V. Tài nguyên năng lượng và khoáng sản
Hình 4.3 Tỷ lệ sử dụng nguồn năng lượng thế giới ở các nước khác nhau
Than đá, dầu mỏ và khí đốt,... dần dần sẽ khai thác hết. Việc giải quyết sản xuất năng lượng cho tương lai sẽ bằng cách sử dụng nhiều hơn năng lượng hạt nhân. Dự báo đến năm 2020 năng lượng hạt nhân sẽ chiếm 60 - 65% cấu thành năng lượng của thế giới.
Những nguồn năng lượng mới và sạch như năng lượng Mặt trời, địa nhiệt,... đang bắt đầu được khai thác và sẽ đóng góp vào cấu thành năng lượng của tương lai.
2.2. Tài nguyên năng lượng ở nước ta
Ở nước ta, sau năm 1954 nhất là sau khi đất nước thống nhất, nhu cầu năng lượng cho nền kinh tế ngày càng cao. Ngoài năng lượng cung cấp cho sinh hoạt và đun nấu trong gia đình, năng lượng phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng giao thông vận tải đòi hỏi ngày một nhiều. Việc sử dụng năng lượng ở nước ta được phân ra theo các khu vực như sau:
Cơ cấu năng lượng ở nước ta ngoài phần năng lượng truyền thống là củi, gỗ, than, dầu mỏ,...chúng ta đã xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện, thủy điện. Nhà máy thủy điện Thác Bà có công suất 108 MW; Trị An 400 MW; Hoà Bình 1920 MW; Thác Mơ 150 MW; Sông Hinh 66 MW. Nhà máy thuỷ điện Yali có công suất 690 MW. Tiềm năng thuỷ điện của nước ta rất to lớn. Các nhà máy nhiệt điện quan trọng ở nước ta là Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình và sắp tới là Phù Mỹ.
Thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 2010, ngành năng lượng cần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn năng lượng, khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng sạch, tái tạo. Xây dựng chính sách khuyến khích việc tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu các tác động tiêu cực của ngành năng lượng tới môi
Hạt nhân
23 6 28 7
a: các nước công nghiệpDân dụng b: các nước đang phát triển67%
Công nghiệp 22%
Giao thông 7%
Nông nghiệp và các khu vực khác 4%
trường. Đầu tư công nghệ để giảm thiểu nguồn khí SOx, NOx đối với nhà máy chạy điện, than, dầu diezel qui mô lớn. Áp dụng các công nghệ xử lý chất thải, bảo đảm an toàn trong sản xuất để giảm thiểu sự cố và ô nhiễm môi trường trong khai thác than và dầu khí.
2.3. Các giải pháp về năng lượng của loài người
Các giải pháp về năng lượng của loài người hướng tới một số mục tiêu cơ bản như sau:
- Duy trì lâu dài các nguồn năng lượng của trái đất.
- Hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường trong khai thác và sử dụng năng lượng. Sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng cho phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật.
- Trong điều kiện hiện nay, các dạng năng lượng hóa thạch chủ yếu là ở các nước có công nghiệp phát triển như Mỹ, các nước phương Tây. Do vậy, để giảm tiêu thụ năng lượng hóa thạch là nguồn năng lượng gây tác động mạnh mẽ tới môi trường, các nước công nghiệp cần thay đổi cơ cấu năng lượng, giảm mức độ tiêu thụ năng lượng trên đầu người. Bên cạnh đó, việc đầu tư triển khai công nghệ chống ô nhiễm môi trường trong các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than, dầu có tác động giảm thiểu các chất thải ra môi trường.
- Việc tăng giá năng lượng như giá điện, giá xăng dầu, than cũng có thể là một biện pháp để giảm sự lãng phí năng lượng, khuyến khích đầu tư cho các công nghệ sạch, các dạng năng lượng khác. Đối với các nước đang phát triển, giá điện năng và các loại năng lượng khác thường thấp do được trợ giá hoặc chưa tính đầy đủ đến các thiệt hại môi trường. Việc tăng giá năng lượng phải được thực hiện phù hợp với điều kiện kinh tế của từng quốc gia.
- Tăng cường đầu tư nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái sinh theo hướng hạ giá thành sản xuất sao cho chúng có thể cạnh tranh các nguồn năng lượng truyền thống.