quả thực hiện chính sách giai đoạn 2005 - 2008 và những giải pháp tiếp tục thực hiện chính hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định 1592/QĐ-TTg cụ thể như sau:

Tổng số hộ nghèo có đời sống khó khăn theo tiêu chí 134 cần được hỗ trợ là 18.600 hộ, chiếm tỷ lệ 10,68% trên toàn tỉnh. Trong 4 năm, từ năm 2004 đến năm 2008, chính sách đã thực hiện hỗ trợ với tổng kinh phí là 186.361 triệu đồng, bao gồm:

- Hỗ trợ 14.457 hộ làm nhà ở với mức hỗ trợ 6 triệu đồng/hộ và năm 2007 tăng lên 7,2 triệu đồng/hộ, với số kinh phí là 95.450 triệu đồng (trong đó chưa tính vốn do các Ban, ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội đóng góp, huy động nhân dân đóng góp vật tư, công... và vốn tự có của các đối tượng được thụ hưởng ước đạt 85.000 triệu đồng).

85

- Đầu tư xây dựng 112 công trình nước sinh hoạt tập trung cho các nhóm hộ, cụm dân cư có khó khăn về nước sinh hoạt với số vốn 79.725 triệu đồng.

- Hỗ trợ 12.020 hộ về nước sinh hoạt phân tán đển các hộ xây bể, đào giếng và mua téc đựng nước, với kinh phí: 5.770 triệu đồng.

- Chi phí quản lý cho các cấp: 4.835 triệu đồng.

Có thể thấy, trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình 134, chương trình đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền các cấp; sự tuyên truyền vận động thường xuyên liên tục của các Ban, Ngành, Đoàn thể các cấp; sự đùm bọc, đóng góp rất lớn của gia đình dòng họ và sự tự vươn lên của chính bản thân các hộ được hưởng chính sách. Chương trình 134 đến với các hộ dân tộc thiểu số nghèo, đặc biệt khó khăn thực sự đã đem lại nhiều lợi ích to lớn cho đồng bào, ổn định nơi sinh sống, đảm bảo nước dùng sinh hoạt, góp phần thúc đẩy phát sản xuất, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân các dân tộc thiểu số trên toàn tỉnh.

Tuy nhiên, chương trình 134 mới được thực hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 2005, cũng là giai đoạn khởi đầu nên không tránh khỏi những khó khăn, hạn chế. Do đặc thù của tỉnh là miền núi, đối tượng được hỗ trợ là các hộ dân tộc thiểu số có nhiều đặc điểm khác nhau về phong tục, tập quán, bản sắc văn hoá, điều kiện sinh sống. Phải chọn được ngày, tháng xây dựng hoặc làm nhà có quy mô lớn nên thời gian thi công cần thời gian dài dẫn đến bị kéo dài tiến độ thực hiện. Một số hộ thuộc đối tượng được hỗ trợ nhưng còn trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng chưa có ý thức tự mình vươn lên cũng là một nguyên nhân hạn chế kết quả của chương trình; Kinh phí Trung ương cấp chưa đủ theo nhu cầu của đề án, nhu cầu hỗ trợ nhiều dẫn đến thắc mắc và làm giảm tính hiệu quả của chính sách; Việc đồng loạt triển khai xây

86

dựng trên địa bàn rộng với số lợng lớn cũng làm giảm mức đóng góp, huy động các nguồn lực của cộng đồng để giúp đỡ cho hộ gia đình nghèo.

Trên cơ sở phân tích những khó khăn, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình 134 giai đoạn 2005 – 2008, sau khi rà soát trên toàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Báo cáo về đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt năm 2009 – 2010 của các huyện, thành phố với tổng kinh phí đề nghị tiếp tục đầu tư là 393.587 triệu đồng. Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện Quyết định 1529/QĐ-TTg về tiếp tục thực hiện chính sách 134 như sau:

Về hỗ trợ đất sản xuất: Tổng kinh phí là 301.375 triệu bao gồm: hỗ trợ trực tiếp để tạo đất sản xuất; hỗ trợ mua nông cụ máy móc để làm dịch vụ; hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề; hỗ trợ đi xuất khẩu lao động.

Theo kết quả điều tra và nhu cầu hỗ trợ đất, các địa phương sẽ tự cân đối trong quỹ đất hiện có để cấp cho hộ thiếu đất sản xuất. Trường hợp địa phương còn đất hoang hoá chưa sử dụng thì lập kế hoạch kinh phí để khai hoang tạo quỹ đất cấp cho hộ. Mức hỗ trợ công khai hoang và đền bù hoa màu trên đất áp dụng theo khung giá phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương. Đối với những địa phương không còn quỹ đất thì đề xuất phương án hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề hoặc di dân đến những vùng kinh tế mới theo Quyết định 190/2003/QĐ-TTg ngày 16/09/2003 của Thủ tướng Chính phủ.

Về hỗ trợ đất ở: Việc giải quyết đất ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung gặp rất nhiều khó khăn. Bởi quỹ đất của các địa phương hầu hết đã có mục đích sử dụng. Do vậy để giải quyết vấn đề đất ở cho các hộ còn chưa có đất ở cần thực hiện bằng nhiều hình thức như: Các địa phương tự cân đối trong qũy đất hiện có của địa phương và vận động gia đình, dòng họ, nhượng lại một

87

phần đất hiện có cho các hộ để làm nhà ở, cần phải xây dựng mức giá cho phù hợp với thực tế trên địa bàn.

Về nước sinh hoạt phân tán: Tổng nhu cầu 13.393 hộ với kinh phí 13.393 triệu đồng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có một số huyện như: Mai Châu, Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ về mùa khô nhân dân gặp rất nhiều khó khăn về nước sinh hoạt. Việc hỗ trợ cho các hộ dân xây giếng, bể chứa nước phục vụ về mùa khô là rất cần thiết, song đang gặp phải không ít khó khăn do mức hỗ trợ còn nhiều hạn hẹp. Với mức hỗ trợ hiện nay chỉ xây dựng được những bể chứa nước rất nhỏ, nếu đào giếng thì kinh phí cần gấp nhiều lần. Vì vậy tỉnh đang vận động các cấp các ngành, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp hảo tâm cùng đóng góp để xây dựng các công trình nước phân tán cho các hộ ở những địa bàn còn nhiều khó khăn về nước sinh hoạt.

Đối với công trình nước sinh hoạt tập trung gồm: 73 công trình với kinh phí 73.000 triệu đồng. Nhu cầu về xây dựng các công trình nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh là cần thiết, cần nguồn vốn đầu tư rất lớn. Do vậy rất cần sự quan tâm của Trung ương tạo điều kiện về nguồn vốn để giải quyết cơ bản về tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó tỉnh cũng có chủ trương lồng ghép các nguồn vốn để đáp ứng từng bước nhu cầu xây dựng các công trình cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh của nhân dân. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền vận động nhân dân cùng tham gia đóng góp bằng sức lao động tham gia xây dựng các công trình nước tập trung. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân nâng cao ý thực tự giác, dùng nước sinh hoạt hợp lý và bảo vệ môi trường để bảo vệ tài nguyên nước.

Một phần của tài liệu quá trinh thực hiện chính sách dân tộc của đảng ở tình hòa bình từ 2001 2010 (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)