Nguyên nhân sâu xa:

Một phần của tài liệu Bài giảng Môi trường và phát triển (Trang 42 - 44)

- Nâng cao giáo dục và khuyến khích người dân địa phương tham gia bảo vệ và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên Người nghèo cần có đất đai, tài nguyên thiên nhiên và có đủ tiền

Nguyên nhân sâu xa:

1. Tăng dân số: tăng dân số nhanh là một trong những nguyên nhân chính làm suy thoái đa dạng sinh học của Việt Nam. Sự gia tăng dân số đòi hỏi tăng nhu cầu sinh hoạt: lương thực, thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu khác trong khi tài nguyên thì hạn hẹp, nhất là tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp. Hệ quả tất yếu dẫn tới việc mở rộng đất nông nghiệp vào đất rừng và làm suy thoái đa dạng sinh học.

2. Sự di dân: từ những năm 1960, chính phủ đã động viên khoảng 1 triệu người từ vùng đồng bằng lên khai hoang và sinh sống ở vùng núi. Cuộc di dân này đã làm thay đổi sự cân bằng dân số ở miền núi. Từ những năm 1990 đã có nhiều đợt di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ vào các tỉnh phía Nam. Sự di dân đã là nguyên nhân quan trọng của việc tăng dân số Tây Nguyên và đã ảnh hưởng rõ rệt đến đa dạng sinh học vùng này.

3. Sự nghèo đói: với gần 80% dân số ở nông thôn, Việt Nam là một nước phụ thuộc vào nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên. Trong các khu bảo tồn được nghiên cứu, 90% dân địa phương sống dựa vào nông nghiệp và khai thác rừng. Đời sống của họ rất thấp, khoảng trên 50% thuộc diện đói nghèo. Người nghèo không có vốn để đầu tư lâu dài, sản xuất và bảo vệ tài nguyên. Họ bắt buộc phải khai thác, bóc lột ruộng đất của mình, làm cho tài nguyên càng suy thoái một cách nhanh chóng hơn.

4. Chính sách kinh tế vĩ mô: đổi mới đã đem lại một bộ mặt hoàn toàn mới cho kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây về môi trường đã cho thấy sự suy thoái ở mức báo động, đặc biệt là suy thoái đất và hệ sinh thái rừng. Một số chính sách đổi mới có liên quan đến suy thoái đa dạng sinh học như đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao đã là nguyên

nhân làm mất đa dạng sinh học. Lợi nhuận của việc xuất khẩu nông sản đã kích thích cả hai thành phần kinh tế tập thể và tư nhân đầu tư vào việc phá rừng ngập mặn nuôi tôm và mở rộng diện tích trồng cây xuất khẩu. Phần lớn rừng ở Tây Nguyên được khai phá để trồng cà phê, cao su, điều và cây ăn quả xuất khẩu. Bùng nổ xuất khẩu không chí giới hạn ở cà phê và gỗ mà còn cả các động vật hoang dại và các sản phẩm của chúng.

5. Chính sách kinh tế cộng đồng:

- Chính sách sử dụng đất: có vai trò quyết định đến phát triển kinh tế xã hội và đời sống của người dân. Sau thời kỳ hợp tác xã tan rã, để duy trì sự sống, người dân đã phải đầu tư vào mảnh ruộng 5% do hợp tác xã để lại và phải lên rừng khai hoang để chống đói. Đây chính là giai đoạn mà rừng Việt Nam bị hủy hoại.

- Chính sách lâm nghiệp: theo con đường làm ăn tập thể, các nông trường và các lâm trường quốc doanh được thành lập khắp nơi trên cả nước. Một trong những nhiệm vụ của lâm trường là khai thác gỗ theo kế hoạch của nhà nước. Theo số liệu thống kê, hằng năm việc khai thác gỗ đã làm suy thoái 70.000 ha rừng, trong đó có 30.000 ha bị mất trắng.

- Tập quán du canh du cư: trong số 54 dân tộc ở Việt Nam thì có tới 50 dân tộc với khoảng 9 triệu dân có tập quán du canh và do sức ép của gia tăng dân số, du canh trở thành một nguyên nhân quan trọng làm mất rừng, thoái hoá đất và kết quả là tạo ra cả một vùng đất trống đồi trọc như hiện nay.

3. Giá trị của đa dạng sinh học

3.1. Những giá trị kinh tế trực tiếp

Giá trị cho tiêu thụ: bao gồm các sản phẩm tiêu dùng cho cuộc sống hàng ngày như củi đốt và các loại sản phẩm khác cho các mục tiêu sử dụng như tiêu dùng cho gia đình và không xuất hiện ở thị trường trong nước và quốc tế. Ví dụ 80% dân số trên thế giới vẫn dựa vào những dược phẩm mang tính truyền thống lấy từ các loài động thực vật để sử dụng sơ cứu ban đầu khi họ bị nhiễm bệnh. Trên 5.000 loài được dùng cho mục đích chữa bệnh ở Trung Quốc, Việt Nam và khoảng 2.000 loài được dùng tại vùng hạ lưu sông Amazon.

Một trong những nhu cầu không thể thiếu được của con người là protein, nguồn này có thể kiếm được bằng săn bắn các loài động vật hoang dã để lấy thịt. Trên toàn thế giới, 100 triệu tấn cá, chủ yếu là các loài hoang dã được đánh bắt mỗi năm. Phần lớn số cá này được sử dụng ngay tại địa phương.

Giá trị sử dụng cho sản xuất: là giá bán cho các sản phẩm thu lượm được từ thiên nhiên trên thị trường trong nước và ngoài nước. Tại thời điểm hiện nay, gỗ là một trong những sản phẩm bị khai thác nhiều nhất từ rừng thiên nhiên với giá trị lớn hơn 100 tỷ đôla mỗi năm. Những sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ còn có động vật hoang dã, hoa quả, nhựa, dầu, mây và các loại cây thuốc.

Giá trị sử dụng cho sản xuất lớn nhất của nhiều loài là khả năng của các loài đó cung cấp những nguyên vật liệu cho công nghiệp, nông nghiệp và là cơ sở để cải tiến cho các giống cây trồng trong nông nghiệp. Những loài hoang dã có thể có thể dùng như những tác nhân phòng trừ sinh học,...

Thế giới tự nhiên là nguồn vô tận cung cấp những nguồn loại dược phẩm mới. 25% các đơn thuốc ở Mỹ có sử dụng các chế phẩm được điều chế từ cây, cỏ....

3.2. Những giá trị kinh tế gián tiếp.

Những giá trị kinh tế gián tiếp là những khía cạnh khác của đa dạng sinh học như các quá trình xảy ra trong môi trường và các chức năng của hệ sinh thái là những mối lợi không thể đo đếm được và nhiều khi là vô giá.

Khả năng sản xuất của hệ sinh thái: khoảng 40% sức sản xuất của hệ sinh thái trên cạn phục vụ cho cuộc sống của con người. Tương tự như vậy, ở những vùng cửa sông, dãi ven biển là nơi những loài thực vật thuỷ sinh phát triển mạnh, chúng là mắc xích đầu tiên của hàng loạt chuỗi thức ăn tạo thành các hải sản như trai, sò, tôm cua,...

Bảo vệ tài nguyên đất và nước: các quần xã sinh học có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, những hệ sinh thái vùng đệm, để phòng chống lũ lụt và hạn hán cũng như việc duy trì chất lượng nước.

Điều hoà khí hậu: quần xã thực vật có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hoà khí hậu địa phương, khí hậu vùng và ngay cả khí hậu toàn cầu.

Phân huỷ các chất thải: các quần xã sinh học có khả năng phân huỷ các chất ô nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các và các chất thải khác sinh hoạt khác ngày càng gia tăng do các hoạt động của con người.

Những mối quan hệ giữa các loài: nhiều loài có giá trị được con người khai thác, nhưng để tồn tại, các loài này lại phụ thuộc rất nhiều vào các loài hoang dã khác. Nếu những loài hoang dã đó mất đi, sẽ dẫn đến việc mất mát cả những loài có giá trị kinh tế to lớn. Một trong những quan hệ có ý nghĩa kinh tế lớn lao nhất trong các quần xã sinh học là mối quan hệ giữa cây rừng, cây trồng và các sinh vật phân giải sống trong đất, phân huỷ các chất hữu cơ, cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Nghỉ ngơi và du lịch sinh thái: mục đích chính của các hoạt động nghỉ ngơi là việc hưởng thụ mà không làm ảnh hưởng đến thiên nhiên thông qua những hoạt động như đi thám hiểm, chụp ảnh, quan sát chim, thú, câu cá. Du lịch sinh thái là một ngành du lịch không khói đang dần dần lớn mạnh tại nhiều nước đang phát triển, nó mang lại khoảng 12 tỷ đôla/năm trên toàn thế giới. Trước đây khi tình hình xã hội còn ổn định, Ruanda đã biến ngành du lịch xem khỉ đột (Gorilla) trở thành ngành công công nghiệp thu được lợi

nhuận ngoại tệ đứng thứ ba so với các ngành khác. Đầu những năm 1970, người ta ước tính rằng mỗi con sư tử ở Vườn Quốc gia Amboseli của Kenia có thể mang lại 27.000 đôla/năm từ khách du lịch, còn đàn voi mang lại trị giá 610.000 đôla/năm.

Giá trị giáo dục và khoa học: nhiều sách giáo khoa đã biên soạn, nhiều chương trình vô tuyến và phim ảnh đã được xây dựng về chủ đề bảo tồn thiên nhiên với mục đích giáo dục và giải trí. Một số lượng lớn các nhà khoa học chuyên ngành và những người yêu thích sinh thái học đã tham gia các hoạt động quan sát, tìm hiểu thiên nhiên. Các hoạt động này mang lại lợi nhuận kinh tế cho khu vực nơi họ tiến hành nghiên cứu khảo sát, nhưng giá trị thực sự không chỉ có vậy mà còn là khả năng nâng cao kiến thức, tăng cường tính giáo dục và tăng cường vốn sống cho con người.

Một phần của tài liệu Bài giảng Môi trường và phát triển (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w