Bảo vệ môi trường đô thị và khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Bài giảng Môi trường và phát triển (Trang 90 - 91)

IV. Thực trạng môi trường và bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Bảo vệ môi trường đô thị và khu công nghiệp

- Xử lý các cơ sở gây ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn và bụi trong các hoạt động công nghiệp: điều tra, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm nước, không khí, tiếng ồn và bụi công nghiệp. Bảo đảm tất cả các cơ sở công nghiệp đều phải lắp đặt, vận hành các hệ thống xử lý nước thải, khí thải, tiếng ồn đạt tiêu chuẩn môi trường. Áp dụng các công nghệ sạch hơn và công nghệ tiên tiến. Sử dụng các nguồn nhiên liệu ít hoặc không phát thải khí nhà kính trong sản xuất.

- Xử lý chất thải rắn: lập quy hoạch môi trường. Quản lý và xử lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp lớn, các bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, đóng cửa các bãi chôn lấp chất thải rắn không hợp vệ sinh. Tái chế chất thải rắn hữu cơ làm phân bón, thu hồi khí biogas từ các bãi chôn lấp chất thải.

- Xử lý ô nhiễm không khí, tiếng ồn trong các hoạt động giao thông: quy hoạch hợp lý mạng lưới giao thông đô thị. Các phương tiện giao thông phải lắp đặt hệ thống giảm thiểu khí phát thải và lọc bụi theo tiêu chuẩn. Các phương tiện vận tải nguyên vật liệu phải có các thiết bị che chắn bụi.

- Xử lý chất thải bệnh viện: tất cả các bệnh viện ở các thành phố trực thuộc trung ương, các tỉnh có hệ thống xử lý nước thải. Ở các tỉnh phải có lò đốt chất thải tập trung, các bệnh viện tỉnh, bệnh viện trung ương phải có lò đốt chất thải bệnh viện.

- Xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại công nghiệp: Áp dụng bắt buộc các tiêu chuẩn xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại đối với các khu công nghiệp và khu chế xuất. Quy hoạch các bãi chứa, khu xử lý và chôn lấp chất thải rắn và chất thải nguy hại công nghiệp.

- Quy hoạch và quản lý đô thị và khu công nghiệp: đưa quy hoạch môi trường vào trong các quy hoạch phát triển đô thị và khu công nghiệp. Đánh giá tác động môi trường các quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp. Thiết lập hệ thống tổ chức quản lý và quan trắc môi trường các khu công nghiệp. Xây dựng các quy định pháp luật về nhập, chuyển giao công nghệ trong các dự án đầu tư. Xây dựng các chính sách huy động các nguồn lực trong việc bảo vệ môi trường đô thị và khu công nghiệp.

7.8. Giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức môi trường

- Đưa nội dung giáo dục môi trường vào các cấp học: xây dựng chương trình giáo dục môi trường cho các cấp học. Tổ chức việc đưa chương trình và nội dung môi trường vào các cấp học một cách hiệu quả.

- Đào tạo cán bộ khoa học, công nghệ và quản lý môi trường trong và ngoài nước. Đa dạng hóa loại hình đào tạo.

- Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức chính trị-xã hội, các doanh nghiệp và cộng đồng. Tăng cường công cụ truyền thông môi trường và mở rộng phong trào quần chúng bảo vệ môi trường.

- Hợp tác quốc tế: tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ khoa học và quản lý môi trường. Thống nhất chương trình và nội dung đào tạo cán bộ khoa học và quản lý môi trường trong khu vực ASEAN.

7.9. Nghiên cứu khoa học, công nghệ về môi trường

- Lựa chọn các hướng nghiên cứu khoa học, công nghệ môi trường ưu tiên - Hoàn thiện hệ thống mạng lưới quan trắc môi trường các cấp

- Phát triển công nghệ môi trường: chế tạo các thiết bị xử lý, thiết bị quan trắc, phân tích môi trường. Nghiên cứu các công nghệ xử lý chất thải. Nghiên cứu các công nghệ sản xuất sạch hơn, công nghệ tái chế, giảm thiểu ô nhiễm.

- Xây dựng hệ thống cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ về môi trường: thành lập Viện nghiên cứu, Trung tâm, các phòng thí nghiệm về môi trường. Đầu tư và nâng cấp các Viện nghiên cứu, các cơ sở nghiên cứu, các Trung tâm thuộc các ngành, các trường Đại học.

Một phần của tài liệu Bài giảng Môi trường và phát triển (Trang 90 - 91)